Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CON SỐ
4.1. Vai trò của con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao
4.1.2. Con số góp phần tạo các biện pháp tu từ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
ca dao
Thành ngữ, tục ngữ, ca dao là những thể loại giàu tính nghệ thuật. Trong đó, các yếu tố ngơn ngữ, ngồi ý nghĩa cơ bản cịn có các ý nghĩa bổ sung, có màu sắc tu từ được hình thành từ những thành tố: biểu cảm (chứa đựng những yếu tố hình tượng), cảm xúc (diễn đạt những tình cảm, cảm xúc), bình giá (khen, chê) và phong cách chức năng (chỉ rõ phạm vi sử dụng thường xun, cố định). Ngồi ra, các yếu tố ngơn ngữ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao còn chịu sự chi phối của các phương thức cấu tạo (so sánh, đối xứng, phi đối xứng), các lối diễn đạt (ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ ngữ, tiệm tiến, khoa trương, nói giảm, chơi chữ...) của các thể loại.
Con số cũng là một trong những phương tiện tu từ của thành ngữ, tục ngữ, ca dao và đến lượt nó, những biện pháp tu từ lại làm nên sự kỳ diệu cho những con số. Qua khảo sát, chúng tôi thấy màu sắc tu từ của những con số được hình thành từ những biện pháp tu từ sau:
4.1.2.1. Biện pháp so sánh
Một trong những nội dung so sánh được sử dụng nhiều trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao là so sánh hơn kém với những con số chỉ lượng. Qua khảo sát trong ba thể loại chúng tôi nhận thấy, biện pháp so sánh này thường được vận dụng với các cặp số: một - một, một – hai, một - ba, một - chín, một - mười. Hầu hết những so sánh về lượng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao đều gắn với con số một. Tuy nhiên, mỗi cặp số lại có cách so sánh khác nhau:
a. So sánh - ngang bằng
Sự so sánh dựa trên cơ sở ngang bằng về lượng chỉ diễn ra ở cặp kết hợp một -
một. Với kết hợp này, các con số thường được kết hợp với danh từ chỉ đơn vị, sự khác
nhau giữa hai vế dựa trên sự khác biệt, hơn kém do danh từ đơn vị đem đến. Chẳng hạn trong thành ngữ: của một đồng, công một nén; một công một của; sai một li, đi một dặm; v.v... Trong tục ngữ, sự so sánh bao giờ cũng gắn với những kinh nghiệm,
hoặc ý khuyên răn: Chém làng cách một gang tay, chém lang sâu một tấc (với người làng chỉ dọa, với thù (lang sói) thì chém thật sự); Một cục đất ải bằng một bãi phân;
đồng... hoặc đưa ra những nhận xét mang tính quy luật: Một con người đần bằng một sân nấm độc, một con người ngọc áo bọc ác hoàng; v.v... Hầu hết trong mối quan hệ giữa hai vế đem ra so sánh, bao giờ tác giả dân gian cũng dành dụng ý để nhấn mạnh, đề cao một vế, vế cịn lại có tác dụng như cái nền cơ sở để người nghe hiểu được mức độ tác dụng hay tác hại của vấn đề. Chẳng hạn nói: Lợn đói một năm khơng bằng tằm
đói một bữa, Một con người đần bằng một sân nấm độc, một con người ngọc áo bọc ác hoàng (người nghe dễ hình dung ngay mức độ nguy hiểm của một sân nấm độc,từ đó để có những cân nhắc, lựa chọn một cách sáng suốt). Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, sự so sánh về lượng ngang bằng - hơn kém này với cặp một - một chỉ diễn ra trong thành ngữ và tục ngữ.
b. So sánh - đối lập
Khác với cặp kết hợp một - một, các cặp so sánh một - hai, hai - một, ba - một, một - ba, một - chín; một - mười... diễn ra phong phú cả về lượng lẫn mức độ
về chất trên cả ba thể loại. Các con số ở đây được đặt trong sự so sánh trên các phương diện:
- So sánh về lượng, mức độ: Một tiền gà, ba tiền thóc; Một bàn tay thì đầy, hai bàn tay thì vơi (tng); Muốn no thì phải chăm làm / Một giọt thóc vàng, chín giọt mồ hôi (cd).
- So sánh về chất: Ba năm ở với người đần, chẳng bằng một lúc đứng gần người khôn; Mười anh buôn bán không bằng một anh làm ruộng (tng); Cùng nhau
vả tiếng một ngày / Ngãi nhân thăm thẳm cũng tày ba thu (cd).
