Chương 2 : NHẬN THỨC VỀ Y ĐỨC CỦA SINH VIÊN KHOA Y
2.4. Sự hiểu biết về nghĩa vụ của người thầy thuốc
Nghĩa vụ của người thầy thuốc được nhắc nhở rất nhiều lần trong các lời di huấn của Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, các lời thề y khoa, trong các quy định, văn bản pháp luật,… Người bác sĩ hiểu rõ nghĩa vụ của mình để làm đúng chức trách, hợp với đạo lý và luật pháp, như vậy mới thực hành tốt y đức. Theo Luật Khám, chữa bệnh năm 2009 quy định nghĩa vụ của người hành nghề y bao gồm: nghĩa vụ đối với người bệnh, nghĩa vụ đối với nghề nghiệp, nghĩa vụ đối với đồng nghiệp, nghĩa vụ đối với xã hội và nghĩa vụ đối với thực hiện đạo đức nghề nghiệp. [20]
Khi được hỏi về nghĩa vụ của người thầy thuốc, có 50,6% sinh viên cho rằng nghĩa vụ đối với người bệnh là quan trọng nhất. Thực vậy, đối tượng phục vụ của người bác sĩ là bệnh nhân. Nhiệm vụ cao cả của người bác sĩ là trị bệnh cứu người. Người thầy thuốc được học về chuyên môn trong sáu năm cũng chỉ để phục vụ việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh cũng như người cần chăm sóc sức khỏe.
Đối với ý kiến nghĩa vụ đối với thực hiện đạo đức nghề nghiệp cũng được các sinh viên đánh giá tương đối cao 27,2%. Điều này chứng tỏ đối với các bạn sinh viên đang theo học ngành y khoa thì việc thực hành y đức cũng rất quan trọng.
Nghĩa vụ đối với người bệnh Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp Nghĩa vụ đối với xã hội
17,2% 3,3%
1,7%
50,6% 27,2%
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 Theo Đại cương ĐĐYH (2010), y đức bao gồm 4 nguyên tắc cơ bản: tơn trọng quyền tự chủ, lịng nhân ái, khơng làm việc có hại và đảm bảo tính cơng bằng [23, tr. 40 -51]. Dựa vào nội dung trên, cuộc khảo sát tìm hiểu liệu rằng sinh viên ngành y khoa có kiến thức về những nguyên tắc của y đức hay không, kết quả như sau:
Bảng 2.5. Các nguyên tắc cơ bản của y đức
Nguyên tắc cơ bản của y đức Tần số Tỉ lệ (%)
Tôn trọng quyền tự chủ của bệnh nhân 175 97,2
Khơng làm việc có hại, khơng ác ý 160 88,9
Đảm bảo tính cơng bằng 159 88,3
Người thầy thuốc phải có lịng nhân ái 155 86,1
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 Các nguyên tắc cơ bản của y đức đều có sự lựa chọn khá cao, từ 88,3% đến 97,2%. Rõ ràng sinh viên đều có nhận thức khá đầy đủ về các nguyên tắc cơ bản này. Trên cơ sở nguyên tắc nền, đề tài mới khai thác tiếp được sự hiểu biết của sinh viên về các nội dung sâu hơn về y đức.
2.5. Sự hiểu biết của sinh viên về quyền của bệnh nhân
Để phục vụ tốt cho bệnh nhân, người bác sĩ phải hiểu rõ người bệnh có những quyền hạn gì để đáp ứng và để tránh vi phạm y đức. Đề tài dựa trên quy định về quyền của người bệnh trong Mục 1, Chương 2, Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 [20] để thiết kế câu hỏi tìm hiểu về sự hiểu biết của sinh viên về nội dung này.
Kết quả điều tra cho thấy tất cả các quyền của bệnh nhân đều được các sinh viên lựa chọn với tỉ lệ cao, từ 62,8% đến 82,8%. Như vậy, sự hiểu biết của các sinh viên về các quyền hạn của người bệnh nhân cũng khá đầy đủ.
