- Khái niệm
Séc là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của chủ tài khoản lập dưới dạng văn bản yêu cầu tồ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chi trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng.
Thanh toán bằng séc là việc ngân hàng chi trả một số tiền nhất định
băng tiên mặt hoặc chuyên khoăn từ tài khoăn TGTT cùa người ký phát séc cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc, hoặc trà theo lệnh của người thụ hưởng hoặc trả cho người xuất trình. Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng:
séc ghi danh, séc vô danh và séc trả theo lệnh; Căn cứ vào tính chất thanh tốn: séc chuyển khoản, séc tiền mặt, séc bảo chi (Trầm Thị Xuân Hương, 2013).
- Các bên tham gia
Các bên tham gia quá trình thanh tốn séc bao gồm: (i) Người phát hành, người ký phát: là người lập và ký tên trên séc để ra lệnh cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn thay mặt mình chi trả số tiền ghi trên séc; (ii) Người được trả tiền: là người mà người ký phát chi định có quyền thụ hưởng hoặc chuyển nhượng quyền thụ hưởng đối với số tiền ghi trên séc; (iii) Người thụ hưởng: là người sở hữu số tiền ghi trên séc, người thụ hưởng séc được ghi rõ họ tên trên tờ séc (nếu là séc ký danh) hoặc là người cầm séc (nếu là séc vơ danh); (iv) Người thanh tốn: là ngân hàng mà người ký phát mở tài khoản TGTT và thực hiện thanh toán theo yêu cầu người ký phát; (v) Người thu hộ: là ngân hàng làm dịch vụ thu hộ séc, phục vụ cho người thụ hưởng.
- Quy trình thanh toán
+ Bên phát hành và bên thụ hường mở tài khoản tại cùng một ngân hàng
Bước 1: Người ký phát (Khách hàng) thực hiện thủ tục mua séc trắng tại ngân hàng mở tài khoản.
Bước 2: Người ký phát phát hành séc đế giao cho người thụ hưởng.
Hình 1.5: Quy trình thanh tốn băng séc tại cùng một ngân hàng
Nguồn: Trầm Thị Xuân Hương (2013)
Bước 3: Người thụ hưởng nộp séc vào ngân hàng yêu càu thanh toán. Bước 4: Ngân hàng ghi nợ và báo nợ cho người ký phát.
Bước 5: Ngân hàng ghi có và báo có cho người thụ hưởng.
+ Bên phát hành và bên thụ hưởng mở tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau I Người thụ hưởng Ngàn hàng bèn thụ hưởng À
Hình 1.6: Quy trình thanh tốn băng séc tại hai ngân hàng khác nhau
Nguồn: Trầm Thị Xuân Hương (2013)
Bước 1: Người ký phát mua séc trắng từ ngân hàng.
Bước 2: Người ký phát phát hành séc cho người thụ hưởng.
Bước 3: Người thụ hưởng nộp séc cho ngân hàng bên thụ hưởng để yêu
câu thu hộ.
Bước 4: Ngân hàng bên thụ hưởng chuyển séc cho ngân hàng phục vụ người ký phát.
Bước 5: Ngân hàng ghi nợ và báo nợ người ký phát.
Bước 6: Ngân hàng bên ký phát chuyến tiền cho ngân hàng bên thụ hưởng.
Bước 7: Ngân hàng bên thụ hưởng ghi có và báo cáo cho người thụ hưởng.
1.2.2.4. Thanh tốn bằng thư tín dụng
- Khái niệm
Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện do ngân hàng mở theo yêu cầu của khách hàng sử dụng dịch vụ thanh tốn (người mua - u cầu mở thư tín dụng) đối với bên thứ ba (người bán - người thụ hưởng), theo đó, ngân hàng sẽ mở thanh tốn cho người thụ hưởng khi học xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các quy định được ghi rõ trong văn bản cam kết.
Thanh tốn bang thư tín dụng là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) đáp ứng những yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hoặc chấp nhận những yêu cầu của người thụ hưởng khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng.
- Các bên tham gia
Thanh tốn bằng thư tín dụng có các chủ thế tham gia: bên mua (bên chi trả, bên yêu cầu mở thư tín dụng), bên bán (bên thụ hưởng), ngân hàng bên mua (ngân hàng mở thư tín dụng) và ngân hàng bên bán.
