ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu điều trị rách sụn chêm do chấn thương bằng khâu nội soi (Trang 92 - 96)

CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Trong nghiên cứu của chúng tơi, tuổi trung bình của bệnh nhân là 37 tuổi (tuổi nhỏ nhất là 15, tuổi lớn nhất là 57), cao hơn so với nghiên cứu của một số tác giả nước ngồi như Hoffelner T. (tuổi trung bình là 31) [38], Konan S. (tuổi trung bình là 32) [47].

Tuy nhiên, theo như phân tích ở bảng 3.1. có thể thấy nếu phân bố theo nhóm tuổi thì kết quả của nghiên cứu này cũng là tương đương. Số bệnh nhân của chúng tôi tập trung trong độ tuổi từ 20 đến 35 (có 29/72 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 40,28%) và nhóm từ 35 đến 45 (có 23/72 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 31,94%). Đây là hai nhóm tuổi có tần suất hoạt động tích cực nhất (tham gia giao thôong, luyện tập thể thao…), đặc biệt là các mơn thể thao có cường độ cao, dễ bị chấn thương.

Vì khi tiến hành nội soi, lựa chọn những trường hợp sụn chêm rách có chỉ định khâu lại, nên nghiên cứu là có chọn lọc (ưu tiên chỉ định cho nhóm bệnh nhân dưới 45 tuổi), và đó chính là ngun nhân làm cho bệnh nhân tập trung nhiều ở hai độ tuổi này. Trước hết, có thể hiểu rằng những sụn chêm rách được chỉ định khâu lại là những sụn chêm của người trưởng thành nhưng cịn ít tuổi, chất lượng sụn chêm cịn tốt. Khâu lại sụn chêm ở những người cao tuổi, khớp đã thối hóa là vấn đề khơng đặt ra.

Số bệnh nhân là nam giới trong nghiên cứu là 33/72 trường hợp, chiếm tỷ lệ 45,83% (bảng 3.2) và nữ là 39/72 trường hợp (chiếm tỷ lệ 54,17%). Có vẻ như nữ nhiều hơn nam nhưng sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (với p > 0,05). Kết quả này phù hợp với tác giả Hoffelner T. [38].

Formatted: Font: Not Italic Formatted: Font: Not Italic

Formatted: A, Left, Line spacing: single, Widow/Orphan control

Formatted: A1, Left, Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Line spacing: single, Widow/Orphan control

So sánh với một số nghiên cứu thì kết quả này có khác. Phần lớn các nghiên cứu khác đều cho thấy tỷ lệ nam giới nhiều hơn nữ giới. Có thể dẫn liệu một vài ví dụ như nghiên cứu của Hulet C. và Locker B. (tỷ lệ nam giới là 81%, nữ giới là 19%) [103]; Nguyễn Mạnh Khánh (nam giới 61,8%, nữ giới 38,2%) [5].

Qua bảng 3.3, có thể thấy nguyên nhân chấn thương khớp gối do tai nạn thể thao chiếm tỷ lệ cao nhất (có 32/72 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 44,44%), sau đó đến nguyên nhân do tai nạn giao thơng (có 24/72 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 33,33%), các nguyên nhân khác, tai nạn trong sinh hoạt chiếm tỷ lệ thấp hơn. Sự khác biệt giữa các nhóm nguyên nhân này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Sự chệnh lệch giữa nam và nữ là không đáng kể, độ tuổi của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là khá tập trung, tuy nhiên nguyên nhân gây chấn thương lại rất khác nhau: từ chấn thương khớp gối do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông đến chấn thương khớp gối do tai nạn thể thao.

Tham khảo những nghiên cứu khác, có thể thấy kết quả của chúng tơi là phù hợp nhiều hơn với nhận xét của một số tác giả trong nước., Tỷ lệ chấn thương khớp gối do tai nạn thể thao nhiều hơn là do các nguyên nhân khác như của Nguyễn Mạnh Khánh [5], Nguyễn Quốc Dũng [2], Trương Kim Hùng [4]… và có sự khác biệt so với các tác nước ngoài như Hoffelner [38], Hulet C. và Locker B. [103]. Các tác giả này gặp nguyên nhân tai nạn thể thao chiếm đa số, rất ít do tai nạn giao thơng.

Trong q trình khám bệnh, chúng tơi nhận thấy về mặt cơ chế, khớp gối thường bị chấn thương khi bàn chân và cẳng chân ở tư thế trụ, đùi và thân mình xoay quá mức và đột ngột hay bàn chân trụ bị xoay và gấp gối quá mức khi nhảy xuống đột ngột, trọng lượng cơ thể đè nặng. Trong bàn luận về cơ chế chấn thương, các tác giả như Nguyễn Quốc Dũng cũng đã đề cập và thừa nhận tỷ lệ chấn thương do nguyên nhân thể thao là hay gặp hơn so các nguyên

nhân khác [2], [3]. Các tác giả nước ngồi cũng thơng báo nguyên nhân do chấn thương do thể thao chiếm đa số. nNgay cả với những vận động viên

chuyên nghiệp, việc chuẩn bị cho luyện tập hay thi đấu cũng đã được hướng dẫn rất bài bản. Tuy nhiên, do mật độ lịch thi đấu quá dày, mức chịu đựng đối với vận động viên là q tải, khi có va chạm thì dễ dàng dẫn đến chấn thương. Randall Cooper cho rằng, cơ chế thông thường nhất trong thể thao là cơ chế xoay, bàn chân trụ bị xoay quá mức trên mặt đất [69].