Bảng 2.6. Ý kiến của sinh viên về các quyền của bệnh nhân
Quyền của bệnh nhân Tần số Tỉ lệ (%)
Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với
điều kiện thực tế 159 88,3
Quyền được tơn trọng bí mật riêng tư 149 82,8
Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe khi đi khám
bệnh, chữa bệnh 136 75,6
Quyền được lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị 130 72,2
Quyền được cung cấp thơng tin về hồ sơ bệnh án và chi phí
khám, chữa bệnh 113 62,8
Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh 113 62,8
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 Đi sâu vào nội dung này, đề tài tiếp tục tìm hiểu mức độ hiểu biết của sinh viên về giữ bí mật thơng tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, đây là một trong những quyền cơ bản của người bệnh.
Bảng 2.7. Ý kiến của sinh viên về giữ bí mật thơng tin bệnh nhân
Giữ bí mật thơng tin bệnh nhân Tần số Tỉ lệ (%)
Giữ bí mật thơng tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án
76 42,2
Giữ bí mật thơng tin về tình trạng sức khỏe và đời tư
70 38,9
Giữ bí mật tồn bộ thơng tin 32 17,8
Khơng cần giữ bí mật 2 1,1
Tổng cộng 180 100
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 Đáp án “giữ bí mật thơng tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án” được lựa chọn là 42,2%. Điều quan trọng là tỉ lệ chọn không đúng nội dung này cũng khá cao 58,8% (các lựa chọn còn lại).
Khi khảo sát về thông tin bệnh nhân chỉ được phép công bố khi nào, số liệu thống kê được như sau:
Bảng 2.8. Công bố thông tin bệnh nhân
Bệnh nhân đồng ý 141 78,3 Trong một số trường hợp được pháp luật quy định (yêu cầu từ Toà án, Uỷ ban, Hội
đồng hay uỷ ban Hành chính thừa lệnh luật pháp cần thông tin để giải quyết án lệnh, tổ chức được
lệnh của chính phủ phát lệnh truy nã)
132 73,3
Giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị
cho bệnh nhân 100 55,6
Cần chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng
chẩn đốn, chăm sóc, điều trị bệnh nhân 89 49,4
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 Các đáp án đều có lựa chọn khá cao từ 49,4 % đến 78,3%. Sinh viên có biết về nội dung khi nào thì thơng tin bệnh nhân được công bố, nhưng chưa hiểu một cách đầy đủ.
Bảng 2.9. Quy định về sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề y trong việc khai thác hồ sơ bệnh án
Khai thác hồ sơ bệnh án Tần số Tỉ lệ (%)
Mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc, đảm bảo giữ bí mật và sử
dụng đúng mục đích 118 65,6
Mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép, đảm bảo
giữ bí mật và sử dụng đúng mục đích 54 30
Mượn hồ sơ gốc, đảm bảo giữ bí mật và sử dụng đúng mục
đích 8 4,4
Tổng cộng 180 100
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 Điều 59 Luật khám, chữa bệnh năm 2009 có quy định sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép, đảm bảo giữ bí mật và sử dụng đúng mục đích [20]. Quy định này đối với sinh viên đang học ngành y phải nắm rất rõ, tuy nhiên qua bảng 2.13, đáp án này lại không được sinh viên lựa chọn nhiều, tỉ lệ lựa chọn là 30%.
Tiếp theo, đề tài khảo sát về mức độ hiểu biết về việc cung cấp thông tin cho bệnh nhân, kết quả chỉ có 23,3% sự lựa chọn cho đáp án “thơng tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh được cung cấp cho bệnh nhân khi bệnh nhân u cầu bằng văn bản, cung cấp thơng tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án, cung cấp đầy đủ thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết về các khoản chi trong hóa đơn thanh tốn dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh”.
