Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam theo mô hình camels (Trang 52)

thƣơng Việt Nam

2.3.1. Thành tựu

Dựa trên những nghiên cứu và phân tích đƣợc, bài nghiên cứu đã phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank dựa trên mơ hình 6 yếu tố CAMELS. Việc phân tích và tính tốn các biến dựa vào bài nghiên cứu “A CAMELS analysis of the Indian Banking industry” của Mihir Dash và Annyesha

Das năm 2010. Các yếu tố đƣợc đánh giá và phân tích, đồng thời so sánh với các ngân hàng đối thủ có quy mơ lớn và hoạt động hiệu quả trên thị trƣờng bao gồm: Vietinbank, BIDV, Eximbank, ACB, Kỹ thƣơng, Đông Á…

Theo những kết quả phân tích đạt đƣợc, hoạt động của Vietcombank đƣợc đánh giá chung là khả quan. Qua việc đo lƣờng các yếu tố theo mơ hình, Vietcombank ln đạt đƣợc u cầu đề ra cho các tiêu chí (ví dụ CAR, ROA, ROE, NIM…). Đồng thời, đối với các yếu tố không áp dụng quy định mức phần trăm hay

tỷ lệ trần sàn cho các ngân hàng, thông qua việc đối chiếu kết quả với các ngân hàng cùng ngành, hoạt động của Vietcombank đƣợc đánh giá tốt và là một trong những NHTM hoạt động có hiệu quả nhất. Cụ thể ở một số điểm đánh giá sau:

Thứ nhất, nguồn vốn của Vietcombank qua các năm 2008-2013 ổn định. Tuy

chịu nhiều khó khăn khi vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với các NHTM khác do thiếu cạnh tranh về lãi suất huy động và tình trạng chi ngồi, các hoạt động khuyến mãi, chào mời, ƣu đãi quà tặng… nhƣng việc thu hút vốn nhàn rỗi từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế vẫn ổn định. Nguyên nhân xuất phát từ uy tín thƣơng hiệu của Vietcombank với bề dày hoạt động lâu năm hơn 50 năm thành lập và phát triển, luôn tạo đƣợc nhiều thành công và là một trong những ngân hàng dẫn đầu trên thị trƣờng ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, do xuất thân là ngân hàng quốc doanh, sau khi cổ phần hóa, vốn Nhà nƣớc vẫn chiếm 77,1% tổng cổ phần, Vietcombank có đƣợc nhiều ƣu thế về vốn và tiềm lực tài chính vững mạnh. Điều này tạo tâm lý an tâm đối với không chỉ khách hàng cá nhân yên tâm gửi tiền và sử dụng dịch vụ mà các công ty, tập đồn lớn cũng ln là đối tác tin cậy lâu năm của Vietcombank. Các dịch vụ của Vietcombank ngày càng đa dạng, bao gồm dịch vụ tài khoản, dịch vụ huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu), dịch vụ cho vay (ngắn, trung, dài hạn), dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ chiết khấu chứng từ, dịch vụ thanh toán quốc tế. Các chƣơng trình dịch vụ hỗ trợ cho sản phẩm của ngân hàng dành riêng cho cá nhân và doanh nghiệp vô cùng đa dạng…

Thứ hai, dư nợ cho vay của Vietcombank tăng qua các năm 2008-2013. Trong

giai đoạn này, Vietcombank chủ yếu hoạt động mảng bán buôn, chú trọng đối tƣợng là các công ty, tập đồn, doanh nghiệp… lớn, trong đó, các cơng ty, tập đồn sở hữu vốn Nhà nƣớc ln là các đối tác tin cậy và thƣờng xuyên của Vietcombank. Lợi nhuận từ lãi đóng góp phần lớn trong tổng lợi nhuận qua các năm. Tuy chịu nhiều ảnh hƣởng của cuộc suy thối tồn cầu, nhƣng dƣ nợ của Vietcombank luôn tăng qua các năm. Đây là một trong những điểm khả quan khi đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank qua các năm 2008-2013.

