Chương 2 : NHẬN THỨC VỀ Y ĐỨC CỦA SINH VIÊN KHOA Y
2.1. Quan điểm về y đức
Để tìm hiểu sinh viên hiểu y đức là gì, đề tài cung cấp cho nhóm khách thể nghiên cứu một số định nghĩa phổ biến về y đức, trong đó có những đáp án tinh giảm nội dung nhằm làm sai lệch đi ý nghĩa ban đầu của nó, từ đó sẽ tìm hiểu liệu sinh viên có hiểu đúng định nghĩa về y đức hay khơng. Nhóm khách thể nghiên cứu sẽ lựa chọn định nghĩa mà bản thân họ cho là đúng nhất, kết quả như sau:
Bảng 2.1. Các định nghĩa về y đức
Định nghĩa về y đức Tần số Tỉ lệ (%)
Những quy tắc, chuẩn mực giá trị về đạo đức cần phải tuân thủ và tính chuyên nghiệp mà những người hành nghề y dược phải được trang bị trước
khi thực hành nghề nghiệp
134 74,4
Những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi và mối quan hệ giữa
thầy thuốc với bệnh nhân
28 15,6
Những quy tắc, chuẩn mực giá trị về đạo đức cần
phải tuân thủ 11 6,1
Những chuẩn mực, lý tưởng, khát vọng chung của
nhân loại trong một lĩnh vực y tế 7 3,9
Tổng cộng 180 100
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 Kết quả khảo sát cho thấy lựa chọn nhiều nhất là “những quy tắc, chuẩn mực giá trị về đạo đức cần phải tuân thủ và tính chuyên nghiệp mà những người hành nghề y dược phải được trang bị trước khi thực hành nghề nghiệp”, chiếm tỉ lệ 74,4%. Đây là đáp án được cung cấp tương đối đầy đủ để có thể hiểu được trọn vẹn khái niệm cơ bản nhất của y đức.
Qua việc lựa chọn các đáp án trên, có thể nhận thấy sinh viên Khoa Y gần như có hiểu biết khá tốt về định nghĩa của y đức. Ngoài ra, khi được phỏng vấn sâu, các sinh viên cho rằng: “….nó là một hệ thống những quy tắc, những cái chuẩn mực của người làm trong ngành nghề y trong hoạt động y tế, được các chuyên gia, các người hành nghề y phải tuân thủ. Hiểu nôm na như là chuẩn mực trong mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân, giữa nhân viên y tế với nhau, và chuẩn mực của người hành nghề y đối với cơng việc hành nghề… Nói một cách dễ hiểu nhất thì nó là đạo đức trong lĩnh vực y khoa” (sinh viên nam, năm thứ ba, SV03). Để tìm hiểu rõ hơn liệu rằng sinh viên có hiểu đúng về y đức hay khơng, trong các
cuộc phỏng vấn sâu còn hỏi thêm về “thế nào là người bác sĩ có y đức?”, đề tài thu được các câu trả lời như sau: “một bác sĩ
có y đức là một bác sĩ có tâm và có tầm. Có nghĩa là một bác sĩ phải có lương tâm, phải có đạo đức hành nghề và tất nhiên khi mà mình muốn làm một cái gì đó tốt, muốn làm cái gì đó chun nghiệp thì mình phải có chun môn rõ ràng” (sinh viên nữ, năm nhất, SV01); “người bác sĩ có y đức thì thứ nhất người bác sĩ đó phải có tâm, thứ hai là phải có
50.0 40.0 30.0 20.0 10.0 0.0 21.1% Khơng có ý kiến 36.7% Khơng đồng ý 42,2% Đồng ý
Ngồi định nghĩa về y đức như trên, cuộc nghiên cứu còn khảo sát ý kiến sinh viên về khái niệm “người thầy thuốc có lương tâm” để làm rõ hơn sự hiểu biết của sinh viên Khoa Y về y đức. Việc tìm hiểu khái niệm này nhằm mục đích muốn tìm hiểu sâu về cách suy nghĩ và đạo đức của từng cá nhân người bác sĩ tương lai.