Bảng 2.10. Cung cấp thơng tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh Cung cấp thơng tin hồ sơ bệnh án và chi phí khám/ chữa
bệnh Tần số Tỉ lệ (%)
Khi bệnh nhân có u cầu cung cấp thơng tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết về các khoản chi trong hóa đơn thanh tốn dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh
Khi bệnh nhân yêu cầu bằng văn bản, cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án, cung cấp đầy đủ thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết về các khoản chi
trong hóa đơn thanh tốn dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
42 23,3
Khi bệnh nhân yêu cầu bằng văn bản cần thông tin về hồ sơ
bệnh án và thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh 14 7,8
Tổng cộng 180 100
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 Khi chi tiết vào các nội dung gần với sinh viên ngành y nhất trong Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 thì sinh viên lại khơng nắm được rõ ràng. Điều này cho thấy sinh viên vẫn chưa hiểu rõ về các nội dung được quy định trong luật. Như vậy, rõ ràng kiến thức về các quy định pháp luật của sinh viên chưa đầy đủ.
2.6. Sự hiểu biết về mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân
Mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân rất quan trọng. Trên những phương tiện truyền thông đại chúng phản ánh hầu hết các vi phạm y đức đều xuất phát từ mối quan hệ này. Người thầy thuốc xác định được mối quan hệ này sẽ thực hiện chức năng của mình một cách thoải mái, với tinh thần trách nhiệm cao và có thể tránh khỏi những sai sót.
Bảng 2.11. Ý kiến của sinh viên về mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân
Mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân Tần số Tỉ lệ (%)
Bác sĩ chủ yếu là người cứu chữa bệnh nhân 84 46,7
Bác sĩ chủ yếu là người cung cấp dịch vụ y tế 74 41,1
Bác sĩ chủ yếu là người thực hiện những kỹ thuật y
khoa 22 12,2
Tổng cộng 180 100
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018
Có 46,7% cho rằng bác sĩ chủ yếu là người cứu chữa bệnh nhân. Đây cũng là trách nhiệm cao cả và tiên quyết của người thầy thuốc. Hiểu được trọng trách như vậy, người thầy thuốc sẽ tồn tâm tồn ý phục vụ người bệnh mà khơng mưu cầu lợi lộc, tiền tài như Hải Thượng Lãn Ông đã dạy: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người và vui với cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, khơng nên cầu lợi, kể cơng” [22, tr. 11].
Về mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân, theo các cuộc phỏng vấn sâu, ý kiến thu nhận được như sau:“Mối quan hệ
thầy thuốc bệnh nhân là mối quan hệ hai chiều. Bệnh nhân tìm đến thầy thuốc để mong giảm bớt bệnh tật. Người bác sĩ cần bệnh nhân để học tập và nâng cao kiến thức và kĩ năng chính bản thân mình. Mối quan hệ khơng thể tách rời, và ai cũng cần nửa kia để hoàn thiện bản thân mình” (sinh viên nữ, năm thứ hai, SV02); “mối quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân phải là sự tơn trọng, thấu cảm, khách quan, bình đẳng và tận tâm trong chữa trị. Ngồi ra, nó cịn là sự hợp tác, trung thực, tin tưởng” (sinh viên nam, năm thứ ba, SV03).
Theo cách tiếp cận xã hội học sức khỏe và theo quan niệm của nhà nước ta hiện nay, y tế là ngành dịch vụ. Trong đó nhân viên y tế là người cung cấp dịch vụ, còn bệnh nhân là người sử dụng dịch vụ. Quan niệm bác sĩ chủ yếu là người cung
cấp dịch vụ y tế được các sinh viên đồng tình khá cao 41,1%: “đây là một quan niệm khá là mới nhưng nó là hướng tích cực
cho ngành y của mình. Vì vốn dĩ khơng phải là người bệnh, người ta khơng có bệnh gì cũng có thể đi khám và lúc đó người ta chỉ là khách hàng, và bác sĩ lúc đó có vai trị là cung cấp các thơng tin về bệnh tật cũng như tư vấn dịch vụ này sẽ tốt cho bệnh nhân này, bệnh nhân kia như thế nào thì cái vấn đề đó theo em nghĩ đánh giá khá là tích cực trong ngành y hiện nay”
(sinh viên nữ, năm cuối, SV06); “ngành y tế bây giờ nên đượcphát triển theo hướng dịch vụ chứ không phải như ngày trước
nữa, thầy thuốc là người quyết định điều trị gì cho bệnh nhân, mà là thầy thuốc cùng bàn luận giải thích cho bệnh nhân để cả hai cùng quyết định hướng điều trị cho bệnh nhân, làm như vậy nó vơ tình tạo sự tin tưởng và kết quả điều trị cũng tốt hơn”
(sinh viên nam, năm thứ ba, SV03).