Sự đối sánh ở đây trước hết là sự đối sánh giữa số và số: một / chín; một /
mười; một / ba... thường xảy ra trên cùng một tiêu chí. Chẳng hạn, tiêu chí về thời
gian: một khắc / ba thu; một đêm thuyền chài / chín tháng thuyền bn; tiêu chí về lượng: một giọt thóc / chín giọt mồ hơi; một thưng / ba đấu; mười anh / một anh;... Từ những sự đối sánh về lượng, tác giả dân gian vươn tới khẳng định những giá trị về chất.
Kết cấu đối sánh có khi cũng góp phần tạo nên sự biến đổi ngữ nghĩa của con số. Chẳng hạn cặp số một – ba. Hai con số này cùng tồn tại, đảo vị trí cho nhau. Với mỗi vị trí, các con số lại mang một ý nghĩa khác.
- Khi con số ba đứng trước: Ba năm ở với người đần, chẳng bằng một lúc đứng gần người khôn; Kiếm củi ba năm thiêu không đầy một giờ (tng). Chủ yếu là so sánh một sự vật, hiện tượng được định lượng nhiều với một sự vật hiện tượng được định lượng ít: ba tháng – một ngày; ba năm – một lúc; ba năm – một giờ; ba năm – một lứa;... song phần được đánh giá cao lại nghiêng về sự vật, hiện tượng được định lượng ít. Con số ba lúc này như một cái phông nền dù rất rộng lớn – ba năm: quãng thời gian rất dài – nhưng không đủ để bằng một lúc, một giờ, một lứa:
thời điểm ngắn ngủi song lại đóng một vai trị quan trọng. Sự vật được gắn liền với con số mộtnhư là điểm nhấn về cảm giác, về hiệu quả, chất lượng khi nó được đem ra so sánh. Như vậy, con số ba ở đây dù là con số lớn, con số đầy đủ (đủ chiều dài của thời gian, khơng gian, vật chất) song với mục đích so sánh của người nói, giá trị được nhấn mạnh nghiêng về sự vật, hiện tượng gắn với con số một, vì vậy con số ba lại trở thành con số biểu trưng cho cái yếu, cái ít.
- Ngược lại với dụng ý của người nói trong kết hợp ba – một, khi con số ba đứng sau, chúng ta có thể thấy điều đó qua các ngữ cảnh: Ăn một bát chạy ba
quãng đồng; Đẹp lòng một lúc, gục đầu ba năm; Khách một chủ nhà ba; Một mẹ già bằng ba đụn thóc. Xét trong các câu tục ngữ trên, rõ ràng người nói đang muốn nhấn mạnh đến sự vất vả khơng tương xứng trong ba quãng đồng; hậu quả ghê gớm trong gục đầu ba năm; cũng như những giá trị của cuộc sống khi ai cịn có mẹ già trong ba đụn thóc. Với vị trí sau trong kết hợp, con số ba xuất hiện với đúng ý nghĩa toàn vẹn của nó – là con số lớn bao chứa những giá trị vật chất. Ở đây, quan niệm về con số ba của người Việt đã gặp sự tương đồng với các dân tộc trên thế giới như Trung Quốc, Hi Lạp cổ đại.
Khi diễn tả đời sống tình cảm trong ca dao, sự so sánh giữa một và ba mới thực sự ấn tượng: Thương nàng nên phải ra đi / Một ngày vắng bạn xem thì ba đơng; hoặc: Xa anh một ngày xem bằng ba tháng / Như cầm con dao vàng cắt bộ ngũ tạng đem bỏ xuống sông; Thiên cao đằng đẵng / Nguyệt chiếu phi hằng / Một ngày gặp mặt cũng bằng ba thu. Sự diễn tả các cung bậc nhớ thương của tình cảm bằng cách
so sánh hai khoảng thời gian kết hợp với hai con số một và ba có lẽ đã trở thành một mơ-típ trong ca dao. Theo thống kê, trong 38 ngữ cảnh sử dụng một - ba, đã có 24
trường hợp được dùng để bộc lộ tình cảm. Trong các ngữ cảnh ấy, hầu hết, con số ba được nhấn mạnh như là đỉnh cao của niềm hạnh phúc (khi được gặp bạn tình) hay nỗi nhớ thương khắc khoải khi xa cách. Có lẽ đây là chính là “mạch nguồn” làm nên sự gặp gỡ kì diệu giữa ca dao và câu thơ tài hoa của Đại thi hào Nguyễn Du: Sầu đong
càng lắc càng đầy / Ba thu dọn lại một ngày dài ghê (Truyện Kiều).
