2.1. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng
2.1.2.2. Tình hình hoạt động sử dụng vốn
Bảng 2.2: Dƣ nợ và tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank năm 2008-2013
(Đvt: nghìn tỷ đồng)
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng dƣ nợ 112.793 141.612 176.814 209.418 241.163 274.314
Tổng nợ xấu 5.19 3.5 5 4.25 5.79 7.49
Tỷ lệ nợ xấu 4,6% 2,47% 2,83% 2,03% 2,4% 2,73%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank năm 2008-2013)
Năm 2008, dƣ nợ cuối năm đạt 112.793 tỷ đồng, sau 5 năm, con số này đã đạt 274.314 tỷ đồng, tăng 143,2% so với năm 2008. Việc gia tăng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc đẩy mạnh hiệu quả nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo từ Nhà nƣớc. Vietcombank đã có nhiều chƣơng trình với lãi suất ƣu đãi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, tập trung phần lớn nguồn vốn tín dụng giải ngân cho các lĩnh vực ƣu tiên, bao gồm: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ và ngành công nghệ cao, phát triển cơ sở hạ tầng cơ sở của đất nƣớc, ví dụ cho vay các dự án nhà máy thủy điện, cầu đƣờng, các khu dự án cao cấp, các dự án nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp, các khu tái định cƣ…
Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank biến động liên tục trong những năm gần đây và thấp hơn so với mức trung bình ngành, nhƣng ở mức cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết.
Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng và tỷ lệ nợ cần chú ý của một số NHTM năm 2011-2013
(Đvt: phần trăm)
(Nguồn: Báo cáo chứng khoán Rồng Việt năm 2013)
Xét về tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank so với các đối thủ khác trên thị trƣờng, tỷ lệ nợ xấu và nợ cần chú ý của Vietcombank cao. Tỷ lệ nợ xấu tăng giảm qua các năm nhƣng có xu hƣớng cao so với một số đối thủ cạnh tranh điển hình nhƣ Vietinbank, ACB, EIB… Tỷ lệ nợ xấu đều duy trì dƣới mức 3% trong các năm giai đoạn 2008-2012, tuy nhiên đến năm 2013 thì lại tăng chạm ngƣỡng 3%. Tỷ lệ nợ cần chú ý của Vietcombank cao, tuy nhiên có sự sụt giảm qua các năm. Năm 2011 đạt 14,7%, sang năm 2012 giảm còn 12,7%, đến hết quý 3 năm 2013 còn lại 7,2%, cho thấy nỗ lực trong việc quản lý nợ, có những biện pháp kịp thời nhằm tránh tình trạng chuyển sang nợ xấu hay nợ quá hạn trong hệ thống.
Bảng 2.4: Nợ nhóm 3,4,5 của Vietcombank năm 2008-2013
(Đvt: tỷ đồng) Nợ xấu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nhóm 3 897 430 1.149 1.249 3.125 2.328 Nhóm 4 778 370 382 647 1.186 1.875 Nhóm 5 3.343 2.581 3.520 2.277 1.419 2.932
Về cơ cấu nợ xấu của Vietcombank qua các năm, nợ nhóm 3,4,5 có xu hƣớng tăng trong các năm 2010-2013. Nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng cao hơn so với nhóm 3 và 4, và có xu hƣớng tăng năm 2010 (3.520 tỷ đồng), giảm vào năm 2011 (2.277 tỷ đồng) và năm 2012 (1.149 tỷ đồng), và tăng trở lại vào năm 2013 (2.932 tỷ đồng).
Do tỷ lệ nợ xấu tăng cao nên Vietcombank phải trích lập dự phịng rủi ro tín dụng cao. Tỷ lệ trích lập dự phịng này cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành nhƣ Vietinbank, ACB, Sacombank... Tuy nhiên, ở khía cạnh phịng ngừa rủi ro thì điều này giúp ích cho việc quản lý các nhóm nợ, đặc biệt là nợ xấu và nợ cần chú ý, giúp Vietcombank tránh đƣợc các nguy cơ biến động từ thị trƣờng khi tình hình có thể trở nên xấu hơn.
Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của Vietcombank đa số là vay ngắn hạn, chiếm bình quân 59% trong tổng dƣ nợ cho vay. Vay dài hạn chiếm tỷ lệ thứ hai, bình quân giai đoạn đạt 39%, còn lại là vay trung hạn.
Cơ cấu nợ của Vietcombank qua các năm vẫn còn nặng về các doanh nghiệp Nhà nƣớc, chiếm khoảng 34% trong tổng dƣ nợ cho vay. Đứng thứ 2 là dƣ nợ cho vay các công ty TNHH (chiếm bình quân 19,2%), sau đó là cho vay cá nhân (11,8%). Càng về sau, cơ cấu cho vay có xu hƣớng dịch chuyển nhiều hơn sang nhóm cơng ty TNHH và cho vay cá nhân. Ngoài ra, cơ cấu nợ vay theo ngành của Vietcombank qua các năm chủ yếu tập trung vào nhóm ngành sản xuất chế biến, thƣơng mại dịch vụ (gần 60% dƣ nợ cho vay). Những ngành này cũng chịu nhiều tác động không nhỏ trong bối cảnh kinh tế suy thối tồn cầu nhƣ hiện nay. Điều này giải thích đƣợc nguyên nhân tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank tăng trong giai đoạn vừa qua.