Như vậy, quan điểm của sinh viên ngành y khoa, những người bác sĩ tương lai đã thay đổi rất nhiều. Quan điểm dịch vụ xem bệnh nhân là khách hàng, bệnh nhân được quyền lựa chọn bác sĩ, lựa chọn cách điều trị tốt nhất, phù hợp với thu nhập của mình cũng như được lựa chọn bệnh viện điều trị. Từ đó, nghề y trở thành một ngành nghề kinh doanh như nhiều ngành nghề khác. Xét cho cùng, nghề y cũng là một trong những ngành nghề, người hành nghề y bán sức lao động để ni sống bản thân và gia đình. Tuy nhiên, đây là một ngành nghề kinh doanh dịch vụ đặc biệt. Trong báo cáo của Ủy ban liên hợp Oakbrook Terrance, ĐH Illinois (Mỹ), tác giả Huỳnh Tấn Tài cho rằng với nghĩa vụ ủy thác luân lý của một người thầy thuốc đối với bệnh nhân, nghề y không đơn thuần là một nghề kinh doanh như các ngành nghề khác. Trong các ngành nghề kinh doanh khác, đôi bên chỉ cần tôn trọng các điều khoản trong hợp đồng thì được xem là đã làm trịn trách nhiệm của mình. Khơng có điều khoản nào trong hợp đồng địi hỏi một bên phải qn mình đi, đặt quyền lợi của bên kia hơn chính quyền lợi của bản thân mình. [21]
2.7. Sự hiểu biết của sinh viên về mối quan hệ giữa bác sĩ và đồng nghiệp, mối quan hệ giữa bác sĩ và cộng đồng
Công việc điều trị bệnh rất quan trọng và khẩn cấp. Vì vậy, trong ngành y sự phối hợp nhau giữa các bác sĩ, giữa các bác sĩ và điều dưỡng trong lúc làm việc tùy theo chức năng của mỗi người là rất cần thiết để mang lại hiệu quả cao nhất. Hiểu biết về mối quan hệ giữa bác sĩ với đồng nghiệp là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá về y đức của người thầy thuốc.
Bảng 2.12. Ý kiến của sinh viên về mối quan hệ giữa bác sĩ và đồng nghiệp trong công việc
Mối quan hệ giữa bác sĩ và đồng nghiệp Tần số Tỉ lệ (%)
Làm việc theo nhóm, thường xuyên chia sẻ kinh
nghiệm 110 61,1
Hỗ trợ nhau khi cần thiết 63 35
Làm việc độc lập 7 3,9
Tổng cộng 180 100
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 Mối quan hệ giữa bác sĩ và đồng nghiệp trong cơng việc là làm việc theo nhóm, thường xun chia sẻ kinh nghiệm chiếm tỉ lệ cao nhất (61,1%) và hỗ trợ nhau khi cần thiết (35%), “nó phải là sự tơn trọng, cùng nhau hợp tác, tất cả vì người
bệnh, vì sự phát triển chung của nghề y” (sinh viên nam, năm thứ ba, SV03). Như vậy, đa số sinh viên đều khẳng định nghề y
là một nghề đặc biệt không thể làm việc độc lập.
Bên cạnh mối quan hệ với bệnh nhân, đồng nghiệp, người bác sĩ cịn có mối quan hệ mật thiết với cộng đồng xã hội. Đó là trách nhiệm mà người bác sĩ đối với xã hội.
Bảng 2.13. Trách nhiệm của người thầy thuốc với cộng đồng xã hội
Mối quan hệ giữa bác sĩ và
Giáo dục sức khỏe cộng đồng 158 87,8
Bảo vệ mơi trường 114 63,3
Chăm sóc sức khỏe tồn cầu 107 59,4