4.5 .Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.5.1 .Thảo luận về cấu trúc sở hữu và kiểm soát
Trước khi tiến hành phân tích hồi quy, tác giả phân tích tổng hợp cấu trúc sở hữu và kiểm soát ở Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy cấu trúc sở hữu của các công ty niêm yết ở Việt Nam là sở hữu tập trung, tỷ lệ sở hữu trung bình của cổ đơng kiểm sốt cuối cùng nắm giữ ít nhất 5% quyền kiểm sốt trong cơng ty là trên 34%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ sở hữu ở khu vực Đông Á mà Faccio và cộng sự
(2001) tìm được. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Claessens và cộng sự (2000) cho chín quốc gia trong khu vực Đơng Á, tỷ lệ sở hữu cao cũng có thể được thấy ở Thái Lan, Indonesia, Hong Kong (tỷ lệ tương ứng là 32,84%, 25,61%, 24,3%). Tỷ lệ sở hữu cao nên vấn đề đại diện trong các công ty chủ yếu sẽ là xung đột lợi ích giữa cổ đơng kiểm sốt và cổ đông thiểu số.
Sự khác biệt trong tỷ lệ sở hữu và kiểm soát O/C trung bình ở Việt Nam khơng nhiều (0,933) như kết quả cho khu vực Đông Á (0,746). Sự tách bạch quá lớn trong tỷ lệ sở hữu và kiểm sốt ở Đơng Á là nguyên nhân làm tăng mối lo ngại có sự chiếm đoạt lợi ích từ các cổ đơng kiểm sốt. Tuy nhiên, mức độ tách bạch này cũng có sự khác nhau giữa các nước. Trong Claessens và cộng sự (2000), tỷ lệ O/C cao được tìm thấy ở một số nước như Thái Lan, Philippins, Hong Kong (tỷ lệ tương ứng là 0,941; 0,908; 0,882), trong How và cộng sự (2008), tỷ lệ O/C ở Hong Kong là 0,8982. Tỷ lệ O/C ở Việt Nam cao cho thấy lo ngại động cơ chiếm đoạt của cổ đông kiểm sốt là khơng trầm trọng như các nước trong khu vực. Phân tích thực nghiệm sẽ làm rõ hơn về mối quan hệ này.
Một điểm đáng chú ý là khi truy ngược chuỗi sở hữu để tìm cổ đơng kiểm sốt cuối cùng, tác giả tìm thấy hơn một nửa cơng ty niêm yết ở Việt Nam có cổ đơng kiểm soát cuối cùng là nhà nước (chủ yếu là các tổng công ty nhà nước, các tập đồn kinh tế nhà nước, Cơng ty TNHH MTV thuộc sở hữu nhà nước). Cơng ty gia đình (cổ đơng kiểm sốt cuối cùng là cá nhân hoặc thành viên trong gia đình) cũng là hình thức sở hữu chiếm ưu thế ở Việt Nam 30,96% (ở mức kiểm soát là 10%). So với các nước trong khu vực, tỷ lệ sở hữu nhà nước thấp, tỷ lệ sở hữu gia đình mới là loại hình sở hữu nổi bật ở Đơng Á. Điều này có thể sẽ xảy ra tương tự ở Việt Nam nếu trong vài năm tới, các công ty này được cổ phần hóa hồn tồn.
Để gia tăng quyền kiểm sốt, cổ đơng cuối cùng này có thể kiểm sốt gián tiếp công ty qua cấu trúc sở hữu kim tự tháp, sở hữu chéo, hay củng cố quyền lực của mình khi vừa là cổ đơng kiểm sốt kiêm nhà quản trị hoặc là cổ đơng kiểm sốt duy nhất trong công ty. Tỷ lệ sở hữu kim tự tháp trung bình và tỷ lệ cổ đơng kiểm sốt là duy nhất trong công ty ở Việt Nam không cao như các nước trong khu vực.
Tỷ lệ liên kết nhóm ở Việt Nam chiếm trên 60%, một tỷ lệ khá cao. Theo Faccio (2001) liên kết nhóm ở Đơng Á có thể có tác động tiêu cực khi các cổ đơng kiểm sốt có nhiều khả năng gia tăng lợi ích trong các giao dịch nội bộ của tập đoàn. Khả năng này sẽ được xem xét khi phân tích hồi quy.