Hình thức giảng dạy Năm học Tổng
cộng Năm thứ nhất –
năm thứ 3
Năm thứ tư – năm cuối
Học thành một môn học riêng và học lồng ghép trong
các môn học khác 48 71 119
(66,1%)
Học thành môn học riêng 35 16 (28,3%)51
Học lồng ghép trong các bài giảng khác 3 3 6 (3,3%)
Được nghe qua các chương trình ngoại khóa
4 0 4 (2,2%)
Tổng cộng 90 90 180
(100%) Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018
Như vậy, điều này hoàn toàn hợp lý với xu hướng giảng dạy y khoa của nước ngoài: “Ở nước ngoài họ cũng dạy
trong năm nhất nhưng họ kéo dài hai năm đầu đến khi mà vào thực tế thì các thầy cơ vẫn tiếp tục dạy, đó là q trình xun suốt q trình đào tạo cho sinh viên, nó khơng có chỉ ngắn gọn trong một khóa mà thơi” (giảng viên nữ, GV01).
Tiểu kết chương 3
Đạo đức là sự tích lũy lâu dài từ khi con người được sinh ra nhưng y đức phải được định hướng, rèn luyện và học tập mỗi ngày. Ngay từ ban đầu thiết kế CTĐT ngành Y khoa, Khoa Y đã chú trọng đến việc giảng dạy y đức. Nội dung y đức giảng dạy thành một mơn học riêng - module TL&ĐĐYK, học trong học kì hai năm nhất.
Đa số sinh viên Khoa Y hài lòng về CTĐT, nội dung giảng dạy và phương thức giảng dạy của module TL&ĐĐYK. Tuy nhiên, sinh viên lại ít hài lịng hơn với giáo trình, tài liệu. Tài liệu học tập được giảng viên cung cấp chủ yếu là bàigiảng của giảng viên và các tài liệu, giáo trình tham khảo từ các trường y khác trên cả nước. Mức độ hài lòng với tài liệu học tập khơng cao cũng có thể lý giải là do Khoa Y hiện chưa có một giáo trình riêng cho mơn học này.
Về thời điểm giảng dạy y đức cho sinh viên, đa số sinh viên đồng ý nên dạy vào năm thứ nhất ĐH và rải đều trong các năm học. Điều này hoàn toàn phù hợp với CTĐT của Khoa Y. Ngoài module TL&ĐĐYK được giảng dạy vào năm nhất, nội dung y đức còn được lồng ghép trong những module chuyên ngành.
Phần lớn các ý kiến cho rằng những nội dung cần bổ sung thêm về đạo đức trong giao tiếp với bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và cộng đồng cũng như đạo đức trong việc khám bệnh và điều trị bệnh nhân. Ngoài ra, các quy định pháp luật cũng là nội dung cần nhấn mạnh cho sinh viên, trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật về ngành nghề để đem lại lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân và bảo vệ bản thân người thầy thuốc.
Đối với các chương trình, buổi học ngoại khóa về vấn đề y đức, Khoa Y hầu như tổ chức rất ít và chưa mang lại cho sinh viên những nhu cầu mà sinh viên mong muốn có được.
Tìm hiểu sự tương quan giữa giới tính, năm học với sự hiểu biết về các nội dung liên quan đến y đức, kết quả cho thấy khơng có ý nghĩa thống kê trong mối tương quan với giới tính, nhưng có sự khác biệt giữa năm học với sự hiểu biết về y đức sinh viên. Sinh viên 3 năm cuối nhận thức về y đức tốt hơn sinh viên 3 năm đầu. Cụ thể, số sinh viên đang học từ năm thứ tư đến năm cuối định nghĩa về y đức chính xác hơn sinh viên 3 năm đầu; sinh viên 3 năm cuối hiểu biết về các quy định pháp luật liên quan đến y đức nhiều hơn sinh viên 3 năm đầu, đặc biệt là sinh viên năm cuối.
KẾT LUẬN
1. Kiểm chứng giả thuyết
Luạn văn đưa ra 3 giả thuyết nghiên cứu về nhận thức y đức của sinh viên Khoa Y. Trong q trình phân tích những thơng tin thu thập được, kết quả luận văn đã làm rõ được những giả thuyết đã nêu:
1.1. Giả thuyết thứ nhất: Sinh viên Khoa Y có kiến thức về y đức nhưng nhận thức chưa đầy đủ.
Cuộc khảo sát đánh giá nhận thức về y đức của sinh viên qua các nội dung: định nghĩa về y đức, sự hiểu biết các quy định pháp luật liên quan đến y đức, nghĩa vụ người thầy thuốc, nguyên tắc cơ bản của người thầy thuốc, sự hiểu biết các mối quan hệ của người thầy thuốc.
Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên có hiểu biết về các mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân, đồng nghiệp, cộng đồng xã hội; các nghĩa vụ của người thầy thuốc và các nguyên tắc cơ bản của y đức. Tuy nhiên, đối với các quy định pháp luật liên quan đến y đức, sự hiểu biết của sinh viên chỉ dừng lại ở mức độ biết ít và có biết. Như vậy, giả thuyết nghiên cứu đầu tiên của đề tài được xác nhận: “Sinh viênKhoa Y có kiến thức về y đức nhưng nhận thức chưa đầy đủ”.
1.2. Giả thuyết thứ hai: Sinh viên từ năm thứ tư đến năm thứ năm nhận thức rõ ràng về y đức, sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ ba nhận thức còn mơ hồ. Mỗi năm học, sinh viên đều được trang bị thêm những kiến thức cho mình. Năm học thứ nhất, sinh viên được trang bị kiến thức giáo dục đại cương. Năm học thứ nhất đến năm thứ ba, sinh viên tiếp cận kỹ năng tiền lâm sàng, sinh viên học kiến thức y cơ sở theo hệ thống và tích hợp theo module theo các hệ cơ quan và/hoặc vấn đề về sức khỏe - bệnh tật, để hiểu được bản chất, cơ chế, bệnh học của các triệu chứng bệnh của người bệnh và chẩn đoán bệnh. Năm học thứ tư, thứ nămvà năm học thứ sáu, sinh viên thực tập lâm sàng tại bệnh viện học kỹ năng thực hành nghề nghiệp: khám bệnh, chẩn đốn bệnh, chữa bệnh và chăm sóc người bệnh tại 4 chun khoa chính: Nội, Ngoại; Sản; Nhi và 13 chuyên khoa lẻ khác.
Sinh viên đang học các khóa trên được va chạm thực tế, được học trong môi trường bệnh viện, tiếp xúc với bệnh nhân nhiều hơn, sinh viên được trang bị thêm các kiến thức về y đức để tránh sai sót trong khi thực tập. Sinh viên đang học ở các khóa sau thì hồn tồn ngược lại. Và điều này khẳng định giả thuyết thứ hai: “Sinh viên từ năm thứ tư đến năm thứ năm nhận thức rõ ràng về y đức, sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ ba nhận thức còn mơ hồ”.
1.1. Giả thuyết thứ ba: CTĐT ngành Y khoa cung cấp đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cho sinh viên liên quan đến vấn đề y
đức
CTĐT ngành Y khoa của Khoa Y đưa nội dung y đức vào giảng dạy thành một module riêng, module TL&ĐĐYK, thời lượng 50 tiết học. Chương trình được thiết kế từ sự đúc kết của trí tuệ, kinh nghiệm và tâm huyết của đội ngũ cán bộ giảng viên là những thầy cơ có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy tại các trường ĐH. Đó là những giảng viên có học vị từ Phó giáo sư trở lên, là những người có uy tín và đạo đức nghề y đang cơng tác tại các trường ĐH y khoa lớn như Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, một số Giáo sư, Phó giáo sư đầu ngành vừa mới nghỉ hưu. Ngồi ra, cịn có sự tham gia thiết kế của một số chuyên gia nước ngoài của các Hội chuyên ngành y khoa, các trường ĐH y khoa hoặc ĐH tổng hợp có đào tạo y khoa nổi tiếng trên thế giới.
Cuộc nghiên cứu cho thấy sinh viên hài lòng với CTĐT, nội dung giảng dạy và phương thức giảng dạy. Điều này nói lên mức độ rất hài lòng khá cao của sinh viên về chương trình giảng dạy y đức và phù hợp với giả thuyết thứ ba “CTĐT ngành Y khoa cung cấp đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cho sinh viên liên quan đến vấn đề y đức”.