Như vậy, nếu tục ngữ thiên về nhấn mạnh logic của trí tuệ thì ca dao lại sử dụng cặp kết hợp này như là một biện pháp nghệ thuật để thể hiện tình cảm, cảm xúc. Trong cả hai thể loại, cặp so sánh một - ba đều để lại ấn tượng đặc biệt; có khả năng diễn tả sâu sắc, thâm thúy nội dung của thông điệp.
c. So sánh - đối chiếu
Hầu hết trên cả ba thể loại, sự so sánh để xác định vị thứ ít khi được sử dụng với từ so sánh như bằng, ngang, cầm như, hơn, thua,... mà qua sự sắp xếp vị thứ, người ta ngầm hiểu đã có sự so sánh (so sánh ngầm). Chẳng hạn: Nhất thì nhì thục;
Nhất mẹ nhì con (thng); Thứ nhất leo rễ, thứ nhì trễ cành (tng); Ở nhà nhất mẹ nhì con / Ra đường tám vạn người khôn bằng mười (cd).
Tuy nhiên, như chúng tơi đã khẳng định, khi phân tích con số thứ tự, sự so sánh ở đây nhiều khi khơng mang tính định vị, cũng khơng có giá trị định lượng mà chủ yếu đối chiếu để định tính, tìm sự tương đồng. Ví dụ:Thứ nhất là vực Tam Soa, thứ hai vực Phố, thứ ba vực Nầm; Thứ nhất góc ao, thứ nhì đao đình; Thứ nhất giặc phá, thứ nhì nhà cháy; v.v...
d. So sánh - nhấn mạnh
Với biện pháp so sánh đặc điểm của sự vật, hiện tượng với một sự vật hiện tượng gắn với số, các sự vật, hiện tượng được định lượng hóa, định tính hóa bằng các con số. Nhờ thế, người Việt đánh giá giá trị của sự vật một cách vừa cụ thể, vừa ấn tượng. Ví dụ: Giống nhau như hai giọt nước; Vững như kiềng ba chân;...(thng);
Nọc người bằng mười nọc rắn; Mẹ già bằng ba rào dậu;...(tng); Ai về ai ở mặc ai / ta như dầu đượm thắp hồi năm canh; Dù ai nói ngả nói nghiêng / Lịng ta vẫn vững như kiềng ba chân (cd)...
Ở kiểu so sánh này, hầu hết chỉ có một con số trong phát ngơn. Đồng thời bắt buộc phải có các từ dùng để so sánh đi kèm như: như, giống như, hơn, kém, ngang,
Như vậy, có thể thấy với biện pháp tu từ so sánh, tác giả dân gian sử dụng cả hai hình thức chính:
- So sánh đặc điểm của sự vật, hiện tượng với đặc điểm của sự vật hiện tượng gắn với số.
- Hai sự vật, hiện tượng được so sánh đều gắn với số. Với kiểu so sánh này, hầu hết các con số được đặt trong kết hợp (như đã phân tích ở các nội dung trên), hai vế cân đối về mặt cấu trúc, tạo sự hài hòa về thanh điệu, đồng thời sự so sánh thường diễn ra trên cùng tiêu chí để từ đó khẳng định giá trị của sự vật, hiện tượng, đặc điểm, đặc tính,... của một trong hai vế gắn với con số.
4.1.2.2. Phép lặp số và số
Trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, những con số được dùng lặp lại mang tính nghệ thuật, đem đến giá trị biểu trưng vẫn là con số một và con số ba; một vài trường hợp lặp lại ở số hai, số năm và số mười song khơng nhiều. Ví dụ: hai tay hai gậy; mười phân vẹn mười (thng); Địn càn hai mũi, địn xóc hai đầu; Thờ hai chúa, ở hai lòng; Năm con năm bát, nhà nát cột xiêu; Năm con năm nhớ, mười vợ mười thương
(tng); Em buôn chi rồi lại bán chi / Mười hôm chợ phố em đi cả mười (cd). v.v... Với sự lặp lại ở con số ba và con số một, cả ba thể loại đều tương đối phổ biến và giàu tính biểu trưng. Ví dụ: một cịn một mất; một lòng một dạ; một sớm một chiều; ba đấng ba loài; Ba cọc ba đồng;...(thng); Một đống khoai, một đống vỏ; Ai giàu ba họ, ai khó ba đời; Cờ ba cuộc, cơm ba bát, thuốc ba thang (tng); Một mai nên vợ nên chồng / Ta đi một lối, về chung một đường; Khi nào cởi áo đắp chung / Cơm ăn một đọi, ngủ chung một giường (cd).
