Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam theo mô hình camels (Trang 60)

3.1. Mô ̣t số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

3.1.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đã xác định rằng nƣớc ta đang bƣớc vào thời kỳ chiến lƣợc mới trong bối cảnh thế giới thay đổi nhanh và biến động rất khó lƣờng. Các xu hƣớng nổi trội là:

(1) Sự phát triển nhảy vọt của khoa học và cơng nghệ; hình thành nền kinh tế tri thức; sử dụng các công nghệ tiết kiệm nguyên liệu năng lƣợng, thân thiện với môi trƣờng; phát triển kinh tế xanh.

(2) Tồn cầu hóa và liên kết kinh tế ngày càng sâu rộng.

(3) Vai trò ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi, nhất là sự phát triển mạnh mẽ cuả Ấn Độ và Trung Quốc.

Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 đƣợc đăng trên trang điện tử của Bộ Ngoại giao Việt Nam (mofahcm.gov.vn) với nội dung sẽ phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) bình quân 7-8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu ngƣời theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP.

Nội dung của chiến lƣợc kinh tế xã hội 2011-2014 đề cập đến vấn đề phát triển kinh tế bền vững là một trong những nội dung trọng tâm đƣợc đƣa ra, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khủng hoảng kinh tế vẫn còn tồn tại, nhiều hoạt động vực dậy nền kinh tế đã đƣợc thực hiện nhƣng chƣa có kết quả nổi trội đƣợc ghi nhận. Đây là mục tiêu chung của nền kinh tế và là một trong những đƣờng hƣớng phát triển của ngành ngân hàng. Bên cạnh nhiều cơ hội, cũng có nhiều thách thức đối với ngành ngân hàng trong nƣớc nói chung và Vietcombank nói riêng.

3.1.1.2. Chiến lược phát triển của Vietcombank giai đoạn 2010-2020

Nhân sự kiện lễ đón mừng bộ nhận diện thƣơng hiệu mới của Vietcombank, ngày 31/03/2013 tại Thành phố Hà Nội, ơng Nguyễn Hịa Bình – Chủ tịch Hội đồng quản trị của Vietcombank, đã phát biểu về định hƣớng của Vietcombank trong thời gian tới. Vietcombank tiếp tục khẳng định định hƣớng phát triển ln lấy an tồn và hiệu quả là mục tiêu hàng đầu, lấy phát triển xanh và bền vững vì cộng đồng là mục tiêu xuyên suốt. Vietcombank sẽ phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lƣợng cao và quản trị theo chuẩn mực quốc tế.

Theo trang tin điện tử của đƣợc đăng trên trang web của Vietcombank ngày 31/03/2013 về sự kiện này, mục tiêu tổng thể của chiến lƣợc là xây dựng Vietcombank thành một tập đoàn ngân hàng tài chính đa năng, có phạm vi hoạt động quốc tế, có vị thế hàng đầu tại Việt Nam, mang lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, hài hịa lợi ích giữa khách hàng, cổ đơng và ngƣời lao động. Tầm nhìn 2020 của Vietcombank là phấn đấu trở thành một trong hai ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam có sức ảnh hƣởng trong khu vực và là một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới vào năm 2020.

Về mặt định hƣớng chung, Vietcombank đề ra lộ trình phát triển thành tập đoàn chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (2011- 2015): duy trì và phát triển mơ hình cơng ty mẹ con, giai đoạn 2 (2016 – 2020): hoàn thiện các điều kiện để trở thành Tập đoàn ngân hàng – tài chính đa năng. Theo đó:

+ Tiếp tục khẳng định vị thế đối với mảng hoạt động kinh doanh lõi của Vietcombank là hoạt động ngân hàng thƣơng mại.

+An toàn và hiệu quả trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu, “Hƣớng tới một ngân hàng xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng” là mục tiêu xuyên suốt.

+ Phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chất lƣợng cao và quản trị theo chuẩn mực quốc tế.

+ Phát triển và mở rộng quy mô hoạt động thông qua mua bán sáp nhập và hợp nhất khi có đủ điều kiện.

+ Tiếp tục duy trì, mở rộng thị trƣờng hiện có trong nƣớc và phát triển ra thị trƣờng quốc tế. Lĩnh vực kinh doanh lấy hoạt động NHTM là cốt lõi trên cơ sở củng cố phát triển bán buôn và đẩy mạnh bán lẻ làm cở sở nền tảng phát triển bền vững.

+ Giữ vững vị trí hàng đầu của Vietcombank về các mảng nghiệp vụ: thẻ, ngân hàng điện tử, tài trợ thƣơng mại, kinh doanh vốn và ngân hàng bán buôn.

