Các giả thiết hình thành cholesteatoma

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán cholesteatoma tai giữa tái phát (Trang 27 - 29)

Chương 1 TỔNG QUAN

1.2. Giải phẫu bệnh và các giả thiết hình thành cholesteatoma

1.2.2. Các giả thiết hình thành cholesteatoma

1.2.2.1 Cholesteatoma bẩm sinh

Thuyết bào thai học hay thuyết chơn vùi biểu bì cịn sĩt lại của Teed- Michaels [25].

Năm 1965, theo Derlacki và Clemis, tiêu chuẩn để chẩn đốn một cholesteatoma bẩm sinh bao gồm: màng tai khơng thủng, khơng cĩ tiền sử chấn thương hoặc phẫu thuật trước đĩ, khơng gây tổn thương niêm mạc tai giữa và khơng cĩ tiền sử về viêm tai giữa [26].

Năm 1986, theo Levenson đã mở rộng tiêu chuẩn chẩn đốn cho cholesteatoma bẩm sinh bao gồm cả các trường hợp cĩ tiền sử viêm tai giữa.

Cholesteatoma bẩm sinh phát triển từ túi co kéo khơng kèm theo thủng màng tai và quá trình viêm nhiễm cĩ thể là hậu quả của sự phát triển tế bào biểu bì từ màng chùng vào trung mơ chưa thối triển của hịm tai khi cịn nhỏ.

Thuyết quan niệm rằng sự cịn sĩt lại của biểu mơ vẩy trong xương thái dương dẫn tới hình thành cholesteatoma bẩm sinh [27].

1.2.2.2. Cholesteatoma mắc phải

Cĩ 4 thuyết chính nĩi về bệnh sinh của cholesteatoma mắc phải [1]: - Thuyết túi co kéo.

- Thuyết di cư: xâm lấn biểu bì qua lỗ thủng màng nhĩ. - Thuyết dị sản: Loạn sản biểu bì của biểu mơ tai giữa. - Thuyết tăng sản tế bào đáy.

* Thuyết túi co kéo

Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất là cholesteatoma phát triển từ túi co kéo. Nếu như áp lực âm trong tai giữa, áp lực khí quyển đẩy màng nhĩ vào trong, gây nên sự co kéo của phần yếu nhất. Do đĩ, màng chùng thiếu lớp xơ giữa, co kéo dễ dàng hơn. Quá trình hàn gắn các lỗ thủng của màng căng cĩ thể gây nên sự co kéo. Khi túi co kéo hình thành và sâu hơn, do áp lực âm trong hịm tai và viêm tái đi tái lại, túi co kéo màng nhĩ làm gián đoạn quá trình bong vảy bình thường của lớp biểu bì phía ngồi của màng nhĩ. Điều này làm cho chất cặn biểu bì lắng đọng bị “bẫy ” trong túi co kéo, phồng lên, và hình thành nút biểu bì, một cholesteatoma được hình thành.

* Thuyết di cư

Sự di cư của da vào tai giữa qua lỗ thủng màng nhĩ, sau viêm tai giữa, phẫu thuật cĩ đặt ống thơng khí, hoặc tạo hình màng nhĩ.

* Thuyết dị sản

Dị sản của biểu mơ hình trụ hoặc biểu bì của tai giữa thành biểu bì lát tầng sừng hĩa sau viêm tai giữa mạn tính hoặc tái đi tái lại.

* Thuyết tăng sản tế bào đáy

Sự tăng sản tế bào đáy trong đĩ, thơng qua các tế bào trụ tăng sinh, xâm lấn màng nhĩ nguyên vẹn qua vi lỗ thủng biểu mơ, thường quan sát được trong

tai giữa, phối hợp với viêm tai giữa. Sự bộc lộ này tạo ra các vùng của tổ chức liên kết từ màng xương nhày tiếp xúc trực tiếp với tràn dịch tai giữa. Khi tràn dịch tổ chức hĩa, tạo thành cầu cho tổ chức hạt. Giai đoạn sau, những vùng này trở thành hồn tồn hoặc một phần phủ bởi biểu mơ, và các chỗ gián đoạn biểu mơ liên kết với nhau qua tràn dịch tổ chức hĩa. Cholesteatoma cĩ thể lan rộng bằng cách sử dụng tổ chức liên kết. Vì màng nhĩ cịn bình thường, nên những cholesteatoma này khơng thể phân biệt được với cholesteatoma bẩm sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán cholesteatoma tai giữa tái phát (Trang 27 - 29)