Trong số 12/72 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 16,67%) bị chấn thương khớp gối do tai nạn sinh hoạt, chủ yếu là do ngã cầu thang hay ngã khi bị trượt chân, bước hụt chân. C; cơ chế ở các bệnh nhân này chủ yếu là xoay chân quá mức khi bị ngã, thông thường các bệnh nhân này chỉ đau khe khớp gối và trở lại làm việc bình thường. Sau một thời gian dài, bệnh nhân thấy ảnh hưởng trong công việc và sinh hoạt do đau, hạn chế vận động khớp gối mới đến khám và điều trị. Có 4/72 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 5,56%) khơng nhớ rõ tiền sử chấn thương, chỉ khi bị đau gối đến khám và nội soi, mới phát hiện tổn thương sụn chêm.

Chúng tơi có nhận xét rằng người bệnh thường đến với chúng tôi để thăm khám muộn, lý do là ngồi những xử trí cấp cứu ban đầu ngay sau khi bị chấn thương để giải quyết tình trạng sưng nề, đau, tràn dịch, máu tụ trong khớp… các bệnh nhân còn được tiếp tục theo dõi và điều trị bảo tồn với một số biện pháp khác nhau để chống đau. Vì khơng có chẩn đốn xác định nên ít trường hợp ý thức được về một thương tổn phải phẫu thuật.

Qua bảng 3.6, chấn thương do luyện tập và thi đấu thể thao thì tỷ lệ nam giới nhiều hơn. Ngược lại, chấn thương do tai nạn giao thơng thì tỷ lệ nữ giới nhiều hơn. Rõ ràng nam giới thường tập luyện nặng hơn nữ giới, cường độ vận động và chịu lực của khớp tăng cao hơn, đó chính là ngun nhân khiến nam giới dễ bị chấn thương khớp gối do tai nạn thể thao nhiều hơn nữ giới.

Kết quả này giống như nhận xét của một số tác giả khi nghiên cứu trong các bệnh viện nơi gặp bệnh nhân chấn thương khớp gối do tai nạn thể thao là chủ yếu như: Nguyễn Mạnh Khánh [5]; Choi [27]; Hulet C. và Locker B. [103].

Kết quả của chúng tôi (bảng 3.4) cho thấy tỷ lệ chấn thương gối phải là 38/72 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 52,78%) và gối trái là 34/72 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 47,22%) sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Chúng tơi khơng có bệnh nhân nào bị chấn thương đồng thời cả hai gối. Nghiên cứu về mối liên quan giữa nguyên nhân chấn thương và bên khớp gối bị tổn thương (bảng 3.5) chúng tôi thấy trong số những bệnh nhân bị chấn thương khớp gối do tai nạn giao thơng thì gối trái có xu hướng bị chấn thương nhiều hơn gối phải (58,33% so với 41,67%).

Kết quả này của chúng tôi phù hợp với nhiều tác giả trong nước cũng như ngoài nước như Nguyễn Mạnh Khánh (gối phải 58,8%, gối trái 41,2%) [5], Nguyễn Quốc Dũng (gối phải 50,45, gối trái 49,65) [2], Hulet C. và Locker B. (gối phải 57%, gối trái 43%) [103].

Trong số bệnh nhân bị chấn thương khớp gối do tai nạn thể thao thì gối phải có xu hướng bị nhiều hơn gối trái (56,25% so với 43,75%). Điều này có thể giải thích do những bệnh nhân chơi thể thao với hình thức nghiệp dư, thiếu tập luyện những kỹ thuật cơ bản và chân bên phải thường là chân trụ, chịu lực nhiều hơn đối chân bên trái, nên khi bị chấn thương làm cho gối có chân chịu lực xoay và gập quá mức dễ dàng dẫn đến tổn thương sụn chêm. Trong tai nạn giao thông, nữ giới thường va đập trực tiếp chân trái xuống đường, do phản xạ có điều kiện khi va đập thường chân trái được chống đỡ nhiều hơn chân phải.

Vấn đề mối liên quan giữa nguyên nhân chấn thương và bên khớp gối bị chấn thương đã nêu trên, trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ là mối liên quan mang tính chất “xu hướng”, tiến gần tới có ý nghĩa thống kê, có

thể số lượng bệnh nhân của chúng tơi chưa nhiều.

Tóm lại, qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng các bệnh nhân nam, nguyên nhân rách sụn chêm thường là do tai nạn trong thể thao, chân bị tổn thương thường là chân phải, ngược lại ở bệnh nhân nữ thường gặp do nguyên nhân tai nạn giao thông, chân bị thương tổn thường là chân trái. Nhóm tuổi thường gặp rách sụn chêm do chấn thương có thể khâu bảo tồn là nhóm tuổi từ 20 – 45 tuổi.

Một phần của tài liệu nghiên cứu điều trị rách sụn chêm do chấn thương bằng khâu nội soi (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)