Khai thác hồ sơ bệnh án Tần số Tỉ lệ (%)
Mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc, đảm bảo giữ bí mật và sử
dụng đúng mục đích 118 65,6
Mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép, đảm bảo
giữ bí mật và sử dụng đúng mục đích 54 30
Mượn hồ sơ gốc, đảm bảo giữ bí mật và sử dụng đúng mục
đích 8 4,4
Tổng cộng 180 100
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 Điều 59 Luật khám, chữa bệnh năm 2009 có quy định sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép, đảm bảo giữ bí mật và sử dụng đúng mục đích [20]. Quy định này đối với sinh viên đang học ngành y phải nắm rất rõ, tuy nhiên qua bảng 2.13, đáp án này lại không được sinh viên lựa chọn nhiều, tỉ lệ lựa chọn là 30%.
Tiếp theo, đề tài khảo sát về mức độ hiểu biết về việc cung cấp thông tin cho bệnh nhân, kết quả chỉ có 23,3% sự lựa chọn cho đáp án “thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh được cung cấp cho bệnh nhân khi bệnh nhân u cầu bằng văn bản, cung cấp thơng tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án, cung cấp đầy đủ thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết về các khoản chi trong hóa đơn thanh tốn dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh”.
Bảng 2.10. Cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh Cung cấp thơng tin hồ sơ bệnh án và chi phí khám/ chữa
bệnh Tần số Tỉ lệ (%)
Khi bệnh nhân có yêu cầu cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết về các khoản chi trong hóa đơn thanh tốn dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh
Khi bệnh nhân yêu cầu bằng văn bản, cung cấp thơng tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án, cung cấp đầy đủ thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết về các khoản chi
trong hóa đơn thanh tốn dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
42 23,3
Khi bệnh nhân yêu cầu bằng văn bản cần thông tin về hồ sơ
bệnh án và thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh 14 7,8
Tổng cộng 180 100
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 Khi chi tiết vào các nội dung gần với sinh viên ngành y nhất trong Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 thì sinh viên lại khơng nắm được rõ ràng. Điều này cho thấy sinh viên vẫn chưa hiểu rõ về các nội dung được quy định trong luật. Như vậy, rõ ràng kiến thức về các quy định pháp luật của sinh viên chưa đầy đủ.
2.6. Sự hiểu biết về mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân
Mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân rất quan trọng. Trên những phương tiện truyền thông đại chúng phản ánh hầu hết các vi phạm y đức đều xuất phát từ mối quan hệ này. Người thầy thuốc xác định được mối quan hệ này sẽ thực hiện chức năng của mình một cách thoải mái, với tinh thần trách nhiệm cao và có thể tránh khỏi những sai sót.
Bảng 2.11. Ý kiến của sinh viên về mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân
Mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân Tần số Tỉ lệ (%)
Bác sĩ chủ yếu là người cứu chữa bệnh nhân 84 46,7
Bác sĩ chủ yếu là người cung cấp dịch vụ y tế 74 41,1
Bác sĩ chủ yếu là người thực hiện những kỹ thuật y
khoa 22 12,2
Tổng cộng 180 100
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018
Có 46,7% cho rằng bác sĩ chủ yếu là người cứu chữa bệnh nhân. Đây cũng là trách nhiệm cao cả và tiên quyết của người thầy thuốc. Hiểu được trọng trách như vậy, người thầy thuốc sẽ tồn tâm tồn ý phục vụ người bệnh mà khơng mưu cầu lợi lộc, tiền tài như Hải Thượng Lãn Ông đã dạy: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người và vui với cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, khơng nên cầu lợi, kể công” [22, tr. 11].
Về mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân, theo các cuộc phỏng vấn sâu, ý kiến thu nhận được như sau:“Mối quan hệ
thầy thuốc bệnh nhân là mối quan hệ hai chiều. Bệnh nhân tìm đến thầy thuốc để mong giảm bớt bệnh tật. Người bác sĩ cần bệnh nhân để học tập và nâng cao kiến thức và kĩ năng chính bản thân mình. Mối quan hệ không thể tách rời, và ai cũng cần nửa kia để hồn thiện bản thân mình” (sinh viên nữ, năm thứ hai, SV02); “mối quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân phải là sự tôn trọng, thấu cảm, khách quan, bình đẳng và tận tâm trong chữa trị. Ngồi ra, nó cịn là sự hợp tác, trung thực, tin tưởng” (sinh viên nam, năm thứ ba, SV03).