Ở đây, con số cũng được đặt trong sự đối xứng, tuy nhiên, khác với so sánh, sự đối xứng khơng nhằm mục đích để nhấn mạnh một trong hai vế mà có sự hợp nghĩa. Lặp lại một lần nữa chính con số ở vế trước để vế sau cùng bổ sung, nhấn mạnh cho cả câu. Chẳng hạn: thiếp một đàng chàng một ngả - hai con số một cùng biểu trưng cho sự xa cách, phân li; đi một lối, về chung một đường - biểu trưng cho sự gặp gỡ, giao hòa, hạnh phúc; hoặc Một năm một tuổi như đuổi xuân đi - biểu trưng cho sự tàn phá của thời gian đối với tuổi trẻ, vẻ đẹp của con người. v.v...
Một số trường hợp con số được lặp lại nhiều lần, đem đến cho người đọc cảm giác con số trùng trùng điệp điệp. Ví dụ, ấn tượng về sự gắn bó, tha thiết trong tình yêu: Một thuyền, một bến, một dây / Ngọt bùi ta hưởng, đắng cay chịu cùng (cd); ấn tượng về một vùng đất địa linh nhân kiệt: Một giỏ sinh đồ, một bồ ông cống, một đống ông nghè, một bè tiến sĩ, một bị trạng nguyên, một thuyền bảng nhãn (tng); ấn tượng về sự gắn bó trong cơng việc tới mức có thể gọi là xác định “sinh nghề tử nghiệp”: Một đồng một giỏ không bỏ nghề trầu, một đồng một
bầu không bỏ nghề sơn (tng). v.v...
4.1.2.3. Phép tăng tiến
Tăng tiến là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người viết (nói) cố tình
sắp xếp các thành tố của phát ngơn cùng nói về sự vật theo trình tự tăng dần cường độ biểu cảm, cảm xúc. Ở đây là sự tăng dần về lượng theo trật tự sắp xếp của con số. Tuy nhiên, sự phát triển về lượng lại là biểu trưng cho sự phát triển về chất. Ví dụ: ba đầu, sáu tay, mười hai con mắt; ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh (thng); Một con tội sống, hai con tội chết, ba con hết tội; Một vợ nằm giường lèo, hai vợ nằm chèo queo, ba vợ nằm chuồng heo (tng); Người sao một hẹn thì nên / Người sao chín hẹn thì qn cả mười; Một thương, hai nhớ, ba trông / Bốn thương, năm nhớ, bảy tám chín mong, mười tìm; u nhau tam tứ núi cũng trèo / Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu đèo cũng qua;...(cd). Sự sắp xếp các con số tăng tiến ở đây đã đem đến cho người đọc, người nghe cảm nhận rõ nét về sự vật, hiện tượng đang phát triển. Sau mỗi con số xuất hiện, đối tượng được nói đến phát triển ở mức độ cao hơn, thể hiện rõ hơn dụng ý của người nói. Đặc biệt, ca dao, với đặc trưng là phương tiện biểu hiện tình cảm, khi những con số xuất hiện liên tục trong một câu/bài thì những cung bậc tình cảm cũng dâng trào với khát vọng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách một cách quyết liệt, những biểu trưng của tập hợp số vì vậy càng trở nên đậm nét.
Tuy nhiên, sự sắp xếp các con số hầu như chỉ một chiều, ít thấy có bài ca dao hay câu tục ngữ nào sắp xếp ngược lại từ lớn đến bé. Âu đây cũng là một kiểu sử dụng con số trong các thể loại thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Trong văn học viết, sự vận dụng con số với các tác giả nhiều khi rất phong phú, linh hoạt, dù họ vận dụng
chính lời ăn tiếng nói của nhân dân nhưng vẫn thể hiện rõ cá tính của từng tác giả. Chẳng hạn, với nhà thơ Tú Xương, khi diễn tả nỗi vất vả của vợ, dường như ông cảm nhận sự cực nhọc vất vả càng ngày càng chồng chất lên đôi vai của vợ qua từng con số: Một duyên hai nợ, âu đành phận / Năm nắng mười mưa, gánh quản công (Thương vợ, Tú Xương). Hoặc sự vận dụng theo trật tự giảm dần: Nhà em cách bốn quả đồi / Cách ba ngọn núi, cách đôi cánh rừng / Nhà em xa cách quá