Nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu điều trị rách sụn chêm do chấn thương bằng khâu nội soi (Trang 36 - 38)

1.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ RÁCH SỤN CHÊM

1.7.3. Nghiên cứu ở Việt Nam

Việc chẩn đoán và điều trị phẫu thuật khớp gối nói chung và sụn chêm nói riêng trước đây cịn gặp nhiều khó khăn, do khơng quan sát hết tất cả các thành phần thương tổn của khớp gối. Sự ra đời và phát triển mạnh của kỹ thuật nội soi khớp đã giúp cho trong chẩn đoán và điều trị thương tổn sụn chêm đãb bước sang một cuộc cách mạng mới.

Formatted: Indent: First line: 0.5"

Formatted: Swedish (Sweden) Formatted: Swedish (Sweden)

Formatted: Swedish (Sweden) Formatted: Swedish (Sweden) Formatted: Swedish (Sweden) Formatted: Swedish (Sweden)

Tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Quang (1994) bước đầu dùng nội soi khớp để chẩn đoán và điều trị thương tổn sụn chêm, tuy nhiên gặp nhiều khó khăn do khơng đầy đủ dụng cụ [6].

Nguyễn Tiến Bình (2000), Phạm Chí Lăng và cộng sự (2000), trong thông báo khoa học báo cáo ứng dụng nội soi trong điều trị cắt bán phần sụn chêm bước đầu cho kết quả tốt [1], [6].

Nguyễn Quốc Dũng và cộng sự (2003), báo cáo kết quả nghiên cứu sử dụng nội soi cắt sụn chêm với 122 trường hợp và Trịnh Đức Thọ qua phẫu thuật cắt sụn chêm cho 35 trường hợp cũng cho kết quả rất tốt [2], [7].

Nguyễn Mạnh Khánh và cộng sự (2004), với 34 bệnh nhân thương tổn sụn chêm do chấn thương được phẫu thuật nội soi cắt lọc cho kết quả tốt [5]. Năm 2004, Lê Anh Việt ở Bệnh viện 354 [8] cũng có báo cáo về nội soi cắt lọc sụn chêm cho kết quả tương tự.

Trương Kim Hùng (2009) qua nghiên cứu 116 trường hợp thương tổn sụn chêm, qua đó mơ tả hình thái tổn thương qua nội soi: 56,2% rách dọc, 20% rách chéo, 9,6% rách phức tạp, 7,2% rách ngang và 4% rách nan quạt. Tác giả cho rằng kết quả phẫu thuật cắt sụn chêm phụ thuộc vào: hình thái thương tổn, thời điểm can thiệp phẫu thuật và tập luyện sau đó.

Năm 2012 tác giả Nguyễn Quốc Dũng, trong luận án Tiến sỹ của mình có 442/450 trường hợp rách sụn chêm được khâu. Tuy nhiên tác giả chỉ khâu với kỹ thuật từ trong ra ngoàải với loại rách dọc ở thân và sừng sau sụn chêm trong và thân sụn chêm ngồi. Kết quả nhóm khâu là rất tốt [3].

Tuy nhiên, các nghiên cứu về rách sụn chêm nói chung và trong chấn thương nói riêng còn lẻ tẻ,. Các nghiên cứu này đa phần tập trung vào cắt lọc sụn chêm, rất ít nghiên cứu riêng biệt về khâu rách sụn chêm trong chấn

thương; đồng thời chưa đưa ra một cách khái quát, các kiến nghị trong vấn đề

này.

Formatted: Swedish (Sweden) Formatted: Swedish (Sweden)

Formatted: Swedish (Sweden) Formatted: Swedish (Sweden) Formatted: Swedish (Sweden)

Một phần của tài liệu nghiên cứu điều trị rách sụn chêm do chấn thương bằng khâu nội soi (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)