Theo cách tiếp cận xã hội học sức khỏe và theo quan niệm của nhà nước ta hiện nay, y tế là ngành dịch vụ. Trong đó nhân viên y tế là người cung cấp dịch vụ, còn bệnh nhân là người sử dụng dịch vụ. Quan niệm bác sĩ chủ yếu là người cung
cấp dịch vụ y tế được các sinh viên đồng tình khá cao 41,1%: “đây là một quan niệm khá là mới nhưng nó là hướng tích cực
cho ngành y của mình. Vì vốn dĩ khơng phải là người bệnh, người ta khơng có bệnh gì cũng có thể đi khám và lúc đó người ta chỉ là khách hàng, và bác sĩ lúc đó có vai trị là cung cấp các thơng tin về bệnh tật cũng như tư vấn dịch vụ này sẽ tốt cho bệnh nhân này, bệnh nhân kia như thế nào thì cái vấn đề đó theo em nghĩ đánh giá khá là tích cực trong ngành y hiện nay”
(sinh viên nữ, năm cuối, SV06); “ngành y tế bây giờ nên đượcphát triển theo hướng dịch vụ chứ không phải như ngày trước
nữa, thầy thuốc là người quyết định điều trị gì cho bệnh nhân, mà là thầy thuốc cùng bàn luận giải thích cho bệnh nhân để cả hai cùng quyết định hướng điều trị cho bệnh nhân, làm như vậy nó vơ tình tạo sự tin tưởng và kết quả điều trị cũng tốt hơn”
(sinh viên nam, năm thứ ba, SV03).
Như vậy, quan điểm của sinh viên ngành y khoa, những người bác sĩ tương lai đã thay đổi rất nhiều. Quan điểm dịch vụ xem bệnh nhân là khách hàng, bệnh nhân được quyền lựa chọn bác sĩ, lựa chọn cách điều trị tốt nhất, phù hợp với thu nhập của mình cũng như được lựa chọn bệnh viện điều trị. Từ đó, nghề y trở thành một ngành nghề kinh doanh như nhiều ngành nghề khác. Xét cho cùng, nghề y cũng là một trong những ngành nghề, người hành nghề y bán sức lao động để nuôi sống bản thân và gia đình. Tuy nhiên, đây là một ngành nghề kinh doanh dịch vụ đặc biệt. Trong báo cáo của Ủy ban liên hợp Oakbrook Terrance, ĐH Illinois (Mỹ), tác giả Huỳnh Tấn Tài cho rằng với nghĩa vụ ủy thác luân lý của một người thầy thuốc đối với bệnh nhân, nghề y không đơn thuần là một nghề kinh doanh như các ngành nghề khác. Trong các ngành nghề kinh doanh khác, đôi bên chỉ cần tôn trọng các điều khoản trong hợp đồng thì được xem là đã làm trịn trách nhiệm của mình. Khơng có điều khoản nào trong hợp đồng đòi hỏi một bên phải quên mình đi, đặt quyền lợi của bên kia hơn chính quyền lợi của bản thân mình. [21]
2.7. Sự hiểu biết của sinh viên về mối quan hệ giữa bác sĩ và đồng nghiệp, mối quan hệ giữa bác sĩ và cộng đồng
Công việc điều trị bệnh rất quan trọng và khẩn cấp. Vì vậy, trong ngành y sự phối hợp nhau giữa các bác sĩ, giữa các bác sĩ và điều dưỡng trong lúc làm việc tùy theo chức năng của mỗi người là rất cần thiết để mang lại hiệu quả cao nhất. Hiểu biết về mối quan hệ giữa bác sĩ với đồng nghiệp là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá về y đức của người thầy thuốc.
