Đặc điểm từ loại của con số trong thành ngữ tục ngữ, ca dao

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao việt nam (Trang 46 - 51)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CON SỐ

2.1. Đặc điểm từ loại của con số trong thành ngữ tục ngữ, ca dao

2.1.1. Về thuật ngữ Từ loại

Về thuật ngữ từ loại, đã có nhiều nhà nghiên cứu ngơn ngữ học quan tâm, định nghĩa. Theo Đinh Văn Đức: “Từ loại - đó là những lớp từ của một ngơn ngữ nhất định, được phân chia theo các ý nghĩa, theo các hình thức ngữ pháp (hình thái hoặc cú pháp)” và thực hiện các chức năng cú pháp nhất định. Như vậy từ loại là những lớp từ được định hình khơng phải theo một tiêu chuẩn, và do đó, mỗi lớp từ có một đặc trưng có tính chất tổng hợp” [44, tr.16]. Nghiên cứu về từ loại là nghiên cứu các lớp từ của ngôn ngữ xét theo các đặc trưng ngữ pháp của chúng. Để phân định các lớp từ (các từ loại) trong tiếng Việt, người ta thường lấy những tiêu chuẩn sau đây làm cơ sở (đây cũng là những đặc trưng ngữ pháp của từ ở mặt từ loại):

- Ý nghĩa phạm trù: là ý nghĩa khái quát chung cho nhiều từ.

- Khả năng kết hợp: là khả năng đi kèm với các từ loại nào, làm thành phần chính hay phụ trong kết hợp.

- Chức năng ngữ pháp: a) trong cụm từ (có khả năng làm trung tâm của cụm từ, làm thành phần phụ của cụm từ hoặc liên kết trong cụm từ) và b) trong câu (có khả năng làm thành phần chính của câu hay thành phần phụ hoặc khơng có khả năng này).

Việc phân định từ loại trong tiếng Việt hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau, kết quả phân loại khác nhau. Riêng về từ loại số từ có thể thấy sự thiếu đồng nhất giữa các kết quả. Vì vậy, để trả lời con số thuộc từ loại nào, đặc biệt là vấn đề từ loại với con số ở trạng thái “động” khi tham gia vào các thể loại thành ngữ, tục ngữ, ca dao là một vấn đề cần phải làm rõ.

Tuy nhiên, một đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ đơn lập là khả năng chuyển đổi từ loại của từ khi tham gia vào các kết hợp cụ thể. Qua khảo sát thành ngữ, tục ngữ và ca dao, trên cơ sở xem xét các đặc điểm phổ quát của các từ loại trong tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy, các từ chỉ số trong nhiều văn bản khơng cịn giữ ngun

từ loại ban đầu của mình, con số có khi là số từ song cũng có khả năng chuyển di từ loại trong ngữ cảnh.

2.1.2. Từ loại của con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao 2.1.2.1. Con số là số từ 2.1.2.1. Con số là số từ

Về cơ bản, phần lớn các con số khi tham gia trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao vẫn giữ nguyên từ loại gốc là số từ. Điều đó thể hiện rõ trên cả ba phương diện: ý nghĩa phạm trù, khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp.

a. Trong thành ngữ

Hiện tượng con số là số từ có ý nghĩa chỉ lượng tương đối nhiều. Trong 464 đơn vị thành ngữ với 738 lượt kết hợp, qua khảo sát, có 719 lượt con số kết hợp với danh từ giữ đúng vai trò là số từ trong văn cảnh. Với các nội dung:

- Con số chỉ số lượng sự vật: vững như kiềng ba chân; bốn cẳng là bò, bốn

giò là lợn; ba thê bảy thiếp; năm cha ba mẹ.v.v…

- Con số chỉ đơn vị thời gian: đốn củi ba năm đốt một giờ; một ngày vãi chài,

hai ngày phơi lưới;...; đơn vị đo lường: hai thưng bằng một đấu; đơn vị không gian: sai một li đi một dặm; ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng. v.v...

b. Trong tục ngữ

Qua thống kê, chúng tơi có 3476 trường hợp / 3605 lượt con số là số xuất hiện mang ý nghĩa chỉ lượng hoặc vị thứ. Hầu hết là kết hợp giữa con số với danh từ. Ý nghĩa của các con số tập trung vào các nội dung chính:

