Chương 1 TỔNG QUAN
1.5. Đặc điểm tổn thương giải phẫu của lao cột sống cổ qua một số
1.5.1. Tổn thương lao cột sống cổ trên phim XQ quy ước
XQ là xét nghiệm thăm dị phổ biến rất có giá trị giúp đánh giá cột sống cổ ở nhiều tư thế khác nhau như chụp tĩnh, chụp động ở tư thế thẳng, nghiêng bên, chếch. Tuy nhiên, trong bệnh lý cột sống do viêm, đặc biệt là lao cột sống cổ, việc chụp XQ tư thế động rất khó do bệnh nhân thường đau nhiều và hạn chế vận động cột sống cổ, nguy cơ của chụp động cao.
XQ cột sống cổ chuẩn phim thẳng (hình 1.11a) (theo Penning L (1981) [40]:
Hình 1.11. XQ cột sống cổ chuẩn (a. phim thằng; b. phim nghiêng)
Nguồn: từ Penning (1981) [40]
+ Phát hiện được vẹo cột sống khi góc Cobb đo được > 150. + Mỏm gai ở đường giữa.
+ Thấy rõ các khớp mỏm móc.
+ Khối bên ở 2 bên có đường viền mờ do vỏ xương tạo sóng. + Chiều cao bình thường của thân đốt sống.
+ Các đĩa đệm (khoang gian đốt sống). + Xương sườn I giúp xác định vị trí C7-T1.
Trên phim XQ cột sống cổ thẳng không cung cấp nhiều thông tin giúp ích chẩn đốn như trên phim XQ nghiêng. Đặc biệt trong lao cột sống, khó xác định tổn thương trên phim XQ cổ thẳng do có hiện tượng chồng hình.
XQ cột sống cổ nghiêng (hình 1.11b):
+ Thấy được các đốt sống cổ từ C1 – T1. + Trục cột sống cổ là ưỡn, thằng hay gù. + Thân đốt sống là hình chữ nhật cân đối. + Các bờ của thân đốt sống.
+ Chiều cao của đĩa đệm có thể xác định do thối hóa hay nhiễm trùng. + Giảm chiều cao đĩa đệm kèm với khơng có cầu xương, gai xương khơng có bờ hoặc can xi hóa là dấu hiệu kinh điển của bệnh lý thối hóa.
- Theo Penning L mô tả 5 đường trên XQ cột sống cổ nghiêng [40]: + Đường đi qua bờ trước các thân đốt sống.
+ Đường đi qua bờ sau các thân đốt sống. + Đường đi qua bờ sau ống sống.
+ Đường đi qua các mỏm gai. + Đường mơ mềm phí trước.
Hình 1.12. Khoảng mờ bình thường trước sống trên XQ CSC nghiêng (theo nghiên cứu của Penning L 1981 [40]) (theo nghiên cứu của Penning L 1981 [40])
Đặc điểm tổn thương lao cột sống cổ trên XQ quy ước:
- Ở giai đoạn sớm, phim nghiêng biểu hiện thưa xương từ 30% trở lên ở thân đốt sống và tăng mờ mô mềm trước CSC gợi ý đến LCSC [41]. Hẹp khoang gian đốt sống (hẹp khe khớp) và bờ sụn tiếp tổn thương (TT) nham nhở thấy được sau 2 đến 3 tuần xuất hiện triệu chứng. Bằng chứng phá hủy xương đốt sống chỉ thấy được khi TT từ 50% thân đốt sống trở lên. Các biến dạng cột sống thường gặp nhưng muộn hơn, khi đốt sống bị phá hủy nhiều. Việc phá hủy đốt sống C1, thân C2, lồi cầu chẩm hoặc mỏm răng có thể gây di lệch và mất vững nghiêm trọng. Khi có sự phá hủy thân các CSC thấp gây biến dạng gù vùng cổ có thể thấy được trên lâm sàng. Dấu hiệu tạo hốc ở bờ trước thân đốt sống bị viêm có dấu hiệu TT tạo hốc dưới dây chằng dọc trước. Một khối áp xe có canxi hóa cạnh sống ở lao mạn tính rất hiếm thấy [42].
- Ngoài ra, XQ còn giúp theo dõi những thay đổi sau mổ, từ sự liền xương, các biến chứng của dụng cụ, và tổn thương lao tái phát.
Như vậy các dấu hiệu tổn thương có thể thấy được trên phim XQ thường quy là: mờ trước sống trên phim chụp nghiêng, hẹp khoang gian đốt sống (xẹp đĩa đệm), phá hủy thân đốt sống thấy được khi có phá hủy 50% thân đốt sống. Xẹp đốt sống gây biến dạng cột sống như gù, vẹo. Ngoài ra, trên XQ còn phát hiện vị trí ổ tổn thương lao như cạnh đĩa đệm, trung tâm, trước thân đốt sống, và các tổn thương ở các vị trí khác.