Thứ ba, Vietcombank ln đảm bảo tính thanh khoản cao trên toàn hệ thống.

Trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt chịu ảnh hƣởng của suy thối tồn cầu, hoạt động ngân hàng có nhiều biến động. Việc liên kết, sáp nhập ngân hàng thực hiện theo quyết định tái cơ cấu của NHNN gây nhiều hoang mang đối với bộ phận lớn dân cƣ về tiềm lực tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình biến động này ảnh hƣởng không nhiều đến hoạt động của Vietcombank, ngƣợc lại còn là cơ hội khẳng định đƣợc chất lƣợng hoạt động và tiềm lực tài chính lớn mạnh của Vietcombank. Điều này thể hiện rất rõ ở việc huy động vốn trong nội bộ dân cƣ. Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vẫn tín nhiệm dịch vụ tiền gửi của Vietcombank trong điều kiện lãi suất thiếu cạnh tranh và ít chƣơng trình khuyến mãi, chiêu thị nhƣ ở các NHTM khác thực hiện.

Thứ tư, năng lực quản lý của các cấp lãnh đạo qua các năm 2008-2013 luôn được đánh giá cao. Các chỉ tiêu về tài sản có, lợi nhuận trƣớc và sau thuế qua các

năm đƣợc đánh giá cao khi so sánh với các ngân hàng đối thủ. Ngoài ra, các chỉ tiêu về huy động vốn, cho vay, hoạt động thanh toán trong nƣớc, thanh toán quốc tế… đều tăng thể hiện đƣợc tầm nhìn và chiến lƣợc thích hợp trong từng thời kỳ.

Bên cạnh đó, Vietcombank ln từng bƣớc hồn thiện quy trình bảo mật cơng nghệ thơng nhằm đạt đƣợc chất lƣợng tốt nhất. Điển hình, trong năm 2014, Vietcombank đã đăng ký tham gia và cấp chứng chỉ ISO 27001: 2013 quốc tế về an tồn bảo mật thơng tin nhằm siết chặt hệ thống an tồn bảo mật, có đánh giá và khảo sát từ các chuyên gia nƣớc ngoài.

Việc quản lý nhân sự Vietcombank ngày càng đƣợc tuyển chọn tƣơng đối gắt gao. Tiêu chuẩn chọn lựa nhân viên đầu vào khá cao và ƣu tiên nhiều về khả năng giao tiếp ngoại ngữ. Theo thông tin đƣợc đăng tải trên chuyên mục tuyển dụng của Vietcombank (http://vietcombank.com.vn/Careers/News.aspx), hiện nay, đầu vào nhân viên mới Vietcombank luôn đƣợc tuyển chọn với các yêu cầu: tốt nghiệp Đại học (Chính quy) trở lên, loại Khá trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng tại các trƣờng Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thƣơng, Học viện ngân hàng và tại các trƣờng đại học nƣớc ngồi, có khả năng giao tiếp, có trình độ ngoại

ngữ giỏi, tiếng Anh bằng C trở lên, hoặc các loại chứng chỉ đạt điểm tối thiểu nhƣ: TOEFL-PBT 600 điểm, TOEFL-CBT 220 điểm, TOEFL-IBT 85 điểm, chứng chỉ IELTS 6.5 điểm, hoặc TOEIC 750 điểm, sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng (Word, Excel, PowerPoint), tuổi đời không quá 30 hoặc không quá 35 đối với trƣờng hợp các ứng viên hiện đang giữ vị trí quản lý tại các ngân hàng cổ phần, tổ chức tài chính tín dụng trong và nƣớc ngoài xin ứng tuyển.

Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, trên nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng, Vietcombank liên tục đƣợc các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn và đánh giá là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Đơn vị vinh dự nhận giải thƣởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ Thƣơng mại tốt nhất Việt Nam năm 2013” (Best Trade Bank in Vietnam) của Tạp chí Trade Finance trao tặng. Đây là lần thứ 6 liên tiếp (2008 - 2013) Vietcombank là đại diện duy nhất của Việt Nam nhận giải thƣởng uy tín này; Tạp chí The Banker cơng bố kết quả xếp hạng 1000 ngân hàng đứng đầu thế giới (năm 2013) – Top 1000 World Banks Ranking 2013. Trong đó, Vietcombank xếp hạng thứ 1 Việt Nam và xếp thứ 445/1000 ngân hàng đứng đầu thế giới (tăng 91 bậc so với năm 2012).

2.3.2. Hạn chế

Thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank cao. Tuy nằm trong giới hạn cho

phép, nhƣng tỷ lệ nợ xấu, đặc biệt nợ nhóm 2 của Vietcombank vƣợt trội hơn so với các ngân hàng khác (7,2% vào cuối năm 2013). Tỷ nợ này cao tiềm ẩn rủi ro nợ xấu nhiều dẫn đến việc trích lập dự phịng rủi ro cao ảnh hƣởng đến lợi nhuận giảm trong giai đoạn 2011-2013.

Tỷ lệ nợ cần chú ý cao hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh khác. Điều này là một hạn chế lớn khi đánh giá về chỉ tiêu chất lƣợng tài sản có của Vietcombank. Tuy hầu hết các chỉ tiêu đều đạt chuẩn nhƣng việc nằm trong danh sách dẫn đầu về nợ xấu và nợ cần chú ý gây nhiều ảnh hƣởng đến lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong giai đoạn vừa qua.

Thứ hai, lợi nhuận của Vietcombank có xu hướng giảm, đặc biệt từ năm 2010

dự phòng nợ xấu cao. Đặc biệt, năm 2014 đƣợc xác định là năm tập trung thực hiện cơ chế phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo hƣớng chặt chẽ với các tiêu chuẩn cao hơn. Vietcombank và các NHTM sẽ thực hiện Thơng tƣ 09 từ 1/6/2014, trong đó, áp lực gia tăng trích lập dự phịng là yếu tố khơng tránh khỏi. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay giảm, phần lớn ở các lĩnh vực ƣu tiên do Nhà nƣớc đƣa ra đƣợc áp dụng trần lãi suất cho vay hoặc lãi suất thấp. Do đó, tỷ lệ lãi biên (NIM) giảm làm lợi nhuận giảm. Ngoài ra, tỷ trọng thu nhập từ lãi vẫn còn cao, mặc dù đã định hƣớng gia tăng thu nhập ngoài lãi.

Thứ ba, chiến lược hoạt động của Vietcombank thiếu sự liên kết sâu sắt giữa hai mảng bán buôn và bán lẻ. Tiêu chí hoạt động trong thời gian tới vừa mong muốn giữ chân các khách hàng doanh nghiệp lớn, vừa đẩy mạnh tìm kiếm thêm các khách hàng mới với tầm nhìn năm 2020 là một tập đồn đa năng, hoạt động ở lĩnh vực bán buôn và bán lẻ. Theo sau hƣớng chiến lƣợc này, có nhiều cải cách đƣợc đƣa ra, hƣớng vào đối tƣợng khách hàng cá nhân, với việc đẩy mạnh nhiều sản phẩm từ cho vay, tiền gửi, thanh toán cá nhân, bảo hiểm tiền gửi Bankcassurance... Bên cạnh đó, tiêu chí đề ra vừa muốn đẩy mạnh cho vay khách hàng DNNN (SOE), vừa đẩy mạnh cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cũng mang tính chất chồng chéo. Tuy nhiên, mục tiêu đề ra và những cải cách nhanh, thiếu lộ trình và xoay quanh vấn đề giao chỉ tiêu và đánh giá qua bộ xử lý KPI gây nhiều thắc mắc và tình trạng áp lực cho nhân viên khá lớn.