- Quy trình thanh tốn
Bước 1: Bên mua và bên bán ký kết hợp đồng thương mại, trong đó
thỏa thuận thanh tốn băng thư tín dụng.
Hình 1.7: Quy trình thanh tốn băng thư tín dụng
Nguồn: Trầm Thị Xuân Hương (2013)
Bước 2: Bên mua lập giấy đề nghị mở thư tín dụng theo mẫu nộp vào ngân hàng.
Bước 3: Ngân hàng bên mua phát hành thư tín dụng và gửi thư tín dụng tới ngân hàng phục vụ bên bán.
Bước 4: Khi nhận được thư tín dụng, ngân hàng phục vụ bên bán gửi thư tín dụng cho bên bán để làm căn cứ giao hàng.
Bước 5: Bên bán giao hàng cho bên mua.
Bước 6: Bên bán lập và gửi bộ chứng từ cho ngân hàng phục vụ mình u cầu thanh tốn tiền hàng.
Bước 7: Ngân hàng bên bán gửi bộ chứng từ đến ngân hàng mở thư tín dụng yêu cầu thanh tốn.
Bước 8: Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ và thanh toán cho bên bán thông qua ngân hàng phục vụ bên bán.
Bước 9: Ngân hàng mở thư tín dụng chuyển bộ chứng từ cho bên mua, tiến hành ghi Nợ tài khoản ký quỹ mờ thư tín dụng của bên mua và báo nợ
cho bên này.
Bước 10: Nhận được tiền thanh toán từ ngân hàng mở thư tín dụng, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng ghi có tài khoản thanh tốn của bên thuj
hưởng và báo có cho bên này.
1.2.2.5. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
- Khái niệm
Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt, do ngân hàng phát hành cấp cho khách hàng sử dụng để thanh tốn hàng hóa, dịch vụ, hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp, dùng để thực hiện các dịch vụ thông qua hệ thống giao dịch tự động (như máy ATM, máy POS) (Nguyễn Văn Tiến, 2013).
Căn cứ vào phạm vi sử dụng: thẻ nội địa (là thẻ được sử dụng các giao dịc thanh toán trong nước), thẻ quốc tế (là thẻ được sử dụng các giao dịch thanh tốn ở nước ngồi).
Căn cứ vào các tính chất thanh tốn: thẻ ghi nợ (là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số dư TGTT của chù thẻ tại ngân hàng), thẻ tín dụng (là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện thanh tốn thẻ trong phạm vi
hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với ngân hàng phát hành thẻ), thẻ trả trước (là thẻ cho phép chù thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả trước cho ngân hàng phát hành thẻ).
- Đối tượng tham gia
Thực hiện thanh tốn thẻ thường có bốn chủ thể tham gia: ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng thanh toán thẻ, chủ thẻ và cơ sở chấp nhận thẻ.
- Quy trình thanh tốn
Bước 1: Ngân hàng phát hành thẻ tiếp nhận nhu cầu sử dụng thử và cấp thẻ cho chủ thẻ.
Bước 2: Chù thẻ thực hiên giao dịch thẻ. Bước 2a: Chủ thê thực hiện các giao dịch tiền mặt như rút tiền, nộp tiền hoặc chuyển khoản qua các máy ATM tại ngân hàng thanh toán. Bước 2b: Chủ thẻ thanh tốn giao dịch hàng hóa dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ.• • • 1 •
Hình 1.8: Quy trình thanh tốn băng thẻ ngân hàng
Nguồn: Trầm Thị Xuân Hương (2013)
Bước 3: Cơ sở chấp nhận thẻ trả lại thẻ cho chủ thẻ.
Bước 4: Cơ sở chấp nhận thẻ gửi chứng từ đề nghị thanh toán. Bước 5: Ngân hàng thanh toán cho cơ sở chấp nhận thẻ.
Bước 6: Ngân hàng thanh toán gửi chứng từ đề nghị ngân hàng phát hành thanh toán.
Bước 7: Ngân hàng phát hành thực hiện việc chuyển tiền thanh toán lại cho ngân hàng thanh toán.
Bước 8: Thanh toán của chủ thẻ đối với ngân hàng phát hành.