+ Mở rộng và từng bƣớc phát triển các mảng nghiệp vụ ngân hàng đầu tƣ một cách phù hợp.

3.1.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Vietcombank

3.1.2.1. Nhóm giải pháp về xử lý và hạn chế nợ xấu

Thứ nhất, tích cực xử lý các khoản nợ xấu bằng việc trích lập dự phịng rủi ro đúng và đủ. Tuy việc trích lập dự phòng rủi ro ảnh hƣởng nhiều đến lợi nhuận,

nhƣng vấn đề này luôn cần đƣợc thực hiện nghiêm túc, đặc biệt trong giai đoạn nợ xấu tăng cao nhƣ hiện nay. Trong giai đoạn vừa qua, Vietcombank đã chấp hành quy định về trích dự phịng rủi ro, trích 0,75% tổng giá trị số dƣ nợ cho vay và ứng trƣớc khách hàng đƣợc phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4 (theo thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất của Vietcombank năm 2013). Ngồi ra, dự phịng rủi ro tín dụng cụ thể theo quyết định 493/2005/QD-NHNN ngày 22/04/2005, có điều chỉnh bổ sung bằng quyết định số 18/2007/ QD-NHNN cũng đã đƣợc thực hiện nhằm kiểm soát nợ xấu hiện có, cụ thể là trích lập 0%, 5%, 20%, 50% và 100% đối với các khoản nợ tƣơng ứng nhóm 1,2,3,4,5. Vấn đề này cần đƣợc duy trì thực hiện hiệu quả và cần có cơ chế giám sát quản lý rủi ro nhằm đảm bảo vừa phân loại nợ đúng, vừa trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ. Tăng cƣờng kiểm soát và kiểm soát chéo lẫn nhau giữa các chi nhánh. Bộ phận quản lý nợ của Hội sở chính cần kết hợp với Thanh tra nội bộ Vietcombank tiến hành nhiều đợt kiểm tra tại chi nhánh nhằm đảm bảo việc trích lập thực hiện đầy đủ.

Thứ hai, chuyển nợ quá hạn của doanh nghiệp thành vốn cổ phần của ngân hàng tại doanh nghiệp. Đối với các DNNN, việc xử lý nợ xấu bằng cách chuyển

khoản nợ thành cổ phần của Vietcombank nắm giữ ở doanh nghiệp đó cũng là biện pháp đạt đƣợc nhiều lợi ích cho cả 2 phía bên vay và bên cho vay. Do đặc thù của

Vietcombank là ngân hàng có vốn cổ phẩn của Nhà nƣớc, việc chuyển nợ xấu thành cổ phần của Vietcombank nắm giữ vừa giảm nợ xấu, giảm áp lực trích dự phịng rủi ro, vừa tạo điều kiện để Vietcombank có cơ hội đầu tƣ, vừa nhằm mục đích tăng cƣờng kiểm tra, giám sát của Nhà nƣớc.

Về phía doanh nghiệp, nói chung, sau khi thực hiện việc vốn hoá này, khoản nợ đã đƣợc xóa và chuyển thành vốn điều lệ thuộc quyền sở hữu của ngân hàng. Nhƣ vậy, nợ cũ cơ bản đƣợc giải quyết xong và doanh nghiệp sẽ có đủ điều kiện vay vốn mới, tiếp tục thực hiện công việc kinh doanh, sản xuất…Tuy nhiên, việc chứng khốn hóa nợ xấu chỉ nên áp dụng đối với những khoản nợ chƣa có khả năng thu hồi sớm (ví dụ nhƣ các doanh nghiệp bất động sản). Giải pháp này không nên đặt ra đối với những doanh nghiệp đang có hàng tồn kho cao là hàng hóa và thành phẩm mặc dù tiêu thụ chậm nhƣng khả năng thu hồi món nợ cao.

Về phía Vietcombank, cần phân tích kỹ lƣỡng đƣợc sau khi mua lại khoản nợ, doanh nghiệp có khả năng tồn tại đƣợc và phần lợi nhuận mang lại so với chi phí Vietcombank đã bỏ ra nhằm thực hiện việc mua lại này. Bên cạnh đó, việc đầu tƣ đa ngành nghề cần có đủ thận trọng, tránh trƣờng hợp đầu tƣ trái ngành nhiều, gây khó khăn trong cơng tác quản lý, thiếu nhân sự và trình độ nhằm quản lý có hiệu quả các ngành đầu tƣ này. Việc chuyển nợ xấu thành vốn cổ phần của ngân hàng tại doanh nghiệp cần chọn lọc các doanh nghiệp có thƣơng hiệu trên thị trƣờng, có hệ thống nhà xƣởng, dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất kinh doanh, lãnh đạo doanh nghiệp có tâm huyết và đủ năng lực tiếp tục điều hành doanh nghiệp.

