Chương 2 : NHẬN THỨC VỀ Y ĐỨC CỦA SINH VIÊN KHOA Y
2.7. Sự hiểu biết của sinh viên về mối quan hệ giữa bác sĩ và đồng nghiệp, mối quan hệ giữa bác sĩ và cộng đồng
Công việc điều trị bệnh rất quan trọng và khẩn cấp. Vì vậy, trong ngành y sự phối hợp nhau giữa các bác sĩ, giữa các bác sĩ và điều dưỡng trong lúc làm việc tùy theo chức năng của mỗi người là rất cần thiết để mang lại hiệu quả cao nhất. Hiểu biết về mối quan hệ giữa bác sĩ với đồng nghiệp là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá về y đức của người thầy thuốc.
Bảng 2.12. Ý kiến của sinh viên về mối quan hệ giữa bác sĩ và đồng nghiệp trong công việc
Mối quan hệ giữa bác sĩ và đồng nghiệp Tần số Tỉ lệ (%)
Làm việc theo nhóm, thường xuyên chia sẻ kinh
nghiệm 110 61,1
Hỗ trợ nhau khi cần thiết 63 35
Làm việc độc lập 7 3,9
Tổng cộng 180 100
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 Mối quan hệ giữa bác sĩ và đồng nghiệp trong cơng việc là làm việc theo nhóm, thường xun chia sẻ kinh nghiệm chiếm tỉ lệ cao nhất (61,1%) và hỗ trợ nhau khi cần thiết (35%), “nó phải là sự tơn trọng, cùng nhau hợp tác, tất cả vì người
bệnh, vì sự phát triển chung của nghề y” (sinh viên nam, năm thứ ba, SV03). Như vậy, đa số sinh viên đều khẳng định nghề y
là một nghề đặc biệt không thể làm việc độc lập.
Bên cạnh mối quan hệ với bệnh nhân, đồng nghiệp, người bác sĩ cịn có mối quan hệ mật thiết với cộng đồng xã hội. Đó là trách nhiệm mà người bác sĩ đối với xã hội.
Bảng 2.13. Trách nhiệm của người thầy thuốc với cộng đồng xã hội
Mối quan hệ giữa bác sĩ và
Giáo dục sức khỏe cộng đồng 158 87,8
Bảo vệ môi trường 114 63,3
Chăm sóc sức khỏe tồn cầu 107 59,4
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 Theo Đại cương ĐĐYH (2010), trách nhiệm của người thầy thuốc với cộng đồng xã hội bao gồm 3 nội dung: giáo dục sức khỏe cộng đồng, bảo vệ mơi trườngvà chăm sóc sức khỏe tồn cầu [23, tr. 83]. Các đáp án đều có sự lựa chọn cao từ 59,4% đến 87,8%.