Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CON SỐ
4.2. Biểu hiện văn hóa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
4.2.1. Con số thể hiện nhận thức về tự nhiên
Con người là một bộ phận của tự nhiên, “là sản phẩm của tự nhiên” (F. Enghen), có khả năng chinh phục tự nhiên, nhưng đồng thời cũng bị chi phối bởi tự nhiên. Chúng ta không thể phủ nhận một thực tế rằng, ý thức xã hội, những sản phẩm mà con người tạo ra, trong đó có ngơn ngữ, văn hố, đều có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường sinh tồn bao quanh. “Mối quan hệ của con người với tự nhiên là mối quan hệ nhiều chiều, mối quan hệ thích nghi, khơng thích nghi và biến đổi (tự nhiên, xã hội và chính mình). Phải xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, rồi sau đó những điều kiện lịch sử để nhìn nhận về cội nguồn và bản sắc văn hoá” [103; tr. 30]. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao xuất phát từ lời ăn tiếng nói của nhân dân, mang đậm đặc trưng ngơn ngữ và bản sắc văn hóa dân tộc, bởi vậy, thể hiện rất phong phú mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, những kinh nghiệm sản xuất, những tình cảm, ước mong,… của dân tộc. Trong các tín hiệu ngơn ngữ thể hiện những nội dung đó, có con số.
Trước hết, con số thể hiện những nhận thức về tự nhiên, lao động sản xuất và mối quan hệ giữa con người với thế giới. Hiển nhiên, với đặc trưng phản ánh của mình, mỗi thể loại thành ngữ, tục ngữ, ca dao lại có cách thể hiện riêng của mình.
- Thành ngữ định danh một cách khái qt và mang tính hình tượng các hiện tượng tự nhiên. Chẳng hạn, về vũ trụ: nhị thập bát tú; về thời tiết: tứ thời bát tiết;
nhị thập tứ tiết; về không gian, địa lý: bốn phương tám hướng; chín phương trời, mười phương đất; về kinh nghiệm sản xuất: nhất thì nhì thục. v.v…
- Tục ngữ thiên về diễn đạt những kinh nghiệm, tri thức về thế giới, xã hội. Bởi vậy những nhận thức về tự nhiên trong tục ngữ thiên về những kinh nghiệm. Đó là những nhận thức về thế giới: Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền; những kinh
nghiệm về thời tiết: Ba đen, ba đỏ, ai khơng rõ thì ăn cơm đèn; là những kinh
nghiệm lao động sản xuất: Chiêm ba giá, mùa ba mưa; Cày ruộng tháng năm, xem
trăng rằm tháng tám; kinh nghiệm về chăn ni: Chó khơn tứ túc huyền đề.v.v… - Ca dao thể hiện những nhận thức về tự nhiên qua những tình cảm, cảm xúc. Chẳng hạn, với tự nhiên: Ước gì sơng rộng một gang / Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi; với lao động: Muốn no thì phải chăm làm / Một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hơi; với giá trị của lao động: Ai ơi! Bưng bát cơm đầy / Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.v.v...
Như vậy, con số đã tham gia vào hầu hết các lĩnh vực nhận thức của con người về thế giới tự nhiên, từ những nhận thức về vũ trụ, đến thời tiết, kinh nghiệm lao động sản xuất,…trong cả ba thể loại thành ngữ, tục ngữ và ca dao.
4.2.2. Con số thể hiện nhận thức về xã hội
Nhận thức về xã hội trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao là việc thể hiện quan niệm về tình u, hơn nhân, ứng xử trong thân tộc (gia đình, họ hàng); ứng xử văn hoá trong cộng đồng xã hội (làng, nước). Mỗi thể loại có đặc trưng thể hiện riêng.
