Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CON SỐ
4.4. Bước đầu lý giải cơ sở của những quan niệm về con số
4.4.3. Ảnh hưởng của ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới văn hóa. Ngơn ngữ dân tộc và văn hố dân tộc, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, chúng phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau. Là một thành tố của văn hóa tinh thần, ngơn ngữ giữ một vị trí đặc biệt trong nó. Bởi ngơn ngữ là phương tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của những thành tố khác trong văn hố. Ngơn ngữ là một trong những đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hoá - dân tộc nào. “Chính trong ngơn ngữ, đặc điểm của nền văn hố dân tộc được lưu giữ rõ ràng nhất” [107; tr. 20, 21]. Hoặc nói như Whorf: “Ngơn ngữ là cái lăng kính mà qua đó người bản ngữ tri giác thế giới, và do đó quy định cách tư duy của họ về hiện thực” [Dẫn theo Cao Xuân Hạo, 44; tr. 288].
Những quan niệm về con số trong văn hóa của người Việt, có thể nói, là tấm gương phản ánh rõ mối quan hệ biện chứng giữa ngơn ngữ và văn hóa, dựa trên các cơ sở:
a. Cơ sở thứ nhất: nguyên tắc tượng hình
Là nguyên tắc dựa vào cách viết chữ số hay hình ảnh con số mà quan niệm về số may mắn hay rủi ro, sử dụng nhiều hay ít. Thủa xưa, dân tộc ta dùng Hán tự, bởi vậy, lối viết tượng hình của chữ Hán ảnh hưởng một cách sâu đậm trong cách quan niệm số của người Việt. Đây cũng là lý do mà quan niệm về con số của người Việt và người Trung Hoa có nhiều điểm gần như trùng khít với nhau như chúng tơi đã phân tích ở chương 1. Chẳng hạn: con số ba được viết thành ba vạch ngang - (quẻ càn) biểu tượng của trời - được cho rằng biểu trưng cho sức mạnh của Trời, bởi vậy mà được người Việt sử dụng với rất nhiều ý nghĩa, trong đó ý nghĩa được biểu trưng nhiều nhất là sức mạnh, sự toàn vẹn, chắc chắn; con số tám được viết lối có hai nét đều từ trên xuống giống kèn loe ra, giống như cuộc đời mỗi con người, càng ngày càng làm ăn phát đạt; số 8 còn là con số của Bát Quái mà hình Bát Quái là một biểu tượng của sự chuyển biến tốt lành, là biểu tượng cho sự toàn vẹn với
chất); con số một với một vạch ngang hoặc một cột đứng (hình ảnh cột trụ trời, con người đứng thẳng,... con số đầu tiên của dãy số tự nhiên), bởi thế, con số một được sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau: cái tôi cá nhân - khi lẻ loi, đơn chiếc, khi vững chãi mạnh mẽ có thể làm khuynh đảo cả vũ trụ; cái toàn thể của vũ trụ có thể bao quát tất cả với thiên nhân hợp nhất. v.v...
b. Cơ sở thứ hai: Nguyên tắc tượng thanh
Nguyên tắc tượng thanh được xây dựng trên nguyên lý đồng âm hoặc gần âm giữa con số và một số từ mang nghĩa khác trong ngôn ngữ. Đây là hiện tượng mà người Nhật Bản, Hàn Quốc kiêng kỵ con số bốn (tứ gần âm với tử - chết) hoặc
người Việt, thích con số sáu - tám (đọc là lục bát - gần âm với lộc phát), kỵ con số
bảy (thất - gần âm với mất: Hai ngang hai phết kết lại chữ thất / Thất là mất, mất bạc mất vàng / Mất nhà mất cửa, nỏ đau bằng mất nàng, nàng ơi!). Bởi những lý do này mà thành ngữ Việt, hầu hết con số bảy đều gắn với những sự vật mang tính lộn xộn, lấp lửng, thiếu chắc chắn, hàm chứa nhiều rủi ro: Ba bè bảy bối; Ba cha bảy
mẹ; Ba vợ bảy nàng hầu; Bảy nổi ba chìm.v.v...