- Con số trong các câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm về lao động sản xuất, những việc cần đo đếm, tính tốn: Để một quan thì dài, chia hai quan thì ngắn; Tiểu

rộng bốn tấc hai, quan tài bốn thước tám; Đan sề lóng mốt, đan cót lóng hai; Ăn nồi bảy quăng ra, nồi ba quăng vào; Sầy da quan sáu, chảy máu sáu quan. v.v…

- Con số chỉ tuổi tác: Giàu ba mươi tuổi chớ mừng, khó ba mươi tuổi em đừng vội lo. Gái mười bảy bẻ gãy sừng trâu. Bảy mươi chưa đui chưa què chớ khoe rằng tốt. v.v…

- Con số chỉ số lượng sự vật được nói đến: Thấy chồng người tốt, giả quan

mốt mà lấy; Một cành tre, năm bảy cành tre, lấy ai thì lấy chớ nghe họ hàng. v.v…

- Con số chỉ đơn vị thời gian (một giây, một giờ, một khắc, một năm, một

Ba mươi được ăn, mồng một tìm đến; đơn vị khơng gian: Lóc xóc khơng bằng một góc ruộng. v.v...

c. Trong ca dao

Hầu hết các con số kết hợp với các danh từ đơn vị và danh từ chỉ loại đều có ý nghĩa chỉ lượng, thứ tự tương đối rõ. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy con số xuất hiện giữ vị trí là số từ trong văn bản chủ yếu trong các ngữ cảnh sau:

- Con số chỉ những đơn vị chính xác trong một số việc cần đo đếm, tính tốn. Ví dụ: Muốn cho có thiếp có chàng / Hai chín mười tám, cơm hàng có canh.

- Con số chỉ tuổi tác. Ví dụ: Bảy mươi, mười bảy bao xa / Bảy mươi có của,

mười ba cũng vừa.

- Con số chỉ số lượng sự vật được nói đến ở danh từ: Ai ơi chơi lấy kẻo chầy

/ Xem hoa bốn mắt, đi giày ba chân.

- Con số chỉ đơn vị thời gian: Tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm; Chim quyên hút mật bông quỳ / Ba năm đợi được, huống gì một năm.

- Con số chỉ đơn vị đo lường: Khi say một chén cũng say / Khi nên tình nghĩa, một ngày cũng nên.

v.v…

Có thể thấy, khi con số giữ ngun từ loại là số từ, nó có vai trị tương đối tương đương nhau trong cả ba thể loại thành ngữ, tục ngữ và ca dao.

2.1.2.2. Khả năng chuyển loại của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao

Trong mối tương quan với từ loại gốc, những từ được chuyển loại có các đặc điểm sau:

- Giữ nguyên vỏ ngữ âm của từ gốc;

- Ý nghĩa có mối quan hệ logic nội tại nhất định với nghĩa của từ gốc;

- Khả năng kết hợp và chức vụ ngữ pháp: tuân theo đặc điểm đặc trưng của từ loại mới (khác với đặc trưng ngữ pháp của từ gốc).

Hiện tượng chuyển di từ loại của các con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao cũng tuân theo những đặc điểm trên.

a. Con số chuyển loại thành danh từ riêng

Một trong những thói quen của người Việt là đặt tên, gọi tên người bằng con số. Tuy nhiên, cách gọi tên này chủ yếu phổ biến ở Nam Bộ, bắt đầu bằng cách gọi

người con trưởng là anh Hai, chị Hai. Đây cũng là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Điều này có nguyên do từ phong tục, tập quán. Nếp sinh hoạt này hình thành sâu đậm trong tâm thức của người Việt ở Nam Bộ, chính vì vậy, trong ca dao Nam Bộ xuất hiện nhiều những con số đóng vai trị là danh từ riêng. Chẳng hạn:

Tiếng đồn chị Bốn có duyên / Anh Bốn đi cưới một thiên cá mòi hoặc: Vái trời cưới

được cô Năm / Làm chay bày ngọ mười lăm ông thầy. Và gọi tên các con trong một

gia đình theo thứ tự: Sớm mai đi chợ Gò Vấp / Mua một xấp vải / Đem về con Hai nó

cắt / Con Ba nó may / Con Tư nó đột / Con Năm nó viền / Con Sáu đơm nút / Con Bảy vắt khuy / Anh bước cẳng ra đi / Con Tám níu, con Chín trì / Ớ Mười ơi! Sao em để vậy cịn gì áo anh!