- Trong thành ngữ, nhận thức về xã hội là nội dung chiếm một tỉ lệ lớn, từ những thể chế xã hội: tam tòng tứ đức; tam cương ngũ thường; đến những quan niệm về quan hệ: tứ hải giai huynh đệ; bốn bể một nhà; các ứng xử trong gia đình, xã hội: ăn ở hai lịng; hai nhà như một; đến tuổi tác: hai thứ tóc trên đầu; ba bảy
đang thì; hay những quan hệ phức tạp trong xã hội: ba bè bảy mảng; năm người mười làng; hai thớ ba dòng; ba cha bảy mẹ; và quan niệm hôn nhân: ba chốn bốn nơi; ba vợ chín nàng hầu. v.v…
- Trong tục ngữ, những quan niệm, cách ứng xử trong gia đình, xã hội được diễn đạt bằng những bài học kinh nghiệm, đạo lý sâu sắc. Chẳng hạn, quan niệm về
con người: Người năm bảy đấng, trứng năm bảy loại (của một vạn loài); về giá trị
con người: Năm quan mua người, mười quan mua nết; hoặc ứng xử với người giúp mình: Vay chín thì ta trả mười / Phịng khi thiếu thốn có người cho vay; ứng xử với
kẻ thù: Quân tử oán tam niên, tiểu nhân oán nhãn tiền; trong lời ăn tiếng nói: Một lời nói, một đọi máu; ứng xử trong gia đình: Mẹ chồng nói một, nàng dâu đối mười; ứng xử trong quan hệ nam nữ: Chớ nghe qn tử ỉ ịn, mà rồi có lúc ẵm con một
mình. v.v…
- Trong ca dao, những mối quan hệ gia đình, xã hội càng được thể hiện một cách đa chiều, phức tạp với đủ các cung bậc hỉ, nộ, ái, ố của con người. Có quan niệm về con người và đạo lý: Mười làm chi, một làm chi / Sinh ra có nghĩa có nghì thời hơn; Người ta ba thứ người ta / Người thì tiền rưỡi, người ba mươi đồng; quan niệm về tình u, hơn nhân: Ngọc trong sánh với vàng mười / Anh hùng chỉ đợi một người thuyền quyên; hoặc quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong gia đình: Mụ gia ba bảy mụ gia / Mụ thì tiền rưỡi, mụ ba mươi đồng; hoặc ứng xử với mọi người xung quanh trước tình cảm của cá nhân bằng hình thức ví von: Một cành tre, năm bảy cành tre / Lấy ai thì lấy chớ nghe họ hàng; hoặc mượn con số
để thể hiện tình yêu: Muối ba năm muối đang cịn mặn / Gừng chín tháng gừng hãy cịn cay / Đơi ta nghĩa nặng tình dày / Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa; Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo / Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu đèo cũng qua. v.v…
4.2.3. Con số thể hiện cách tính tốn, đo lường của người Việt
Lẽ thường, nói đến tính tốn, đo lường là nói đến sự chính xác. Tuy nhiên, với đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật và việc vận dụng tính biểu trưng của con số, tất yếu sẽ có những văn bản, văn cảnh con số khơng được sử dụng chính xác như nó vốn có. Chẳng hạn: Thương em nỏ biết mần răng / Mười hai cửa bể chấn đăng cả mười (cd), rõ ràng ở đây con số mười đã được sử dụng lớn hơn số mười hai. Điều này ngược với logic của trật tự con số. Song lại vẫn hồn tồn có lý với người Việt khi họ quan niệm con số mười là con số toàn vẹn; con số mười hai chính là con số ba (xem mục 3.3.3). Ở đây, chúng tơi chủ yếu đi tìm những biểu hiện văn hóa của con số - Đó là việc tính đếm liên quan đến thời gian, khơng gian văn hóa của người Việt, cách tính đếm, đo lường, đánh giá những giá trị của
cuộc sống lao động của người Việt được thể hiện trong các thể loại thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
4.2.3.1. Con số thể hiện cách tính đếm thời gian, khơng gian
