Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.5. Một số đặc điểm của mẫu điều tra
Theo số liệu do Phịng Đào tạo và Cơng tác sinh viên Khoa Y cung cấp (2018), hiện nay số lượng sinh viên đang học tại Khoa Y là 866 sinh viên.
Bảng 1.2. Tổng số sinh viên đang học ngành y khoa tại Khoa Y từ năm 2012-2017
Lớp Số lượng Nữ Nam Y2012 101 41 60 Y2013 122 46 76 Y2014 110 35 75 Y2015 124 57 67 Y2016 104 42 62 Y2017+YC2017 131 61 70 Tổng cộng 692 282 410
Năm 1999 Năm 1998 Năm 1997 Năm 1996 Năm 1995 Năm 1994Trước năm 1994 4.4% 11.1% 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 17.8% 17.2% 15.6% 16.7% 17.2%
Trong đó sinh viên đang theo học ngành Y khoa là 692 sinh viên, ngành Dược học là 174 sinh viên. Trong 692 sinh viên học ngành Y khoa có 282 sinh viên là nữ và 410 sinh viên là nam.
Một số đặc điểm của sinh viên học ngành y khoa trong mẫu điều tra qua bảng hỏi được ghi nhận như sau:
1.5.1. Năm học của sinh viên ngành y khoa
Tổng mẫu điều tra là 180 đơn vị mẫu, chia đều cho 6 năm học, mỗi năm học 30 sinh viên sẽ được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên xác suất.
Bảng 1.3. Phân bố theo năm học
Năm học Tần số Tỷ lệ % Năm thứ nhất 30 16,7 Năm thứ hai 30 16,7 Năm thứ ba 30 16,7 Năm thứ tư 30 16,7 Năm thứ năm 30 16,7 Năm cuối 30 16,7 Tổng cộng 180 100,0
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y – ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018
1.5.2. Độ tuổi của sinh viên ngành y khoa
Độ tuổi của mẫu điều tra đều từ năm 1994 đến năm 1999, các năm tuổi khơng có sự chênh lệch quá nhiều về tỉ lệ.
Biểu đồ 1.1. Phân bố theo năm sinh
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018
Nam Nữ
55,6% 44,4%
Giới tính của sinh viên đang học ngành Y khoa được phân bố như sau:
Biểu đồ 1.2. Phân bố theo giới tính
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018
Tỉ lệ nam/ nữ trong nghiên cứu này không chênh lệch nhau nhiều. Số sinh viên nam là 100, sinh viên nữ là 80 với tỉ lệ lần lượt là 55,6% và 44,4%.
Tiểu kết chương 1
Y đức được hiểu bao gồm 2 khía cạnh: Thứ nhất là những quy tắc, chuẩn mực giá trị về đạo đức cần phải tuân thủ trong thực hành chuyên môn, nghiên cứu khoa học; Thứ hai là tính chuyên nghiệp mà những người hành nghề y dược phải được trang bị trước khi thực hành nghề nghiệp.
Quá trình hình thành nhận thức về đạo đức nói chung và y đức nói riêng của sinh viên y khoa là kết quả của quá trình xã hội hóa từ gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học tập tại Khoa Y, sinh viên sẽ được trang bị thêm những kiến thức về y đức và kiến thức chun mơn, từ đó sinh viên thấu hiểu các nội dung của y đức, hoàn thiện kỹ năng, thái độ để sử dụng khi thực hành nghề nghiệp.
Người hành nghề y có nhận thức về y đức là phải hiểu rõ về các bổn phận, trách nhiệm của bác sĩ, các quyền của bệnh nhân, cách làm việc, giao tiếp, hành xử với đồng nghiệp và bệnh nhân trong mối quan hệ khám bệnh, chữa bệnh, hiểu rõ và vận dụng được tổng hịa các yếu tố kiến thức chun mơn, tính nhân văn, đạo đức nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp của người thầy thuốc.
Y đức có bốn nguyên tắc cơ bản mà một người làm trong lĩnh vực y tế cần tuân thủ: tôn trọng quyền tự chủ, lịng nhân ái, khơng làm việc có hại, khơng ác ý, và cơng bằng. Bốn nguyên lý cơ bản này chi phối toàn bộ các quy định của đạo đức trong thực hành và nghiên cứu y học. Ngoài ra, người thầy thuốc xoay quanh 3 mối quan hệ chính: thầy thuốc - bệnh nhân, thầy thuốc - đồng nghiệp và thầy thuốc - xã hội, cộng đồng.
Khoa Y là đơn vị trực thuộc ĐHQG TP. HCM, được thành lập ngày 23 tháng 6 năm 2009. Định hướng của Khoa Y là một đơn vị đào tạo tiên tiến, chất lượng
cao dựa trên mơ hình trường - bệnh viện, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
Ngành Y khoa của Khoa Y được đào tạo theo chương trình tích hợp dựa trên hệ thống, CTĐT được thiết kế dựa vào các nguyên tắc học tập với tiêu chí lấy sinh viên làm trọng tâm, do đó mục tiêu cụ thể của chương trình là đào tạo bác sĩ với khả năng tự học cao, có tư duy phản biện và khả năng thành công cao khi tham gia những CTĐT có liên quan đến ngành sau ĐH. Ngồi ra, CTĐT được thiết kế đáp ứng với chuẩn đầu ra kết hợp với phần cập nhật kiến thức y khoa thực tiễn và các vấn đề gặp phải trong khâu phát hiện, chẩn đoán và điều trị y khoa.
Cuộc điều tra khảo sát chọn ra 180 đơn tổng mẫu điều tra trong tổng số 692 sinh viên đang theo học ngành Y khoa, 6 khóa mỗi khóa 30 sinh viên với độ tuổi trải đều từ năm 1994 đến năm 1999, nam chiếm 55,6% và nữ chiếm 44,4%.