Kiến nghi ̣ đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam theo mô hình camels (Trang 71 - 73)

3.2. Mô ̣t số khuyến nghi ̣, đề xuất đối với các cấp hữu quan

3.2.1. Kiến nghi ̣ đối với Chính phủ

Thứ nhất, cần nâng mức bảo hiểm tiền gửi. Ở nƣớc ta, tiền gửi bảo hiểm đƣợc

quy định cụ thể trong Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005. Theo đó, tiền gửi đƣợc bảo hiểm là “tiền gửi bằng đồng Việt Nam của ngƣời gửi tiền là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tƣ nhân và công ty hợp danh gửi tại tổ chức tham gia BHTG”. Theo Luật BHTG Việt Nam đã đƣợc Quốc hội thông qua, tiền gửi đƣợc bảo hiểm là “tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia BHTG dƣới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo

quy định của Luật các tổ chức tín dụng”. Hạn mức chi trả tiền bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay là 50 triệu đồng. Hạn mức này đƣợc điều chỉnh từ năm 2006 từ mức 30 triệu khi thành lập hệ thống BHTG tại Việt Nam năm 2000. Hạn mức này đƣợc đánh giá là phù hợp với thông lệ quốc tế vào thời điểm xây dựng, tức là tƣơng đƣơng gấp 5,5 lần GDP bình quân đầu ngƣời năm 2005.

Tuy nhiên, với tốc độ tăng trƣởng kinh tế và tốc độ tăng giá tiêu dùng trong 7 năm vừa qua, hạn mức này đã trở nên không phù hợp do không bảo vệ đƣợc đa số ngƣời gửi tiền tiết kiệm. Khi xảy ra hiện tƣợng mất khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng, ngƣời gửi tiền chỉ đƣợc chi trả tối đa 50 triệu đồng là con số quá ít so với thu nhập bình quân đầu ngƣời ở nƣớc ta hiện nay – khoảng 1.200 USD, tƣơng đƣơng 25 triệu đồng. Ở một số nƣớc tiến tiến trên thế giới đã tiến hành nâng hạn mức chi trả này nhằm đảm bảo cho ngƣời gửi tiền. Ví dụ để đối phó với khủng hoảng tài chính xuất hiện từ năm 2008 đến nay, bảo hiểm tiền gửi của Liên bang Mỹ ban đầu tăng mức chi trả từ 100.000 USD lên đến 250.000 USD đến hết 31/12/2013, sau đó cam kết mức chi trả 250.000 USD đƣợc duy trì lâu dài, cho đến khi có quy định mới. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Trung ƣơng Đài Loan đã tăng hạn mức chi trả từ 1,5 triệu Đài tệ lên gấp đôi là 3 triệu Đài tệ khi có dấu hiệu khủng hoảng. Tại khu vực châu Âu, trong năm 2008, 25 trên tổng số 27 quốc gia thuộc cộng đồng châu Âu đã điều chỉnh tăng hạn mức chi trả hoặc chuyển sang chi trả không giới hạn. Do vậy, việc tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi là điều cần thiết đƣợc thực hiện.

Thứ hai, Chính phủ cần có những nguồn vốn để hỗ trợ xử lý nợ xấu dưới dạng phát hành trái phiếu, bảo lãnh trái phiếu. Học tập kinh nghiệm từ các quốc gia lớn

từng đối phó với vấn đề nợ xấu. Điển hình, ở Hàn Quốc, nguồn vốn Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) sử dụng để xử lý nợ xấu là khoản tiền trong Quỹ quản lý tài sản xấu (NPA) với quy mơ gần 21,6 nghìn tỷ won, trong đó 20,5 nghìn tỷ won là từ nguồn tiền phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo đảm. Cơng ty xử lý nợ của Hoa Kỳ (RTC) đƣợc Quốc hội thành lập vào năm 1989 đã đƣợc cấp 50 tỷ USD để mua lại các khoản nợ xấu. Đây là những bài học quý giá có thể áp dụng đƣợc trong

việc quản lý nợ xấu Việt Nam. Để thực hiện đƣợc, cần có sự giúp đỡ và hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc trong việc tài trợ dƣới dạng phát hành các giấy tờ có giá cho các khoản nợ xấu này.

Thứ ba, hoàn thiện khung pháp lý trong vấn đề xử lý tài sản đảm bảo khi gặp vấn đề nợ xấu. Thực trạng hiện nay khi xử lý tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn

trong các khâu phát mãi, đấu giá, thanh lý tài sản thế chấp. Do đó, cần có những biện pháp hỗ trợ từ Chính phủ trong việc tạo hƣớng đi nhanh chóng và thuận lợi cho việc xử lý này đƣợc thực hiện nhanh, góp phần xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng.

Thứ tư, có nhiều biện pháp giám sát hoạt động và tránh cấp phép hoạt động đầu tư trái ngành nghề đối với các DNNN hoạt động chưa hiệu quả như hiện nay.

Điều này góp phần hạn chế đƣợc hoạt động kém hiệu quả, gây thất thoát, thua lỗ, dẫn đến mất khả năng thanh toán đối với ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam theo mô hình camels (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)