Mối quan hệ của con người với tự nhiên và xã hội luôn luôn diễn ra trong thời gian và khơng gian. Chính bởi vậy, mọi quan niệm, ứng xử, tình cảm của con người đều có dấu ấn của thời gian và không gian. Trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, không gian, thời gian thể hiện bằng con số không đơn thuần là không gian, thời gian tự nhiên mà đã trở thành thời gian, khơng gian của văn hóa, mang tính biểu trưng rõ nét. Bởi vậy, nói về cả đời người, có khi người Việt nói trăm năm, ba vạn sáu ngàn
ngày; hoặc có khi nói đến chuỗi thời gian rất dài một cách ngoa ngoắt: Đến ta mới
biết của ta / Ngàn trăm năm trước biết là của ai. v.v… Nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao nhắc đến thời gian một ngày đêm bằng hình ảnh: năm canh sáu khắc (thng);
Đêm năm canh, ngày sáu khắc (tng); và nhiều bài ca dao mượn hình ảnh này để bộc
lộ tình cảm, cảm xúc: Năm canh sáu khắc còn dư / Thương chàng một nỗi tương tư
đêm ngày; Năm canh nằm nghe con dế thốt / Sáu khắc ngồi tính đốt ngón tay / Ví dầu trắc trở thế này / Duyên trăm năm nỡ bỏ, nghĩa một ngày lại theo.v.v… Nhiều khi, thời gian được sử dụng phép so sánh để làm nổi bật tình cảm của nhân vật trữ tình: Lâu ngày có nhớ tình chăng / Một phen cách trở xem bằng ba thu. Như vậy,
thời gian trong thành ngữ, tục ngữ và đặc biệt trong ca dao là thời gian của tình cảm, tâm trạng, thời gian của những biểu trưng văn hóa mang đậm ân tình của người Việt.
Song song với con số chỉ thời gian, những con số liên quan đến không gian cũng là những con số biểu trưng văn hóa. Có khơng gian rộng: ba bề bốn bên; thiên
nhân hợp nhất; bốn bể chín chu (thng); hẹp hơn có khơng gian của làng xã: Gió đưa tàu lá tan tành / Em ôm duyên đi bán, bốn phía thành đều hay (cd). Trong tục ngữ và ca dao, nhiều không gian gắn với địa danh cụ thể, sản vật cụ thể: Sơn Bình, kẻ
Gốm bao xa, cách một cái quán với ba quãng đồng (tng); Nhất cao là núi Đan Nê / Nhất vui chợ Bản, nhất vui chợ Chùa (cd). Phong phú nhất là những khơng gian trong ca dao, có khơng gian của tình u: Lấy anh ăn cháo hột đào / Uống chè tiên
tử nằm võng đào màn the / Qua đông rồi lại sang hè / Rồi anh lại sắm nhiễu the cho nàng / Thoạt tiên anh sắm một cái nhà ngói năm gian / Tứ vi bít đốc cửa bức bàn,
nàng ơi!; có khơng gian gắn với nỗi buồn: Bắc nam hai ngả phân chia / Nỗi buồn vấn vít chia lìa tâm can...; có khơng gian gắn với niềm vui, hạnh phúc: Bấy lâu Hồ, Hán hai phương / Ngày nay gặp mặt người thương đã rồi (cd).v.v...
Có thể thấy, trong cả ba thể loại thành ngữ, tục ngữ, ca dao, thời gian và không gian gắn với con số rất phong phú, giàu giá trị biểu đạt. Con số ở đây có khi là đánh giá xa - gần, rộng - hẹp; có khi là biểu trưng cho đánh giá vật chất, tình cảm, có khi là cái cớ để cho tác giả dân gian thể hiện tình cảm của mình.
4.2.3.1. Con số thể hiện cách tính đếm, đo lường các sản vật, sự vật
Việc tính đếm các sản vật trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao luôn luôn gắn với những đánh giá giá trị cuộc sống. Chẳng hạn về giá trị vật chất: ba bị chín trâu (thng); Của giàu tám vạn ngàn tư, hễ ai có phúc thì gặp (tng); Vua Ngơ ba sáu tàn vàng / Thác
xuống âm phủ chẳng mang được gì; về giá trị đạo đức: Chẳng tham nhà ngói ba tịa / Tham vì một nỗi mẹ cha anh hiền; hoặc những sản vật quý giá cũng được đặt thành thang độ với con số để so sánh: Vàng mười, bạc bảy, thau ba / Đem so với gạo ắt là phải thua (cd).v.v...