Thứ ba, thực hiện việc mua bán nợ đối với các công ty quản lý tài sản (AMC), điển hình là cơng ty TNHH một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam VAMC. Trong năm 2014, Vietcombank đã tiến hành bán các khoản nợ

cho VMAC với giá trị 255 tỷ đồng (theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013 của Vietcombank). Theo đó, giá bán là số dƣ nợ gốc của khách hàng vay chƣa trả trừ đi số tiền dự phịng cụ thể đã trích lập. Vietcombank nhận về trái phiếu do VAMC phát hành và hạch toán tất toán gốc, sử dụng dự phịng cụ thể đã trích lập và ghi nhận mệnh giá trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành bằng giá trị ghi sổ trừ

đi dự phòng cụ thể đã trích của khoản nợ bán. Nhìn chung, việc bán nợ cho một công ty quản lý tài sản có những ƣu điểm và những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, tác giả cho rằng việc mua bán nợ này cần đƣợc thực hiện nhƣng chỉ giới hạn ở các khoản nợ đối với các DNNN lớn. Vì đầu ra của việc bán nợ sẽ đƣợc giám sát và đƣợc sự hỗ trợ từ Chính phủ nhằm thốt khỏi tình trạng nợ hoặc có hƣớng tái cơ cấu theo phân tích từ phía các cơ quan Nhà nƣớc, do đó, sẽ tránh đƣợc tình trạng sau khoảng thời gian xử lý khơng đƣợc thì Vietcombank phải nhận lại khoản nợ này và phải tiếp tục xử lý.

Thứ tư, thanh lý, phát mãi tài sản đảm bảo nhằm thu hồi nợ gốc cho Vietcombank. Đối với các công ty TNHH, DNTN, việc áp dụng mua bán nợ đối với

VAMC có thể vấp phải nhiều khó khăn trong đầu ra, dẫn đến sau khoảng thời gian xử lý không đƣợc từ VAMC, có thể Vietcombank lại phải nhận các khoản nợ xấu này về và khó có thể xử lý tiếp tục. Do vậy, đối với các công ty TNHH, DNTN, cách thích hợp nhất vẫn là thanh lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi lại nợ gốc cho Vietcombank.

Thứ năm, quản lý chặt chẽ khâu thẩm định tín dụng nhằm hạn chế nguy cơ nợ xấu tăng thêm. Tại Hội sở chính Vietcombank, cần phát huy hơn nữa vai trị của

Phịng quản lý rủi ro tín dụng trong khâu thẩm định các khoản vay dự án, đặc biệt là các khoản vay dự án xây dựng có giá trị lớn, tính tốn đƣợc mức độ rủi ro nhất định cho từng dự án. Cần có sự hợp tác chặt chẽ giữ Phịng quản lý rủi ro tín dụng này và Phịng khách hàng doanh nghiệp, Phịng chính sách tín dụng. Tuy nhiên, hoạt động của các phịng ln cần đảm bảo sự độc lập và mang tính minh bạch nhất định.

Tại các chi nhánh thuộc khu vực phía Nam, cần thành lập Phịng quản lý rủi ro tín dụng tách biệt với Phịng tín dụng khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp. Đối với chi nhánh lớn trong hệ thống nhƣ chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, đã thực hiện việc chun mơn hóa trong phân chia trách nhiệm tìm kiếm khách hàng và thẩm định dự án tín dụng. Tuy nhiên, đối với các chi nhánh khác, việc chuyên biệt về trách nhiệm này chƣa đƣợc thực hiện đúng mức, phòng khách hàng doanh nghiệp chịu trách nhiệm về việc tìm kiếm khách hàng, thẩm định, làm

hồ sơ cho vay, nhƣ vậy, quyết định cho vay nằm chủ yếu ở cán bộ tín dụng, lãnh đạo phịng. Do vậy, nên có khâu thẩm định tín dụng tách biệt nhằm thẩm định tính khả thi của dự án cho vay, đặc biệt đối với các công ty cổ phần, DNTN, hợp tác xã gặp tƣơng đối nhiều khó khăn trong giai đoạn kinh tế suy thối trƣớc mắt.

