Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thươmg mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch (Trang 51)

ỉ.5.1.4 Cơ sở vật chất

1.5.2.2. Môi trường pháp lý

Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành kinh tế chịu sự giám sát chặt chẽ của luật pháp và các cơ quan chức năng cùa quốc gia. Cơ sở pháp lý cho hệ thống thanh toán là nền tảng đảm bảo cho các chủ thế thanh toán yên tâm và tham gia tích cực vào q trình thanh tốn vì quyền lợi của họ được pháp luật bảo vệ. Việc hoàn thiện bổ sung hệ thống văn bản pháp quy về cơng tác thanh tốn nói chung và TTKDTM nói riêng qua ngân hàng ngày càng phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường sẽ đảm bảo hơn về quyền lợi của khách hàng. Những quy định về thủ tục TTKDTM được đơn giản hơn, dễ hiểu, dễ sử dụng, theo thông lệ quốc tế sẽ đẩy nhanh tốc độ TTKDTM và thu hút được nhiều khách hàng tham gia.

1.5.2.3. Mơi trường vãn hóa xã hội

Đây là những yếu tố liên quan đến khách hàng, đối tượng thụ hưởng trực tiếp những lợi ích của dịch vụ TTKDTM của các NHTM. Nếu người dân có tâm lý, thói quen tiêu dùng tiền mặt từ rất lâu thì các NHTM sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc triển khai dịch vụ TTKDTM tại những khu vực này. Do đó, các NHTM cũng như các bên liên quan cần có những giải pháp nhằm thay đổi thói quen của người dân thì hoạt động TTKDTM mới có thể phát triển được. Bên cạnh đó, TTKDTM cũng thường gắn với sự phát triển của khoa học và công nghệ. Nếu như một xã hội có trình độ dân trí thấp, mức độ tiếp cận khoa học và cơng nghệ không cao, việc sử dụng dịch vụ TTKDTM của người dân sẽ thấp và ngược lại.

1.5.2.4. Môi trường cạnh tranh

Cạnh tranh giữa các NHTM là một yếu tố tác động đến sự phát triển dịch vụ TTKDTM. Cạnh tranh là yếu tố không thể tránh khởi trong hoạt động kinh doanh cùa các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng.

Để có thể thu hút ngày càng nhiều khách hàng, gia tăng thị phần, các NHTM sẽ phát triển nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ TTKDTM với các tiện

ích đa dạng, đấy nhanh q trình TTKDTM của khách hàng, an toàn và bảo mật. Trong bối cảnh đó, nếu NHTM nào cung ứng dịch vụ TTKDTM cho khách hàng với chi phí cao, thiếu tiện ích, thời gian cung ứng chậm,... thì NHTM đó có nguy cơ sẽ mất thị phần khách hàng vào tay các NHTM khác. Do đó, để khơng bị tụt hậu trong sự cạnh tranh trên thị trường ngân hàng, các NHTM buộc phải không ngừng phát triển các dịch vụ TTKDTM của mình.

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

2.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận văn được tác giả mơ hình hóa như sau:

/------------------------------ ------------------------------ X

Xác định mục tiêu nghiên cứu

V

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ TTKDTM tại NHTM

z X

Thu thập thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu

X__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________7

( X

Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM tại Vietcombank Chi nhánh Sở giao dịch giai đoạn 2018-2020

X________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ 7

/ X

Đồ xuất các giải pháp phát triển dịch vụ TTKDTM tại Vietcombank Chi nhánh Sở giao dịch giai đoạn 2018-2020

X__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ /

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả hệ thống hóa (2021)

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng đế hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến phát triển dịch vụ TTKDTM tại NHTM, trong đỏ làm rõ các nội dung chủ yếu như: Khái niệm, vai trò của dịch vụ TTKDTM; Các

phương thức TTKDTM; Quan điêm phát triên, nội dung các hoạt động nhăm phát triển dịch vụ TTKDTM; Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ

TTKDTM; Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ TTKDTM của NHTM.

Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu định tính cịn được luận văn sử dụng để hoàn thiện phiếu khảo sát phỏng vấn khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM tại Vietcombank Chi nhánh Sở giao dịch. Tác giả tiến hành tham vấn ý kiến 5 chuyên gia về liên quan đến lĩnh vực TTKDTM của Vietcombank Chi nhánh Sở giao dịch: gồm 2 lãnh đạo (Ban Giám đốc Chi nhánh) và 3 chuyên viên thuộc các đơn vị trực thuộc (Phòng Dịch vụ Khách hàng, Phòng Khách hàng bán lẻ) tại Chi nhánh. Cuộc thảo luận liên quan đến tham vấn ý kiến, trao đổi với chuyên gia tham gia thảo luận về các nội dung thuộc phiếu khảo sát, nhằm có những điều chỉnh thích hợp tại Vietcombank Chi nhánh Sở giao dịch.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được tác giả sử dụng chủ yếu trong việc đánh giá ý kiến của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ TTKDTM tại Vietcombank Chi nhánh Sở giao dịch.