2.3.3. Nguyên nhân

Thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank cao xuất phát từ nguyên nhân cơ cấu

cho vay của Vietcombank. Trong giai đoạn 2008-2013, cơ cấu cho vay theo đối tƣợng của Vietcombank hƣớng chủ yếu hƣớng đến các khách hàng DNNN có mối quan hệ hợp tác lâu năm. Bình quân các năm, tỷ trọng cho vay đối với các DNNN luôn chiếm tỷ trọng lớn, 47,23% năm 2008, 39,8% năm 2007 và giảm dần đến năm 2013 còn lại 28,4% (theo tổng hợp từ Báo cáo thƣờng niên của Vietcombank năm 2008-2013). Các DNNN có điều kiện dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng do áp lực cấp tín dụng đối với các DNNN. Tuy nhiên, các DNNN một số lĩnh vực hoạt

động kém hiệu quả, gây thất thoát, hoặc đầu tƣ nhiều vào các lĩnh vực tránh ngành nghề (bất động sản, ngân hàng,…) ảnh hƣởng nhiều đến nợ xấu của Vietcombank, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái kinh tế giai đoạn hiện nay, điển hình có DNNN hoạt động kém hiệu quả là Vinalines năm 2013.

Ngoài ra, trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, bên cạnh các khách hàng cũ, Vietcombank hƣớng đến các khách hàng mới nhằm tăng thị phần trên thị trƣờng và phân tán rủi ro trong hoạt động. Điều này dẫn đến việc tỷ lệ khách hàng cho vay là các công ty TNHH, DNTN, hợp tác xã, cá nhân ngày càng tăng trong cơ cấu khách hàng cho vay của Vietcombank. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng toàn cầu bắt nguồn từ phá vỡ các bong bong bất động sản làm lạm phát gia tăng, chi phí đầu vào sản xuất tăng, giá cả sản phẩm tăng, trong khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giảm,…dẫn đến tình trạng kinh doanh kém, khơng trả đƣợc nợ ngân hàng, hay thậm chí phá sản. Điều này có quan hệ mật thiết với tình hình gia tăng nợ xấu của Vietcombank, vì cơ cấu nợ vay theo ngành qua các năm đều tập trung chủ yếu vào nhóm ngành sản xuất chế biến và thƣơng mại dịch vụ, bình quân gần 60% dƣ nợ cho vay (theo tổng hợp từ Báo cáo thƣờng niên của Vietcombank năm 2008-2013). Đây là một trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến nợ xấu của Vietcombank tăng nhƣ hiện nay.

Bên cạnh đó, việc cho vay đối với ngành xây dựng chiếm tỷ trọng nhất định trong cơ cấu cho vay theo ngành, bình quân chiếm 6,35% trong tổng cơ cấu ngành cho vay của Vietcombank (theo Báo cáo thƣờng niên của Vietcombank năm 2008- 2013). Tuy nhiên, do tình hình bất động sản đóng băng trong giai đoạn vừa qua, nhiều dự án chƣa đƣợc cấp vốn xây dựng, kéo dài vòng quay vốn lƣu động, dẫn đến nhiều dự án phá sản, gây tổn thất nhiều trong việc thu hồi nợ của Vietcombank.

Thứ hai, lợi nhuận của Vietcombank có xu hướng giảm. Nguyên nhân xuất phát từ việc trích lập dự phịng nợ xấu cao. Nhƣ đã phân tích ở trên, nợ xấu của Vietcombank tăng và chiếm tỷ lệ bình quân 2,84% qua các năm 2008-2013, cao nhất là năm 2008 với 4,6% và thấp nhất năm 2011 với 2,03% ( theo Bảng 2.2: Dƣ nợ và tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank năm 2008-2013 trang 25). Tỷ lệ nợ xấu cao, địi hỏi trích lập dự phịng nhiều, do đó ảnh hƣởng lợi nhuận giảm.