1.2.2.6. Thanh toán qua dịch vụ ngân hàng trực tuyến
- Khái niệm
Ngân hàng trực tuyến là những dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến cho phép khách hàng có thể truy cập từ xa vào một ngân hàng nhằm nắm bắt thơng tin có liên
quan đên hoạt động ngân hàng, thực hiện các giao dịch thông qua phương tiện thông tin hiện đại mà không cần đến quầy giao dịch trực tiếp với ngân hàng.
- Phân loại
Có nhiều hình thức thanh toán qua dịch vụ ngân hàng trực tuyến như:
- Internet Banking: Dịch vụ Internet Banking giúp khách hàng chuyến tiền trên mạng, thanh tốn hóa đơn, chuyển gửi tiết kiệm, vấn tin số dư, vấn tin lịch sử giao dịch, tra cứu tỷ giá, lãi suất, địa chỉ ATM... thơng qua các tài khoản của mình cũng như kiểm soát hoạt động của các tài khoản này. Để tham gia, khách hàng phải đăng ký dịch vụ này với ngân hàng và được ngân hàng cấp mật mã, sau đó khách hàng dùng mật mã này truy cập vào website của ngân hàng và thực hiện các giao dịch tài chính, truy cập thơng tin c ần thiết, hoặc thực hiện mua hàng và thanh toán với ngân hàng (Nguyễn Thị Hoàng Mỹ, Lưu Đức Thịnh, 2011).
- Mobile Banking: là kênh dịch vụ ngân hàng hiện đại, cho phép khách hàng sử dụng điện thoại di động/máy tính bảng có kết nối Internet để thực hiện các giao dịch với ngân hàng. Đây là một kênh mà nhờ đó khách hàng tương tác với ngân hàng thơng qua một thiết bị điện thoại di động hoặc một thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân di động. Lợi ích của dịch vụ Mobile• J • • • Banking đối với ngân hàng là tạo thêm nguồn thu nhập, mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh; Cịn đối với khách hàng thì nó mang lại tiện ích như quản lý tài khoản, chuyến khoản, thanh tốn hóa đơn... giúp tiết kiệm chi phí, thời gian. Do đó, Mobile Banking đã trở thành xu hướng tất yếu trong sự phát triến cúa ngành Ngân hàng (Lê Hoàng Bá Huyền, Lê Thị Hương Quỳnh, 2018).
- SMS Banking: là một dịch vụ thông báo về sự thay đổi của tài khoản ngân hàng. Đây là phương thức giao dịch trên điện thoại giúp khách hàng có thế biết được những thơng tin tài khoăn của mình trong một khoảng thời gian,
tính từ thời điêm truy vân trở vê trước. Cũng như những dịch vụ ngân hàng khác, dịch vụ SMS Banking cũng được khách hàng đánh giá cao về tính năng cũng như hiệu quà mang lại cho người sử dụng. Với dịch vụ SMS Banking, khách hàng có thể thường xuyên nắm bất các thơng tin có trong tài khoản của mình như số dư hiện tại, thơng tin giao dịch như rút tiền, nhận tiền, chuyến khoản... ngay lập tức khi giao dịch này được thực hiện.
1.3. Phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại
1.3.1. Quan điểm phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại
Theo từ điển Tiếng Việt (2003), phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giàn đến phúc tạp (Hoàng Phê, 2003).
Phát triển theo nghĩa nào đó là sự biến đổi, chuyển sang những trạng thái mới, trạng thái trước đây chưa từng có và hiếm khi lặp lại hồn tồn chính xác những trạng thái đã có bởi những trạng thái này khơng chỉ chịu tác động của những yếu tố bên trong và còn chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Phát triển cũng được hiểu là khuynh hướng vận động từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện để giải quyết những mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất. Do đó, có thể hiểu một cách đơn giản nhất, phát triển là sự tăng lên về số lượng và kèm theo sự cải tiến về chất lượng.
Đối với dịch vụ TTKDTM, sự phát triển dịch vụ TTKDTM có thể tiếp cận dưới hai góc độ là sự phát triển theo chiều rộng và sự phát triển theo chiều sâu. Sự phát triến theo chiều rộng là sự gia tăng quy mơ của các loại hình dịch vụ TTKDTM, chẳng hạn như thông qua việc mở rộng đối tượng khách hàng, sự tăng trưởng về doanh số thanh toán của dịch vụ, sự tăng
trưởng vê thu nhập mà dịch vụ TTKDTM đem lại.