Tuy nhiên, kiến thức nói chung rất mênh mông và rất nhanh lạc hậu, không thể nào gọi là đủ. Vì vậy, việc bổ sung, cập nhật các bài giảng là vấn đề cần thiết được đặt ra cho các giảng viên để chương trình giảng dạy ngày càng hồn thiện hơn, đặc biệt cần phải xây dựng giáo trình giảng dạy riêng cho Khoa Y. Mặt khác, y đức phải được rèn luyện thường xuyên, phải được nhắc đi nhắc lại và phụ thuộc nhiều vào ý thức của mỗi người; có như vậy mới thực hành tốt y đức và tránh được những sai phạm.
2. Kết luận
Thông qua cuộc khảo sát 180 sinh viên học ngành Y khoa, đề tài nhận thấy: nhận thức về y đức của sinh viên được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như học qua tấm gương của các thầy cơ, tự tìm hiểu qua sách vở, qua các phương tiện truyền thơng đại chúng, được học tại trường, được học khi thực hành tại bệnh viện,… nhưng cơ bản nhất là sự hình thành đạo đức từ gia đình, trường học, và xã hội từ lúc nhỏ có ảnh hưởng rất lớn đến các hành vi đạo đức sau này.
Nhìn chung, các sinh viên có nhận thức đúng về y đức như hiểu biết khá tốt về định nghĩa về y đức, nghĩa vụ người thầy thuốc, nguyên tắc cơ bản của người thầy thuốc, sự hiểu biết các mối quan hệ của người thầy thuốc. Song song đó, sinh viên cũng nhận biết được các nguyên nhân gây sai phạm y đức, các yếu tố chi phối đến nhận thức và thực hành y đức, các biểu hiện thiếu sót về y đức,… Tuy nhiên, việc tìm hiểu các quy định, văn bản pháp luật liên quan đến ngành y tế ít được sinh viên quan tâm.
Các khóa sinh viên đang theo học và nhận thức về y đức của sinh viên có mối tương quan với nhau. Sinh viên 3 năm cuối nhận thức về y đức tốt hơn sinh viên 3 năm đầu.
Sinh viên cũng khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết của môn học y đức. Môn học này nhằm bổ sung và củng cố một cách hệ thống các kiến thức về y đứccho sinh viên, giúp các bác sĩ tương lai hình thành nhận thức đúng đắn về y đức và để thực hành tốt y đức khi ra hành nghề. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy sinh viên hài lòng về nội dung và phương pháp giảng dạy môn y đức tại Khoa Y. Tuy nhiên để hồn thiện chương trình cần bổ sung giáo trình giảng dạy.
Đề tài nghiên cứu chỉ đề cập đến sự nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y với cách tiếp cận là phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu một số chủ đề nhất định. Để có được các kết luận đầy đủ và toàn diện hơn về nhận thức và thực hành y đức của sinh viên đang học các ngành liên quan đến y tế thì hiển nhiên cần tiếp tục tiến hành nghiên cứu mở rộng trên những đối tượng khác và những trường ĐH y khoa khác như: ngành Điều dưỡng, ngành Răng Hàm Mặt, ngành Dược học, ngành Y học cổ truyền, ngành Kỹ thuật y sinh,… với những cách tiếp cận khác nhau.
3. Khuyến nghị
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y, vận dụng lý thuyết xã hội hóa trong việc nâng cao nhận thức về y đức của sinh viên theo học ngành Y khoa, đề tài đề xuất một số giải pháp đối với giảng dạy y đức của Khoa Y, để hồn thiện việc giảng dạy mơn y đức tại Khoa Y:
- Tuyển sinh đầu vào ngành Y khoa khơng chỉ dựa vào trình độ học vấn mà cịn phải trải qua phần thi vấn đáp trực tiếp với Hội đồng xét tuyển để tìm người có tâm và phù hợp với nghề y. Cụ thể, thí sinh sẽ được cho trước 1 số câu hỏi với 10 phút để chuẩn bị, sau đó sẽ trực tiếp gặp Hội đồng xét tuyển để trả lời các câu hỏi như: vì sao chọn ngành y? Em có sợ máu khơng? Có thích làm từ thiện khơng?… Thí sinh vượt qua vòng này sẽ được nộp hồ sơ xét tuyển vào trường. Đây là bước giúp Hội đồng chọn được thí sinh phù hợp với nghề y, hạn chế tình trạng thí sinh có điểm cao là nộp vào vì lý do nào đó, bất chấp bản thân có phù hợp hay khơng.
