(theo Hodgson và cs 1967 [33]).
+ Đĩa đệm hoại tử: thường thường đĩa đệm chống lại sự xâm nhập của
nhiễm trùng, do bị thiểu dưỡng bởi thân đốt sống hoại tử nên đĩa đệm không được nuôi dưỡng nên xẹp lại.
+ Di lệch (subluxation) và trật đốt sống (dislocation): đây là biến dạng
Hình 1.9. Hình ảnh đốt sống cổ C7 bị trơi xuống mặt trước đốt sống ngực cao ở đoạn cột sống cổ ngực (A); hình ảnh bờ trước đốt sống ngực thấp nằm lên
mặt trên đốt sống thắt lưng (B). Theo Hodgson và cs 1967 [33].
+ Mô viêm hạt (granulation tissues): thường thấy ở trong ống sống
ngoài màng cứng.
+ Xẹp đốt sống (Concertina collapse): thân đốt sống bị phá hủy, giảm
chiều cao bình thường gây ra biến dạng cột sống (gù).
+ Sự xâm nhập của bệnh vào màng cứng và tủy sống: gần như khơng
có báo cáo nào về sự xâm nhập của vi khuẩn lao vào màng cứng và tủy sống qua vị trí tổn thương đốt sống.
+ Áp xe: áp xe chính là tổng hợp của các mơ hoại tử, xương chết, huyết
thanh, và nhiều xác bạch cầu cùng xác vi khuẩn lao. Như vậy tổn thương đại thể điển hình của lao là hoại tử bã đậu.
1.4.2. Tổn thương vi thể lao cột sống
Mô bệnh điển hình của lao cột sống là nang lao điển hình. Các tế bào biểu mô được bao quanh bởi bạch cầu lympho tạo thành dạng nang lao. Có chất hoại tử ở trung tâm của nang này. Khi quá trình viêm vẫn tiếp tục, sự phá hủy xương lan rộng và tăng hóa lỏng tạo thành áp xe, áp xe chính là tổng hợp
của các chất hoại tử, xương chết, huyết thanh, và nhiều xác bạch cầu cùng
A
xác vi khuẩn lao. Áp xe cũng có thể được giữ lại ở khoang trước sống, hoặc
có thể lan dọc theo mơ lỏng đi xa hơn ở tam giác cổ trước hoặc sau hoặc dọc theo máng cảnh. Đây là đặc điểm mà viêm cấp ở cột sống khơng có.