- Thiết kế phiếu khảo sát

Tác giả tiến hành xây dựng phiếu khảo sát định lượng để thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ TTKDTM tại đơn vị. Phiếu khảo sát gồm 2 phần. Phần 1 liên quan đến những thông tin chung về khách hàng như: các dịch vụ TTKDTM mà khách hàng đang sử dụng, thời gian sử dụng dịch vụ TTKDTM của khách hàng và các thơng tin cá nhân: độ tuổi, giới tính, thu nhập. Phần 2 được thiết kế để thu thập những thông tin để khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ TTKDTM tại Vietcombank Chi nhánh Sở giao dịch. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để lượng hóa sự

lựa chọn của khách hàng đôi với từng chỉ tiêu cụ thê (với 1: Rât không đông ỳ; 2: Khơng đồng ý; 3: Trung lập/Bình thường; 4: Đồng ý và 5: Rất đồng ý). Các nội dung chất lượng dịch vụ trong bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên mơ hình chất lượng dịch vụ SERVPERF của Cronin và Taylor (1992), bao gồm: (1) Sự tin cậy, (2) Năng lực phục vụ, (3) Sự đáp ứng, (4) Sự cảm thơng, (5) Phương tiện hữu hình. Đây là mơ hình tránh được sự nhầm lẫn giữa sự hài lịng và thái độ của khách hàng như mơ hình SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự (1988), việc đo lường chất lượng dịch vụ cũng đơn giản, thuận tiện hơn và là mơ hình được nhiều tác giả sử dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ TTKDTM tại các NHTM như Trịnh Thị Trang (2019), Nguyễn Thùy Dung (2018), Nguyễn Phương Thúy (2017), Vũ Phương Thảo (2016).

- Mau nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp chọn mầu thuận tiện để khảo sát những khách hàng đang sử dụng ít nhất 1 dịch vụ TTKDTM của Vietcombank Chi nhánh Sở giao dịch.

Kích thước mẫu được tính tốn theo cơng thức của Hair và cộng sự (1998), với kích thước mẫu phải lớn hơn hoặc bằng 5 lần biến quan sát. Do bảng hỏi có 23 biến quan sát, nên cỡ mẫu nghiên cứu ít nhất phải đảm bảo:

5*23=115 phiếu. Đe đề phịng các bảng hỏi khơng đảm bảo chất lượng cũng như mức độ thu hồi lại bảng hỏi, tác giả tiến hành điều tra khảo sát 250 phiếu. Đe đề phịng các bảng hỏi khơng đảm bảo chất lượng cũng như mức độ thu hồi lại bảng hỏi, tác giả tiến hành điều tra khảo sát 250 phiếu khảo sát.

2.2.3. Phương pháp thu thập so liệu

- Thu thập dữ liệu thứ cấp

Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp thu thập sổ liệu thứ cấp để thu thập các dữ liệu liên quan đến hoạt động phát triển dịch vụ

TTKDTM tại Vietcombank Chi nhánh Sở giao dịch. Các sô liệu thứ câp được thu thập cụ thể như sau:

+ Các báo cáo nội bộ của Vietcombank Chi nhánh Sở giao dịch về kết quả hoạt động chung, các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh, các dịch vụ TTKDTM tại Chi nhánh.

+ Các tài liệu nội bộ của Hội sở chính như văn bản hưởng dẫn, quy trình quy định,... liên quan đến các dịch vụ TTKDTM tại Chi nhánh.

+ Các văn bản pháp lý của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung và dịch vụ TTKDTM nói riêng.

+ Các nghiên cứu từ trước có liên quan tới đề tài nghiên cứu.

+ Các sách giáo khoa liên quan tới Quản trị Ngân hàng, Ngân hàng Thương mại, Phân tích Tín dụng, Quản trị Rủi ro và các lĩnh vực liên quan.

+ Các bài viết trên tạp chí, báo chính thống có liên quan đến đề tài.

- Thu thập dữ liệu sơ cấp

Luận văn tiến hành khảo sát khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM trực tiếp tại Trụ sở chính và các PGD trực thuộc Vietcombank Chi nhánh Sở• 1 • • • • giao dịch.

Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 04-05/2021. Các bảng trả lời khơng hợp lệ như bị trống các biến quan sát, trả lời nhiều đáp án cho cùng một phát biểu hoặc cực đoan chấm cùng một mức độ cho các biến quan sát được tác giả sàng lọc và loại bỏ. Với 250 phiếu khảo sát được phát ra, tác giả thu được 223 phiếu khảo sát đảm bảo chất lượng để đưa vào phân tích. Đặc điểm mầu khảo sát được thể hiện trong phần Phụ lục.

2.3. Phuong pháp phân tích và xử lý số liệu

2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp và trình bày số liệu, tính tốn các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm

phục vụ cho q trình phân tích, dự đốn và ra qut định.