Ý kiến “có chun mơn tốt và đạo đức nghề nghiệp” là sự lựa chọn chiếm ưu thế nhất 53,3%. Một sinh viên nam đang học năm thứ tư cho rằng: “lương tâm ở đây là nói về cái tâm của người bác sĩ cùng những hành vi đúng chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp” (sinh viên nam, năm thứ tư, SV04). Kế tiếp là ý kiến “lương y như từ mẫu” chiếm 22,2%, “người bác sĩ có lương tâm là người bác sĩ đó phải cólịng hướng về cái thiện, về lẽ phải của thầy thuốc. Nó góp phần định hình một người thầy thuốc có tâm, có tầm với nghề” (sinh viên nam, năm thứ năm, SV05).
Bảng 2.2. Ý kiến của sinh viên về người thầy thuốc có lương tâm
Ý kiến về người thầy thuốc có lương tâm Tần số Tỉ lệ (%)
Có chun mơn tốt và đạo đức nghề nghiệp 96 53,3
Lương y như từ mẫu 40 22,2
Đặt lợi ích của bệnh nhân lên trên hết 22 12,2
Xem bệnh nhân là người thân 12 6,7
Cảm thông và thấu hiểu tâm lý một bệnh nhân 10 5,6
Tổng cộng 180 100
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 Có thể nói lương tâm của một con người là phần vơ hình, rất khó nhận ra được nhưng lại rất quan trọng. Theo sinh viên tham gia cuộc khảo sát, lương tâm người thầy thuốc tựu chung lại chính là làm đúng với y đức và không trái ngược với những chuẩn mực đạo đức của xã hội, đạo đức gắn liền với chuyên mơn, khơng tách rời.
Để tìm hiểu sâu hơn về nhận thức về ngành y như thế nào trong giai đoạn hiện nay, đề tài khảo sát quan niệm của sinh viên về “nghề y không phải là một nghề kinh doanh”.
Biểu đồ 2.1. Quan niệm của sinh viên về nghề y không phải là một nghề kinh doanh
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 Bảng trên cho thấy có 42,2% sinh viên đồng ý với quan niệm này, “em đồng ý với quan điểm này. Kinh doanh dựa
trên nỗi đau bệnh tật của người khác là một điều không nên làm một chút nào. Tuy nhiên, cuộc sống hiện tại, khi mối quan tâm về sức khoẻ của con người nhiều hơn thì kinh doanh hồn tồn có thể, nhưng khơng phải kinh doanh trên nỗi đau bệnh tật, mà là dựa trên y học dự phòng” (sinh viên nữ, năm thứ hai, SV02). “Em thấy đúng, nghề y là một nghề cao cả, nó vượt
qua cái gọi là vật chất, mặc dù chúng ta vẫn nhận lương, vẫn thu phí bệnh nhân, nhưng đó chỉ là những thủ tục để duy trì thơi, cái chính ở đây là bác sĩ khơng bao giờ đánh giá bệnh này bao nhiêu tiền, bệnh kia bao nhiêu tiền, mà người bác sĩ chỉ có một ý niệm là bệnh này có chữa được khơng, phải làm như thế nào mới tốt nhất cho người bệnh. Nghề y là nghề một nghề liên quan đến sức khỏe và mạng sống con người thì khơng thể nào so sánh với các ngành kinh doanh khác được” (sinh viên
nam, năm thứ tư, SV04).
Bên cạnh đó, số khơng đồng ý và khơng có ý kiến chiếm tỉ lệ khơng nhỏ (36,7% và 21,1%). Có lẽ với nền kinh tế của nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên quan niệm ngành y tế cũng vì vậy mà thay đổi dần: “nghề y khơng phải là nghề kinh doanh là một cái khẳng định cóphần muốn đề cao tinh thần và giá trị cao quý của
nghề nghiệp này” (sinh viên nam, năm thứ ba, SV03); “ngành nào thì cũng sẽ đứng trên nhiều phương diện khác nhau, thứ nhất là về kinh tế, về xã hội, cũng như các vấn đề về cộng động, thì em nghĩ trong ngành y thì vấn đề khám chữa bệnh thì đó là một vấn đề khác nhưng khi mà các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì đó cũng là một vấn đề kinh doanh” (sinh viên nữ, năm
cuối, SV06).