Ngoài ra, tỷ trọng thu nhập từ lãi vẫn còn cao, chiếm 72,5% năm 2012 và 69,2% năm 2013 (theo tổng hợp từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2013 của Vietcombank). Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi qua các năm 2008-2013 cao nhất là năm 2013 với 30,47%, thấp nhất là năm 2011 với 16,5%, đạt bình quân 26,7%, vẫn còn thấp hơn nhiều so với tỷ trọng thu nhập từ lãi.

Bên cạnh đó, Vietcombank đầu tƣ vào các NHTMCP khác, trong đó có Eximbank với 8,19% vốn cổ phần, NHTMCP Quân đội với 9,79% vốn cổ phần, NHTMCP Sài Gịn Cơng Thƣơng với 4,3%vốn cổ phần, NHTMCP Phƣơng Đông với 5,06% vốn cổ phần ( theo thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013 của Vietcombank). Trong giai đoạn vừa qua, tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP này cao, ảnh hƣởng đến lợi nhuận của bản thân ngân hàng đó, đồng thời làm lợi nhuận từ đầu tƣ dài hạn của Vietcombank giảm. Điển hình lợi nhuận trƣớc thuế năm 2013 của Eximbank là 659 tỷ đồng, giảm 69,2% so với năm 2012 xuất phát từ nhiều ngun nhân, trong đó có trích lập dự phịng nợ xấu cao ảnh hƣởng đến lợi nhuận Eximbank giảm trong năm 2013. Điều này ảnh hƣởng đến lợi nhuận đầu tƣ của Vietcombank giảm.

Thứ ba, chiến lược hoạt động của Vietcombank thiếu sự liên kết sâu sắt giữa hai mảng bán buôn và bán lẻ. Nguyên nhân của việc này xuất phát từ áp lực thị phần của Vietcombank đang dần bị thu hẹp do các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhiều, tốc độ cạnh tranh nhanh, mạnh trong khi phản ứng của Vietcombank trƣớc tình hình này cịn e dè, mang bản chất đặc trƣng của ngân hàng mang vốn cổ phần Nhà nƣớc, đặc biệt chịu áp lực đối với các DNNN trong việc cung ứng dịch vụ. Điều này tạo động lực đẩy mạnh tập trung phục vụ khách hàng cá nhân, nhằm cải thiện thị phần đang bị thu hẹp. Tuy nhiên, vấn đề phục vụ khách hàng doanh nghiệp lại là thế mạnh vƣợt trội của Vietcombank so với các ngân hàng khác. Áp lực này khiến chiến lƣợc khách hàng của Vietcombank luôn tồn tại song song đẩy mạnh cả 2 mảng bán buôn và bán lẻ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, luận văn đã trình bày 3 nội dung cơ bản: nghiên cứu tổng quan về hoạt động kinh doanh của Vietcombank, đánh giá hiệu quả hoạt động của Vietcombank theo bộ 6 chỉ tiêu của mơ hình CAMELS, đánh giá đƣợc thành tựu và hạn chế trong hoạt động kinh doanh của Vietcombank.

Về nghiên cứu tổng quan hoạt động kinh doanh của Vietcombank, luận văn tìm hiểu các chỉ tiêu: tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trƣớc thuế qua các năm từ 2008-2013 nhằm đánh giá sơ lƣợc về tình hình hoạt động kinh doanh chung của Vietcombank trong giai đoạn này.

Về việc đánh giá hoạt động của Vietcombank theo mơ hình CAMELS, luận văn đi sâu vào từng khía cạnh của 6 yếu tố, cụ thể: mức độ an toàn vốn (chỉ tiêu CAR, H1), chất lƣợng tài sản có (tỷ lệ cấp tín dụng trên nguồn vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ), năng lực quản lý (tốc độ tăng tổng tài sản, tổng dƣ nợ, lợi nhuận qua các năm, tổng đầu tƣ trên tổng tài sản, tổng lãi trên tổng vốn huy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam theo mô hình camels (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)