Tổn thương loại II, III theo phân loại của Oguz và cs

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu điều trị phẫu thuật lao cột sống cổ qua đường mổ cổ trước (Trang 27 - 28)

(nguồn: Oguz và cs 2008 [36])

+ Loại IB: có áp xe lan ra cạnh sống, không liệt, không mất vững cột

sống. Điều trị bằng phẫu thuật dẫn lưu áp xe và thuốc chống lao.

- Loại II: tổn thương 1 hoặc 2 tầng đốt sống, có gù nhẹ < 200, có áp xe, có thể liệt thần kinh do áp xe. Điều trị phẫu thuật lối trước, cắt lọc, lấy hết tổ chức hoại tử, ghép xương tự thân, dùng thuốc chống lao. Nhưng phải mặc áo cột sống, nằm nghỉ 2 tháng, 2 tháng tiếp theo mặc áo chỉnh hình cột sống.

Hình 1.7. Tổn thương loại II, III theo phân loại của Oguz và cs (Nguồn: Oguz và cs 2008 [36]) (Nguồn: Oguz và cs 2008 [36])

- Loại III: có tổn thương 1 hoặc 2 tầng đĩa đệm, có gù > 200, có mất vững bắt buộc phải chỉnh gù bằng dụng cụ cột sống. Phẫu thuật giải ép, cắt thân đốt sống, cố định cột sống lối trước hoặc lối sau hoặc cả 2 lối. Khi phẫu thuật cả lối trước và lối sau, tác giả thực hiện phẫu thuật cách nhau 1 đến 2 tuần.

Như vậy, phân loại này mô tả chi tiết về đặc điểm bệnh học cũng như chỉ định phẫu thuật, phân loại IB và II bệnh nhân sau mổ vẫn phải nằm bất động và mang áo cột sống 2 tháng gây khó khăn cho sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Và phân loại này tác giả không đề cập đến tổn thương LCS ở đoạn cổ.

1.4. Tổn thương giải phẫu bệnh của lao cột sống

1.4.1. Tổn thương đại thể

+ Dịch mủ (pus) ở giai đoạn sớm, chất hoại tử nhuyễn (caseous) xuất hiện

muộn hơn. Chất hoại tử nhuyễn là nguyên nhân chính gây chèn ép tủy sống.

+ Xương hoại tử (fragment): thường thấy trong LCS và là nguyên nhân

gây chèn ép tủy sống. Những mẩu xương lẫn trong khối áp xe, hoặc xương hoại tử lẫn xương lành ở thân đốt sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu điều trị phẫu thuật lao cột sống cổ qua đường mổ cổ trước (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)