Một điểm dễ thấy trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao là yếu tố vần, nhịp, phối thanh (bằng - trắc) trong một câu cũng có những ảnh hưởng đối với việc lựa chọn con số. Ví dụ, với hai vế của thành ngữ, về nguyên tắc đối thanh, một vế thanh bằng thì một vế phải thanh trắc: bảy nổi (T-T) ba chìm (B-B); Năm tao (B-B) bảy tiết (T-
T);..hoặc BT-TB: Năm liệu bảy lo... hoặc nguyên tắc bắt vần: Năm cha ba mẹ... điều đó buộc người sáng tạo phải lựa chọn con số để diễn đạt sao cho câu nói đảm bảo vần, nhịp, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ vận dụng,... từ đó quy định đến việc lựa chọn, sử dụng con số trong các ngữ cảnh.
Như vậy, việc sử dụng số, quan niệm số (dựa theo ngữ cảnh) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao cũng tuân theo quy luật của ngôn ngữ, đọc viết như thế nào - suy luận như thế ấy. Chính vì vậy, việc vận dụng con số trở nên gần gũi, tự nhiên như khả năng về ngôn ngữ của mỗi người. Đây là một trong những lý do mà con số được người Việt sử dụng nhiều, thống nhất trong cả ba thể loại.
4.5. Tiểu kết
Qua tìm hiểu giá trị văn hóa của con số trong đời sống người Việt thơng qua các thể loại thành ngữ, tục ngữ, ca dao, bước đầu, chúng tôi nhận thấy:
Cũng như các yếu tố ngôn ngữ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, bản thân mỗi con số cũng là một tác phẩm nghệ thuật có khả năng tạo nên cấu trúc nhịp điệu, sự hài hòa, cân đối giữa các vế trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Bằng các hình thức như lặp (điệp) lại con số, sắp xếp sự kết hợp con số theo quy luật đối thanh (B - T) hay sự đối ứng, tương phản về lượng, mức độ, các con số giữa các vế câu đã góp phần giúp khả năng biểu đạt, hình thức gọn gàng, nhịp nhàng, dễ nhớ và dễ thuộc cho thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Đặc biệt, với một dung lượng lớn hơn, tục ngữ, ca dao có thể tạo những cấu trúc so sánh, tăng tiến, các kết cấu tầng bậc bằng con số là cho văn bản có sức biểu hiện mạnh mẽ, giàu tính nghệ thuật, tính biểu trưng.
Với tư cách là một phần phương tiện giao tiếp, người Việt còn sử dụng con số để bộc lộ thái độ, đánh giá của mình. Để thể hiện thái độ đánh giá thấp về lượng hoặc mức độ của sự vật được nói đến, người Việt dùng các biến âm của số như mốt (một), vài (hai), dăm (năm), một vài, vài ba, dăm ba, dăm bảy… Khi thể hiện sự nhấn mạnh, đánh giá cao người Việt thường đặt con số lên đầu phát ngôn, hoặc dùng con số Hán Việt.v.v… Đây là một trong những điểm độc đáo về số, tạo nên tính nghệ thuật cho thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
Con số có mặt hầu hết trong mọi lĩnh vực đời sống của người Việt. Từ đời sống tâm linh đến lời ăn tiếng nói, từ nếp sống sinh hoạt đến dựng nhà cửa, chọn ngày tháng làm ăn,…người Việt đều rất chú ý đến ảnh hưởng của con số. Điều đó cũng thể hiện rất rõ trong nhận thức của người Việt về thế giới tự nhiên, con người, xã hội,… qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
KẾT LUẬN
1. Con số là một hiện tượng phổ quát của nhân loại. Những ý niệm về số cũng là vấn đề mang tính phổ niệm. Khơng một dân tộc nào, một cộng đồng nào trên thế giới mà sinh hoạt vật chất và tinh thần khơng có sự gắn bó với con số. Bởi lẽ đơn giản, chức năng đầu tiên và đặc trưng nhất của con số là chức năng định lượng, tính đếm. Mà con người, trong mối quan hệ với bản thân và thế giới, gần như khơng một lĩnh vực nào khơng phải tính tốn, đo đếm. Chính vì vậy, có thể xuất phát từ nhiều điểm nhìn, nhiều góc độ để đánh giá về con số.
Từ góc độ ngơn ngữ học, qua thống kê và phân loại tư liệu, có thể thấy: con số được dùng trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao có tần số sử dụng khá cao, mang tính hệ thống, khá phong phú và đa dạng về kiểu loại và ngữ cảnh. Đây là một hiện tượng ngôn ngữ rất đáng để tâm nghiên cứu. Luận án đã khảo sát, lý giải con số chủ yếu dựa vào ngữ cảnh, xem xét nó với tư cách là một thành tố trong các sáng tác dân gian, qua đó làm rõ con số vừa mang đặc điểm của ngôn ngữ tự nhiên (ngôn ngữ đời sống), vừa mang đặc điểm của ngôn ngữ văn chương, tức là nó vừa có những đặc điểm phổ quát của con số trong ngơn ngữ vừa có những đặc điểm đặc thù trong tác phẩm nghệ thuật.