- Rèn luyện y đức là một q trình địi hỏi sự giúp sức từ hai phía, cá nhân sinh viên và trường ĐH y khoa. Việc tổ chức thêm các buổi giảng dạy y đức nhằm nhắc nhở sinh viên ln hiểu biết về trách nhiệm cao cả của mình và đó cũng là dịp để vinh danh những gương tốt, việc tốt trong thực hành y đức. Tăng cường vai trị của Đồn Khoa và bộ phận công tác sinh viên trong cơng tác tổ chức các chương trình ngoại khóa liên quan đến y đức. Hình thức tổ chức cần linh hoạt, đa dạng, phong phú, tránh lý thuyết suông, tạo sức hút cho sinh viên tham dự.
- Tăng thời lượng giảng dạy module TL&ĐĐYK, trang bị cho sinh viên kiến thức trước khi học các module y cơ sở và bổ sung thêm kiến thức trước khi sinh viên hoàn toàn đi thực tập lâm sàng tại bệnh viện.
- Nhanh chóng hồn thiện giáo trình học tập, đây là nguồn kiến thức nền, định hướng cho sinh viên khi thu nhận kiến thức từ các nguồn khác.
- Môn học cần trang bị những kiến thức cơ bản nhất về nghĩa vụ, quyền lợi của người thầy thuốc và bệnh nhân để giúp cho người thầy thuốc biết phải làm gì và phải tránh làm những điều gì trong quá trình hành nghề của mình.
- ĐĐYH là một trong những mơn khoa học nhân văn, là tri thức khoa học về đạo đức của con người. Vì thế, khi nghiên cứu, giảng dạy cần đặt trong mối quan hệ biện chứng với những thành tựu của các môn khoa học xã hội khác nhau như: luật học, triết học, xã hội học, tâm lý học, giáo dục học,….Như vậy, module TL&ĐĐYK cần mời thêm giảng viên chuyên ngành khoa học xã hội để cung cấp thêm các hướng tiếp cận khác nhau.
Để có thể thực hành nghề nghiệp, người nhân viên y tế phải hiểu rõ về các bổn phận, trách nhiệm của bác sĩ, các quyền của bệnh nhân, cách làm việc, giao tiếp, hành xử với đồng nghiệp và bệnh nhân trong mối quan hệ khám bệnh, chữa bệnh, hiểu rõ và vận dụng được tổng hịa các yếu tố kiến thức chun mơn, tính nhân văn, đạo đức nghề nghiệp và tính chun nghiệp của người thầy thuốc. Điềuđó, địi hỏi q trình đào tạo của trường y ở nước ta cần phải được tiến hành thực sự khoa học; nghiêm túc; tin cậy và có chất lượng - đặt nghĩa vụ và trách nhiệm của người thầy thuốc đối với tính mạng của người bệnh, người dân lên trên hết, thực hiện phương châm “Người thầy thuốc phải như người mẹ hiền”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (1996) Quyết định số 2088/BYT-QĐ về việc ban hành quy định về y đức,
ban hành ngày 06/11/1996, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (1997) Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT về việc ban hành Quy chế bệnh viện, ban hành ngày 19/9/1997, Hà Nội.
3. Nhóm dịch giả Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Huy Hóa (2010) Từ điển Xã hội học Oxford, Nxb Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
4. Nguyễn Thế Dũng (2015) Khảo sát thực trạng và giải pháp nâng cao y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế Khánh
Hịa, Tạp chí Y học Việt Nam, số 4, tr. 25-30.
5. Đinh Phương Duy (2007) Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Phạm Thị Minh Đức (2009) Nghiên cứu thực trạng nhận thức và thực hành y đức của bác sĩ ở ba tuyến bệnh viện
huyện, tỉnh và trung ương, Đề tài cấp Bộ, Bộ Y tế.
7. Phạm Thị Minh Đức (2012) Tâm lý và ĐĐYH, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
8. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2017) Quyết định 1330/QĐ-ĐHQG về việc phê duyệt Kế hoạch chiến lược
giai đoạn 2016-2020 của Khoa Y, ban hành ngày 28/11/2017, Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2010) Tài liệu giảng dạy môn y đức – xã hội học, Thành phố Hồ Chí Minh. 10.Lê Thu Hịa (2013) Nghiên cứu thực trạng dạy – học môn Đại đức y học trong đào tạo bác sĩ các trường đại học y và