Điểm đặc biệt là với con số làm danh từ riêng hầu như chỉ xảy ra ở thể loại ca dao (694 trường hợp). Thành ngữ, tục ngữ hầu như khơng có hiện tượng này xuất hiện.

Điều này cũng dễ hiểu bởi ca dao là thể loại được sử dụng để bộc lộ tâm tình, kể chuyện cuộc đời, từ chuyện tình u đơi lứa đến chuyện nhà cửa, xóm làng, chuyện quê hương, đất nước. Bởi vậy, trong cái chung có cái riêng, cho phép con người xuất hiện trong văn bản như là những chủ thể trữ tình. Ngược lại tục ngữ là những kinh nghiệm, những kiến thức được đúc kết qua nhiều đời, nó mang tính phổ qt và đại chúng, khái qt. Chính vì vậy khó có thể có những địa chỉ cá nhân trong đó. Thành ngữ, mới chỉ là những cụm từ cố định xuất hiện trong lời ăn tiếng nói, có thể vận dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, tính khái quát lại càng phải cao. Đây chính là những lý do để danh từ riêng không xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ.

Trong đời sống, một số con số cũng trở thành danh từ riêng khi nói về các sự kiện lịch sử: Cách mạng tháng Mười; Cách mạng tháng Tám; hoặc trở thành tên riêng: Tiểu đoàn 307; Đồn 559;... (những hiện tượng này khơng xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao) song có thể cho thấy một đặc điểm văn hóa của người Việt.

b. Con số chuyển loại thành tính từ

Khi con số được dùng để biểu trưng cho mức độ đặc điểm, tính chất của sự vật được nêu ở danh từ, nó có thể lâm thời có những đặc điểm của tính từ. Hiện tượng này chỉ xuất hiện trong kết hợp con số với các danh từ chỉ sự vật như vàng, bạc, thau để biểu thị mức độ phẩm chất của sự vật: Vàng mười, bạc bảy, thau ba, đem so với gạo ắt là phải thua (tng); Vàng mười chê đắt không mua, mua lấy vàng bảy thiệt thua trăm đường (cd) (Bảy, mười, ba trong các ví dụ trên xuất hiện với tư

cách là tính từ biểu thị phẩm chất của vàng, bạc, thau).

Với người Việt, vàng mười vốn được được sử dụng như một danh từ gọi loại vàng có chất lượng cao (vàng 9999 - vàng mười). Chẳng hạn đẹp như vàng mười

(thng). Trong các ví dụ trên, các con số gắn với các danh từ được đặt trong mối tương quan so sánh theo thang độ chất lượng của các sự vật. Theo đó có thể hiểu, vàng ở đây trong hệ thống định giá: vàng mười, vàng bảy, vàng đẹp, vàng xấu, vàng

non,...và vàng mười là loại vàng tốt nhất. Tương tự, bạc bảy, thau ba cũng được sử

dụng như vậy. Khi một từ được sử dụng để chỉ mức độ tính chất, phẩm chất, đặc điểm của đối tượng được nêu ở danh từ mà nó đi kèm thì nó là tính từ.

Dưới đây là bảng thống kê từ loại và khả năng chuyển loại của con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao:

Bảng 2.1. Từ loại của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao

TT Từ loại Số lượt Ngữ cảnh sử dụng Th. Ngữ T. ngữ Ca dao 1 Số từ 719 3477 5157 - Con số chỉ đơn vị; - Con số chỉ thứ tự; - Con số chỉ lượng; - Con số chỉ tuổi tác. 2 Danh từ 0 0 694

- Con số là danh từ riêng (tên gọi của người);

3 Tính

từ 19 128 185

Con số biểu thị mức độ, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ, tính từ mà nó đi

kèm.

Như vậy, trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, ngoài từ loại chính là số từ, con số cịn có khả năng chuyển loại trong một số trường hợp: có đặc điểm của danh từ riêng hoặc cá biệt có trường hợp giống như tính từ. Đây có thể coi là khả năng sử dụng linh hoạt của con số.

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao việt nam (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)