Bảng 2.12. Ý kiến của sinh viên về mối quan hệ giữa bác sĩ và đồng nghiệp trong công việc
Mối quan hệ giữa bác sĩ và đồng nghiệp Tần số Tỉ lệ (%)
Làm việc theo nhóm, thường xuyên chia sẻ kinh
nghiệm 110 61,1
Hỗ trợ nhau khi cần thiết 63 35
Làm việc độc lập 7 3,9
Tổng cộng 180 100
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 Mối quan hệ giữa bác sĩ và đồng nghiệp trong cơng việc là làm việc theo nhóm, thường xun chia sẻ kinh nghiệm chiếm tỉ lệ cao nhất (61,1%) và hỗ trợ nhau khi cần thiết (35%), “nó phải là sự tơn trọng, cùng nhau hợp tác, tất cả vì người
bệnh, vì sự phát triển chung của nghề y” (sinh viên nam, năm thứ ba, SV03). Như vậy, đa số sinh viên đều khẳng định nghề y
là một nghề đặc biệt không thể làm việc độc lập.
Bên cạnh mối quan hệ với bệnh nhân, đồng nghiệp, người bác sĩ cịn có mối quan hệ mật thiết với cộng đồng xã hội. Đó là trách nhiệm mà người bác sĩ đối với xã hội.
Bảng 2.13. Trách nhiệm của người thầy thuốc với cộng đồng xã hội
Mối quan hệ giữa bác sĩ và
Giáo dục sức khỏe cộng đồng 158 87,8
Bảo vệ môi trường 114 63,3
Chăm sóc sức khỏe tồn cầu 107 59,4
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 Theo Đại cương ĐĐYH (2010), trách nhiệm của người thầy thuốc với cộng đồng xã hội bao gồm 3 nội dung: giáo dục sức khỏe cộng đồng, bảo vệ mơi trườngvà chăm sóc sức khỏe tồn cầu [23, tr. 83]. Các đáp án đều có sự lựa chọn cao từ 59,4% đến 87,8%.
2.8. Sự cần thiết của y đức đối với nhân viên y tế
Ngành nghề nào cũng có đạo đức riêng. Ngành y liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cho con người, nên địi hỏi người nhân viên y tế khơng những phải có chun mơn giỏi mà cịn phải có đạo đức tốt.
Bảng 2.14. Ý kiến của sinh viên về sự cần thiết của y đức với nhân viên y tế
Sự cần thiết của y đức với nhân
viên y tế Khơng cần Có cũng tốt khơng có cũng chẳng sao Cần thiết Rất cần thiết Tổng cộng Y đức là vấn đề cần thiết 0 5 59 116 180
của một nhân viên y tế (0%) (2,8%) (32,8%) (64,4%) (100%)
Đào tạo lại về y đức cho nhân viên y tế 5 (2,8 %) 7 (3,9%) 85 (47,2%) 83 (46,1%) 180 (100%)
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 Các sinh viên nhận thấy “rất cần thiết” của y đức đối với nhân viên y tế chiếm tỉ lệ khá cao 64,4% và khơng có sinh viên nào cho rằng “không cần thiết”.
Việc đào tạo lại về y đức cho đội ngũ nhân viên y tế rất quan trọng và cần thiết, nhất là trong một thời gian dài y đức không được chú trọng giảng dạy trong các trường ĐH y khoa. Trong cuộc khảo sát này, có 47,2% sinh viên cho rằng việc đào tạo lại về y đức là “cần thiết” và 46,1% là “rất cần thiết”. Vì hằng ngày người thầy thuốc phải chịu nhiều áp lực cơng việc, bị cám dỗ trước thói quen sẵn sàng đưa phong bì của một số người dân hiện nay trong xã hội để đạt được mục đích nhanh chóng. Y đức là đạo đức nghề y nên khơng thể hình thành một cách chóng vánh mà phải từ từ thâm nhập vào con người qua nhận thức, qua học tập, rèn luyện và đượcnhắc đi nhắc lại. Từ nhận thức đến hành vi là cả một quá trình rèn luyện mà nhiềukhi khơng thể đến đích được nếu khơng có sự kiên trì của bản thân từng người và sự hỗ trợ của đồng nghiệp và xã hội.
