2.3. Quy trình chụp cộng hưởng từ
2.3.1. Các chống chỉ định chụp cộng hưởng từ
- Trong người bệnh nhân đang mang các thiết bị hoạt hĩa cơ học hoặc từ trường, điện tử như: máy tạo nhịp tim, bơm insulin kích thích sinh học, điện cực trong não, điện cực ốc tai, máy trợ thính.
- Clip kẹp phình mạch não (trừ trường hợp được làm bằng titan). - Phụ nữ cĩ thai, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
- Ghim hoặc kẹp phẫu thuật cĩ từ tính. - Dị vật kim loại trong mắt
- Mảnh đạn trong người
2.3.2. Chuẩn bị bệnh nhân:
- Hỏi bệnh nhân về các loại máy thiết bị cấy, mang trên người: máy tạo nhịp, máy trợ thính, vật liệu phẫu thuật khác…
- Hỏi về tiền sử dị ứng, trong đĩ cĩ tiền sử dị ứng với thuốc đối quang từ khơng.
- Xem xét nghiệm chức năng thận, bệnh nhân suy thận chống chỉ định tiêm thuốc đối quang từ.
- Tháo bỏ các vật liệu cĩ chứa kim loại trên người bệnh nhân.
- Giải thích cho bệnh nhân về: sự an tồn, thời gian chụp, sự cần thiết phải phối hợp nằm im trong quá trình chụp, tiếng ồn trong quá trình chụp gây ra…
- Giải thích cho bệnh nhân về cách thức tiêm thuốc đối quang từ, các nguy cơ tác dụng phụ, thời gian chờ chụp muộn sau tiêm…
- Cho bệnh nhân đeo tai nghe giảm tiếng ồn, cĩ thể cho bệnh nhân nghe nhạc để giảm sự căng thẳng
2.3.3. Các chuỗi xung
- Chuỗi xung định vị cĩ 3 mặt phẳng được thực hiện đầu tiên để xác định vị trí thăm khám cho các chuỗi xung. Bản chất là chuỗi xung T1W phân giải thấp, thời gian thực hiện nhanh dưới 25 giây.
- T2W độ phân giải cao, dày 0.6 mm chính là chuỗi xung Space hay CISS 3D khu trú vùng tai hai bên.
- T1W trước tiêm theo mặt phẳng axial và coronal, độ dày lớp cắt 2 mm, khu trú vùng tai hai bên, khơng xĩa mỡ.
- Diffusion EPI mặt phẳng axial độ dày lớp cắt 3 mm, khu trú vùng tai hai bên.
- Diffusion HASTE theo mặt phẳng axial, độ dày lớp cắt 2 mm.
- T1W sau tiêm ở thì muộn (từ 30 – 45 phút) theo mặt phẳng axial và coronal, độ dày lớp cắt 2mm.