3.1.2.2. Giải pháp tăng lợi nhuận

Thứ nhất, tích cực gia tăng nguồn thu nhập ngồi lãi. Các nguồn thu nhập này

có thể thơng qua việc cung cấp các dịch vụ thanh toán trong nƣớc và quốc tế, kinh doanh ngoại hối, dịch vụ thẻ,…Trong thời gian vừa qua, nguồn thu từ các hoạt động này dần tăng, chiếm tỷ trọng gần 30% trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Vietcombank (theo phân tích từ Báo cáo thƣờng niên năm 2013 của Vietcombank năm 2008-2013). Điều này chứng tỏ hƣớng đi mới đẩy mạnh các dịch vụ này đang đƣợc quan tâm đúng mức. Do vậy, việc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động này là điều cần thiết.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất của Vietcombank năm 2013, thu nhập từ dịch vụ thanh toán là 1.439 tỷ đồng, trong khi chi phí cho dịch vụ thanh tốn là 837 tỷ đồng, mang về thu nhập cho Vietcombank khoảng 602 tỷ đồng, là khoản thu đƣợc ghi nhận nhiều nhất trong các khoản thu nhập về dịch vụ của Vietcombank. Do vậy,

cần đẩy mạnh bán các sản phẩm ngân hàng hiện đại, bao gồm Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking, Bank Plus,… Đây là các sản phẩm thơng dụng và

có thể mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng, ví dụ với lƣợng khách hàng cá nhân của Vietcombank hiện tại hơn 7 triệu ngƣời, riêng về dịch vụ tin nhắn điện tử SMS Banking phí 8.800 đồng/tháng sẽ đem về cho Vietcombank trên dƣới 60 tỷ doanh thu nếu tất cả các khách hàng đều sử dụng dịch vụ. Trên thực tế, không hẳn cả 7 triệu lƣợt khách hàng đều sử dụng dịch vụ này, tuy nhiên, càng nhiều ngƣời sử dụng dịch vụ, càng mang lại nhiều doanh thu, chƣa kể đến các dịch vụ khác với biểu phí Mobile Banking 11.000 đồng/tháng, Internet Banking 3.300 đồng/lƣợt giao dịch chuyển tiền cùng hệ thống, 11.000 đồng/lƣợt chuyển tiền khác hệ thống, phí rút tiền mặt bằng thẻ ATM 1.100 đồng/lƣợt giao dịch. Doanh thu này so với chi phí máy móc đầu tƣ, dịch vụ cung ứng nếu đƣợc khách hàng tín nhiệm sử dụng và ngày

càng tăng sử dụng dịch vụ, đƣơng nhiên, lợi nhuận từ hoạt động này sẽ tăng lên đáng kể.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất của Vietcombank năm 2013, mục thu nhập từ hoạt động dịch vụ cho thấy rằng thu nhập từ hoạt động dịch vụ ở khu vực miền Nam cao hơn đáng kể so với thu nhập từ hoạt động dịch vụ ở khu vực miền Bắc và miền Trung, đồng thời chi phí hoạt động bỏ ra ở khu vực miền Nam, cụ thể là chi phí bỏ ra 40 tỷ đồng, trong khi thu nhập từ hoạt động này là 849 tỷ đồng là khoản thu nhập khá lớn cho Vietcombank. Do vậy, cần tích cực tư vấn các sản phẩm thanh tốn hiện đại ebanking, kết hợp nhiều gói q tặng, giảm giá về mua sắm, ăn

uống tại các siêu thị trung tâm thƣơng mại, các chƣơng trình khuyến mãi xem phim rạp Cinebox, Galaxy, tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh…nhằm thu hút các khách hàng, đặc biệt là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều hơn dịch vụ này của Vietcombank.

Thực tế vừa qua, việc khuyến mãi này đã triển khai, tuy nhiên, chỉ thông qua kênh email, website của Vietcombank, do vậy, thông tin chƣa đƣợc nắm bắt đầy đủ. Việc đƣa các thông tin khuyến mãi này nên đƣợc tập hợp thành các brochure tại quầy dành cho khách hàng vãng lai, các quyển sổ ghi chép nhỏ gọn, thiết kế sinh động tặng kèm với tạp chí Vietcombank tặng cho các doanh nghiệp lớn với lƣợng nhân viên đông đảo đang sử dụng dịch vụ của Vietcombank mỗi tháng, quảng bá trên website của Vietcombank và đƣa tin trên các tivi ở các điểm giao dịch để khách hàng tiếp cận đƣợc thông tin nhanh và gần nhất. Việc kết hợp khuyến mãi có thể đƣợc tổ chức ở dạng bốc thăm trúng thƣởng, giảm giá sản phẩm, sử dụng thẻ thanh tốn tín dụng và ghi nợ của Vietcombank tích lũy điểm, quà tặng cuối năm tại các trung tâm mua sắm…

Đẩy mạnh bán các sản phẩm thẻ thanh toán quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế,

ngoài lợi nhuận ban đầu khi phát hành thẻ, phí thƣờng niên, phí dịch vụ, phí chuyển đổi ngoại tệ khi mua hàng ở nƣớc ngồi, Vietcombank cịn có thêm lợi ích khi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam theo mô hình camels (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)