Tiểu kết chương 2
Đa số sinh viên đều hiểu biết khá tốt về định nghĩa của y đức và nguồn thu nhận kiến thức của sinh viên học ngành y khoa khá phong phú, phần lớn là được học ở nhà trường. Ngồi ra, sinh viên cịn thu nhận được từ các nguồn sau: thông qua tấm gương của thầy cô, đồng môn, thực hành ở bệnh viện, tự nhận thức tìm hiểu, học qua phương tiện truyền thơng đại chúng. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy sinh viên hiểu biết rất tốt về nghĩa vụ của người thầy thuốc, các nguyên tắc cơ bản của y đức, các mối quan hệ xung quanh một người bác sĩ, nhưng chưa chú trọng đến việc tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến y đức, đa số chỉ hiểu biết sơ sơ thậm chí có người khơng biết. Đi sâu vào các nội dung cụ thể của quy định pháp luật, cuộc khảo sát cho thấy kiến thức về các quy định pháp luật của sinh viên chưa đầy đủ. Cụ thể như giữ bí mật thơng tin bệnh nhân, cơng bố thơng tin bệnh nhân, quy định sử dụng hồ sơ bệnh án, sinh viên không hiểu biết rõ ràng. Đa số sinh viên đều mong muốn được bổ sung, nhấn mạnh thêm các quy định pháp luật liên quan đến y khoa.
Các sinh viên nhận thấy việc đào tạo lại y đức cho đội ngũ nhân viên y tế là rất quan trọng và cần thiết, nhất là trong một thời gian dài y đức không được chú trọng giảng dạy trong các trường ĐH y khoa. Y đức khơng thể hình thành một cách chóng vánh mà phải từ từ thâm nhập vào con người qua nhận thức, qua học tập, rèn luyện và được nhắc đi nhắc lại. Từ nhận thức đến hành vi là cả một quá trình rèn luyện mà nhiều khi khơng thể đến đích được nếu khơng có sự kiên trì của bản thân từng người và sự hỗ trợ của đồng nghiệp và xã hội.
Chương 3
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC Y ĐỨC CỦA SINH VIÊN KHOA Y
3.1. Chương trình giảng dạy y đức của Khoa Y hiện nay
Do tầm quan trọng của y đức đối với những người hành nghề y nên từ rất xa xưa người ta đã chú ý đến việc giảng dạy y đức cho sinh viên các trường y. Trong khoảng từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIII, lần đầu tiên y đức được giảng dạy tại ĐH Salerne. Cùng với tập thể các thầy thuốc, giáo sư Arnold đã soạn và viết bộ luật “Salerne về sức khỏe”. Bộ luật Salerne được trình bày bằng thơ, nói tới vai trò y học trong đời sống, phương pháp dự phòng chữa bệnh và đặc biệt quan tâm đến đạo đức của người thầy thuốc. Bộ luật Salerne là một di sản lớn về văn học và y học tồn tại gần 1000 năm. [6]
Ở Việt Nam, y đức không được giảng dạy tại các trường ĐH y khoa trong một thời gian dài. Sau đó, y đức được nhắc đến trong các môn học như tâm lý học, y học công đồng, khoa học hành vi, triết học. Các trường ĐH y khoa ở nước ta không chú trọng đào tạo y đức nên y đức có phần bị xem nhẹ.
Khoa Y ngay từ ngày đầu thiết kế CTĐT ngành Y khoa đã đưa nội dung y đức vào giảng dạy. CTĐT ngành Y khoa của Khoa Y đảm bảo được các CHUẨN ĐẦU RA về thái độ, y đức. Trong 38 CHUẨN ĐẦU RA, nội dung về thái độ, y đức có tới 6 chuẩn:
1. Có y đức, phẩm chất, trách nhiệm của người thầy thuốc; phục vụ người bệnh, người dân; trung thực, khách quan, có tinh thần nghiên cứu, tự học nâng cao và hợp tác với đồng nghiệp.
2. Tận tuỵ với nghề nghiệp, nêu cao tinh thần trách nhiệm. Nhận biết cái sai và cách khắc phục các sai lầm trong nghề nghiệp và cuộc sống.
3. Nhận thức được tầm quan trọng của các nguyên lý chăm sóc sức khoẻ trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. 4. Tôn trọng đồng nghiệp, cầu thị, hợp tác làm việc theo nhóm và phối hợp liên ngành, xã hội hố cơng tác y tế. 5. Lắng nghe và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, giao tiếp với bệnh nhân, với cộng đồng.