2. Từ góc độ ngữ pháp, có thể thấy:
Về từ loại, con số mang những đặc điểm đặc trưng của số từ, có khả năng chuyển loại thành danh từ, tính từ trong một số trường hợp đặc biệt trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao,
Về khả năng kết hợp, con số có thể kết hợp với hầu hết các từ loại: các tiểu loại danh từ (ngoại trừ danh từ riêng và danh từ tổng hợp), động từ, tính từ, phụ từ, một vài trường hợp với đại từ và lượng từ. Các con số khi kết hợp với nhau tạo thành một số mơ hình ổn định như những biểu thức số, góp phần tạo nên tính nghệ thuật cho những thành ngữ, tục ngữ, ca dao sử dụng số.
Về chức năng ngữ pháp, con số có thể tham gia với nhiều chức năng khác nhau trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Ở cấp độ cụm từ, con số làm thành tố phụ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, làm thành tố chính trong cụm số từ; ở cấp độ câu, con số có thể làm chủ ngữ, vị ngữ và phụ ngữ. Khi làm chủ ngữ, con số thường đứng đầu câu.
3. Từ góc độ ngữ nghĩa, con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, vừa mang nghĩa gốc vừa được sử dụng với nghĩa biểu trưng. Về nghĩa gốc, con số được sử dụng trong một số ngữ cảnh nhất định như: chỉ thời gian là những ngày, tháng trong năm; chỉ tuổi tác; chỉ lượng trong những kinh nghiệm sản xuất, sinh hoạt; chỉ đơn vị trong những ngữ cảnh đo đếm, tính tốn chính xác. Về nghĩa biểu trưng, luận án tìm hiểu theo các nhóm: các con số chỉ lượng gồm: các con số lẻ, con số chẵn, con số lớn (trên mười) và nhóm các con số thứ tự. Kết quả cho thấy: những con số lẻ được sử dụng với tần số cao, ý nghĩa biểu trưng phong phú. Cùng một con số, có khi là
lớn, có khi là bé, có khi là vững vàng, chắc chắn, có khi lại là lỏng lẻo, thiếu vững bền... sự thay đổi ý nghĩa liên quan đến từng ngữ cảnh nhất định. Những con số chẵn được sử dụng ít hơn, ý nghĩa biểu trưng cũng ổn định với một số ý nghĩa chính như: sự tồn vẹn, sự cân đối, tính ổn định, tính quy luật. Riêng con số mười luôn luôn ổn định và trùng với trăm, ngàn, vạn với ý nghĩa chỉ cái toàn thể, cái trọn vẹn. Các con số lớn hơn mười thường gặp như mười hai, mười tám, ba sáu,… ý nghĩa
biểu trưng thường quy về tổng của các số trong nó; các con số thứ tự tuy xuất hiện khơng nhiều song hầu như thốt ra khỏi ý nghĩa định vị, thay vào đó, hầu hết chúng được sử dụng với nghĩa định tính. Có thể thấy, các con số vừa là số vừa là những ước lệ văn chương trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
Sự kết hợp giữa các con số đem đến nhiều giá trị hơn do được đặt trong mối tương quan giữa số và số. Có thể nói, đây là yếu tố tạo linh hồn cho con số trong các ngữ cảnh của thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
4. Từ góc độ ngơn ngữ - văn hóa, có thể thấy con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, cũng là một yếu tố nghệ thuật có khả năng tạo nên cấu trúc vần điệu, nhịp điệu, tạo sự hài hòa, cân đối giữa các vế trong các đơn vị này. Bằng việc lựa chọn con số để tạo vần nhịp và các biện pháp tu từ khác nhau (như lặp (điệp) lại con số, sắp xếp sự kết hợp con số theo quy luật đối thanh (B - T) hay đối ứng, tương phản về lượng, mức độ), các con số đã góp phần tăng khả năng biểu đạt, tạo hình thức gọn gàng, nhịp nhàng, dễ nhớ và dễ thuộc cho thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Đặc biệt, trong tục ngữ và ca dao con số có thể tạo những cấu trúc so sánh, tăng tiến, các kết cấu tầng bậc làm cho văn bản có sức biểu hiện mạnh mẽ, giàu tính nghệ thuật, tính biểu trưng.