Trong khi đó, sự phát triển theo chiều sâu là sự gia tăng về chất lượng dịch vụ TTKDTM, thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ TTKDTM cung ứng cho khách hàng bàng cách nâng cao trình độ cán bộ nhân viên, áp dụng cơng nghệ hiện đại, cải thiện cơ sở vật chất, tăng cường cơng tác chăm sóc khách hàng, giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí,... nhằm thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Chất lượng dịch vụ TTKDTM của các NHTM sẽ được phản ánh một cách rõ nét thông qua đánh giá của khách hàng đối với những khía cạnh liên quan đến dịch vụ TTKDTM mà khách hàng đã và đang sử dụng tại NHTM.
1.3.2. Nội dung các hoạt động nhằm phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại
1.3.2.1. Cung ứng đa dạng các sản phẩm dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt cho khách hàng
Việc cung ứng, triển khai đa dạng các sản phẩm dịch vụ TTKDTM cho khách hàng là một trong những yếu tố quyết định đến sức hút cũa một sản phẩm và sự phát triển dịch vụ TTKDTM của NHTM trong tương lai.
Khách hàng ngày càng mong muốn tìm được những dịch vụ TTKDTM phù hợp với mục đích và nhu cầu sử dụng của mình, hay nói cách khác là NHTM cần phải cung ứng được dịch vụ TTKDTM theo hướng cá nhân hóa khách hàng. Những khách hàng có thu nhập cao sẽ có hành vi và nhu cầu sử dụng các dịch vụ TTKDTM (như Internet Banking, Mobile Banking, thẻ,...) hồn tốn khác so với các khách hàng có thu nhập trung bình và thấp. Hay với những độ tuổi, ngành nghề khác nhau, khách hàng cá nhân hay khách hàng tổ chức thì mối quan tâm và nhu cầu sử dụng đối với dịch vụ TTKDTM cũng sẽ khác nhau. Do đó, NHTM nào triển khai càng đa dạng dịch vụ TTKDTM, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cùa khách hàng, thì NHTM đó ngày càng có nhiều cơ hội
trong việc phát triên dịch vụ TTKDTM của mình trong tương lai.
1.3.2.2. Đảm bảo nhân lực đế phát triên dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Nhân lực là yếu tố quan trọng trong việc quyết định đến sự thành công, phát triển của các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó có ngành tài chính ngân hàng. Do đó, việc chuẩn bị và đăm bảo nhân lực để cung ứng các dịch vụ TTKDTM đến với khách hàng là điều các NHTM cần thực hiện. Một sổ dịch vụ TTKDTM có hàm lượng cơng nghệ cao như dịch vụ NHĐT, dịch vụ thẻ, .. .cần nguồn nhân lực có kiến thức chun mơn vững vàng để có thể giới thiệu sàn phẩm, thực hiện những bước đăng ký và hỗ trợ khách hàng sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, các NHTM cũng phải đảm bảo nguồn nhân lực kỳ thuật để có thể vận hành hệ thống, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống cơ sở vật chất, đường truyền,... nhằm đảm bảo việc cung ứng dịch vụ TTKDTM cho khách hàng được xuyên suốt.
Để có thể có nguồn nhân lực đảm bảo đủ chất lượng và số lượng để đáp ứng sự phát triển dịch vụ TTKDTM, các NHTM cần phải:
+ Có chính sách để thu hút, tuyển mộ, tuyển chọn được nguồn nhân lực chất lượng cao từ các nguồn bên ngồi và chính nguồn nội bộ của ngân hàng.
+ Có kế hoạch và thực hiện việc đào tạo các kỹ năng, chuyên môn, kiến thức về dịch vụ ngân hàng nói chung, dịch vụ TTKDTM nói riêng, đặc biệt chú trọng đến kỳ năng liên quan cho đội ngũ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, thuyết phục khách hàng,...
+ Có chính sách thưởng phạt rõ ràng đối với nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triền dịch vụ TTKDTM, tạo động lực để cán bộ nhân viên của các NHTM có thể hồn thành các chỉ tiêu đề ra về phát triển khách hàng.