Xét trong cả ba thể loại, ngoại trừ thành ngữ là thể loại mang tính khái quát, định danh; tục ngữ và ca dao có nhiều bài thể hiện sự tính đếm rất chính xác, rõ ràng. Chẳng hạn: Thăm dâu một chục ăn ba, nội trong tờ sính, tính ra tư điền; Đầu đàn quan mốt, rốt đàn quan hai (tng). Tuy nhiên, tính đếm ở đây khơng phải là sự kiểm kê số lượng thơng thường mà vẫn đậm tính nghệ thuật. Tính đếm có thể gắn với sự so sánh để khẳng định giá trị của sự vật, sự việc hoặc hành động. Chẳng hạn, so sánh để đánh giá sự hưởng thụ không xứng đáng với công sức bỏ ra: Ăn một bát
cháo chạy ba quãng đồng; so sánh để khẳng định giá trị của đối tượng: Một bát cơm
cha bằng ba bát cơm rể; Một bát nước sa bằng ba bát cháo lịng v.v… Tính đếm để khẳng định mức độ của sự việc, hành động hoặc mối quan hệ.Chẳng hạn, để khẳng định nỗi khổ của người đàn ông đa mang: Một vợ nằm giường lèo, hai vợ nằm chèo
queo, ba vợ nằm chuồng heo; để khẳng định nỗi vất vả, tiều tụy của người phụ nữ
sinh nhiều con: Gái một con trơng mịn con mắt, gái hai con vú quặt đằng sau, gái
ba con chỉ đâu ngồi đấy.v.v…
Khác với tục ngữ, con số trong ca dao ln ln gắn với tình cảm và cảm xúc, dù đó là sự tính đếm có vẻ rất chính xác, rõ ràng: Ngày đi em mới trồng hoa /
Ngày về em hái được ba hoa bảy bồ / Mỗi bồ là bảy trăm hoa / Đem ra chợ bán ba hoa bảy đồng / Đố người quân tử tính thơng / Thời em chí quyết một lịng lấy anh.
Không chỉ mượn con số gắn với sự vật để bày tỏ tình cảm, tình u, sự tính đếm có khi cũng để than thở cho cảnh nghèo khó: Mười tám tuổi đi làm than / Hết tháng lĩnh tiền được bốn hào hai / Một hào thì lễ chú cai / Ba hào trả nợ, còn hai xu làm sao sống được cả nhà. v.v…
Qua khảo sát các sản vật, sự vật được đưa vào tính đếm trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, chúng tôi nhận thấy, hầu hết những đối tượng được đưa vào tính đếm là những sự vật mang đặc trưng của sản xuất nơng nghiệp. Chẳng hạn: bị (ba bò)
trâu (chín trâu), lợn (lợn béo năm con), quả hồng (một chục quả hồng nuốt lão tám
mươi), quả cau (Năm ba bánh thuốc, một vài ngàn cau khơ); quả bí (Mẹ cho năm quả bí vàng / Mười quả bí bạc lên đàng ni qn); hoa sói, hoa chanh (Một cành hoa sói, một gói hoa chanh). Hoặc con số gắn với không gian của làng quê: mười hai bến nước, chín mười khúc sơng.v.v… Điều đó cho thấy, với con số, đặc trưng văn hóa của nghề nghiệp, dân tộc vẫn luôn được đặt lên hàng đầu, hay nói cách khác, mọi sự tính đếm, lượng hóa con số luôn luôn gắn với cuộc sống sinh hoạt, lao động của người Việt. Chính điều đó làm cho con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao vừa mang đặc trưng của chính mình (tính tốn, đo đếm, chỉ lượng, chỉ số) như mọi con số của nhân loại vừa mang đặc trưng văn hóa của người Việt.