Về biểu hiện văn hóa của con số có thể nói: thành ngữ, tục ngữ, ca dao xuất phát từ lời ăn tiếng nói của nhân dân, mang đậm đặc trưng ngơn ngữ và bản sắc văn hóa dân tộc, bởi vậy, nó thể hiện rất phong phú mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, những kinh nghiệm sản xuất, những tình cảm, ước mong,… của dân tộc. Trong các tín hiệu ngơn ngữ thể hiện những nội dung đó, có những con số. Con số đã tham gia vào hầu hết các lĩnh vực mà các sáng tác dân gian đã phản ánh, từ những nhận thức về vũ trụ, thời tiết, kinh nghiệm lao động sản xuất đến những nhận thức về xã hội như quan niệm về tình u, hơn nhân, các ứng xử văn hoá trong thân tộc, trong cộng đồng xã hội.v.v… Hoạt động của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao người Việt thể hiện rõ đặc trưng ngơn ngữ và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
5. Từ q trình phân tích, dưới góc độ ngơn ngữ - văn hóa, luận án bước đầu lý giải cơ sở của những quan niệm về số: lối tư duy của người Việt; triết lý âm dương; mối liên quan giữa ngôn ngữ và đời sống; một số nguyên tắc cơ bản (nguyên tắc tượng hình, hài âm, gần âm trong ngôn ngữ; nguyên tắc sắp xếp, định lượng sự vật trong thế giới khách quan) đã góp phần hình thành những quan niệm về số trong đời sống và trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Những quan niệm về con số trong văn hóa của người Việt, có thể nói, là tấm gương phản ánh rõ mối quan hệ biện chứng giữa ngơn ngữ và văn hóa.
6. Về con số, còn rất nhiều vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu trên nhiều phương diện. Chẳng hạn, cách sử dụng con số, cách tri nhận về con số giữa các dân tộc trên thế giới; biểu trưng của con số trong thơ ca; mối quan hệ giữa cơ số trong tốn học và ý niệm số trong ngơn ngữ.v.v… Đây là những vấn đề thú vị nhưng phức tạp, với khuôn khổ và định hướng của đề tài nghiên cứu, chúng tôi chưa thể đề cập tới trong luận án. Điều đó cho thấy rất cần có những đề tài nghiên cứu tầm cỡ hơn để làm rõ hơn, đầy đủ hơn giá trị của con số trong đời sống xã hội, trong sự giao lưu, tiếp biến giữa các nền văn hóa trong khu vực và trên thế giới.
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ
1. Trần Thị Lam Thủy (2005), Khảo sát thành ngữ so sánh trong ca dao, Hội thảo Quốc tế ngôn ngữ học Liên Á lần thứ VI.
2. Trần Thị Lam Thủy (2005), Bàn về con số Một, Ngữ học Trẻ.
3. Trần Thị Lam Thủy (2006), Mấy nhận xét về con số trong Truyện Kiều, Ngôn
ngữ và đời sống, H, số 1+2 (in trong cuốn Nghiên cứu Truyện Kiều những năm
đầu thế kỷ XXI, NXB Giáo dục).
4. Trần Thị Lam Thủy (2008), Khả năng kết hợp của số từ trong thành ngữ, tục
ngữ, ca dao. Ngữ học trẻ.
5. Trần Thị Lam Thủy (2009), Con số Ba trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao người Việt. Ngữ học trẻ.
6. Trần Thị Lam Thủy (2010), Con số hai trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao người Việt nhìn từ góc độ ngơn ngữ - văn hóa, Tạp chí Ngơn ngữ và đời sống,
H, số 5 - 2010.
7. Trần Thị Lam Thủy (2010), Con số bốn trong văn hóa Việt Nam qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao, Hội thảo khoa học Nghiên cứu sinh trường Đại học Vinh.
8. Trần Thị Lam Thủy (2012). Sự hoạt động và biến đổi ngữ nghĩa của con số ba
trong mối quan hệ với những con số khác (qua thành ngữ, tục ngữ và ca dao người Việt), Từ điển học và Bách khoa thư, số 1.
9. Trần Thị Lam Thủy (2013), Bằng lí thuyết tri nhận, giải mã tư duy văn hóa dân