Thống kê mơ tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn và mơ tả các đặc trưng khác nhau về phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là phát triển dịch vụ TTKDTM của ngân hàng. Thống kê và so sánh là hai phương pháp được sử dụng song hành trong luận văn này. Các phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của luận văn để phân tích thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM nhằm phản ánh một cách chân thực và chính xác đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này cũng giúp cho việc tống hợp tài liệu nghiên cứu, tính tốn các sổ liệu được chính xác, phân tích tài liệu được khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh đúng nội dung cần phân tích.

Phương pháp thống kê mơ tả được thực hiện trong quá trình thu thập các số liệu về thực trạng phát triến dịch vụ TTKDTM qua các năm, thơng qua việc thống kê về tình hình số lượng giao dịch, doanh số giao dịch, thu phí các giao dịch TTKDTM,... cũng như mô tả kết quả khảo sát khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM tại Vietcombank Chi nhánh Sở giao dịch thông qua phiếu khảo sát... giúp cho tác giả có thể đánh giá tổng quan nhiều mặt về phát triển dịch vụ TTKDTM tại Vietcombank Chi nhánh Sở giao dịch.

2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so ánh (hoặc so sánh đối chiếu) là một phương pháp được sử dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Vai trị quan trọng nhiều hay ít của phương pháp này tùy thuộc vào đặc điểm bàn chất của đối tượng nghiên cứu. Có những ngành, những lĩnh vực, những đề tài nghiên cứu, nếu không sử dụng phương pháp so sánh thì khơng thể gải quyết những vấn đề cơ bản và cốt lõi phát sinh trong quá trình nghiên cứu đối tượng.

Phương pháp so sánh được tác giả sừ dụng khá triệt để trong chương 3 của luận văn khi nghiên cứu về thực trạng phát triến dịch vụ TTKDTM, trong

đó, chủ yêu so sánh sô liệu qua các năm, các thời kỳ đê đánh giá sự biên động, kết quả phát triển TTKDTM. Điều này giúp tác giả có góc nhìn tồn diện về phát triển TTKDTM tại Vietcombank Chi nhánh Sở giao dịch, phát hiện những kết quả đạt được và những hạn chế, từ đó có cơ sở đề xuất giải pháp.

2.3.3. Phương pháp phân tích tong hợp

Phương pháp phân tích trước hết là chia các tồn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành đơn giản hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng bản chất và thuộc tính của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Khi phân chia đổi tượng nghiên cứu cần phải: Xác định tiêu thức để phân chia; Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu; Trong phạm vi luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích trong q trình tiếp cận với hoạt động phát triển dịch vụ TTKDTM, cụ thể tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích số liệu thực tế của phát triển dịch vụ TTKDTM tại Vietcombank Chi nhánh Sở giao dịch.

Phương pháp tổng hợp: Từ những kết quả nghiên cứu của từng mặt, từng khía cạnh, phải tổng hợp lại đế có nhận thức đầy đủ và chính xác về cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp này sau khi phân tích các các tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ TTKDTM, sau đó tổng hợp, đúc kết lại thành những nhận xét, đánh giá về thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM, từ đó có cơ sở xây dựng các giải pháp phù hợp đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tống hợp là hai phương pháp gắn bó với nhau rất chặt chẽ, bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một

cách đúng đăn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đơi tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cửu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thế từ sự phân tích, khả năng khái quát và nắm bắt được đúng bản chất của hiện tượng.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỀN DỊCH vụ THANH TỐN KHƠNG • • • • DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

3.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch Nam Chi nhánh Sở giao dịch

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc NHNN Việt Nam).

Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam. Vietcombank hiện có gần 600 chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngồi nước gồm: Trụ sở chính tại Hà Nội; 111 Chi nhánh; 472 PGD; 04 Công ty con ở trong nước (Cơng ty Cho th tài chính, Cơng ty chứng khốn, Cơng ty Kiều hối, Công ty Cao ốc Vietcombank 198); 03 Cơng ty con ở nước ngồi; 01 Văn phòng đại diện tại Tp. HCM; 01 Văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Mỹ ; 03 Đơn vị sự nghiệp: Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; 02 Trung tâm xử lý tiền mặt; 04 Công ty liên doanh, liên kết. về nhân sự, Vietcombank hiện có trên 18.000 cán bộ nhân viên.

Vietcombank Chi nhánh Sờ giao dịch tiền thân là bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng trực thuộc Hội sở chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Do đó, q trình hình thành và phát triển của nó gắn liền với q trình hình thành và phát triển của Vietcombank.

Năm 2006, Sở Giao dịch tách ra hoạt động với tư cách là một Chi

nhánh trực thuộc Vietcombank theo Quyêt định sô 1215/QĐ-NHNT/TCCB- ĐT ngày 28/12/2005 của Chủ tịch Hội đồng quân trị Vietcombank. Với việc tách ra này, Vietcombank Chi nhánh Sở giao dịch hoạt động giống như các

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thươmg mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)