Về các loại cảm xúc cơ bản:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chỉ số eq đến kết quả học tập của sinh viên các trường đại học tại tp hcm (Trang 30 - 32)

2.2. CẢM XÚC

2.2.3.1 Về các loại cảm xúc cơ bản:

Có nhiều cách phân loại khác nhau về cảm xúc của con người.

Theo X.L. Rubinstein (1960), căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, liên quan đến điều kiện, hồn cảnh, có bốn loại cảm xúc [29]:

 Cảm xúc sơ cấp

 Cảm xúc sống liên quan đến tri giác cơ thể hay đối tượng tạo ra niềm khoái lạc  Cảm xúc đánh giá (cảm xúc giá trị)

 Cảm xúc với mơi trường bên ngồi

Đáng chú ý là nghiên cứu của Feldman Barrett và Russell (1998) về “circumplex”. Từ này không dịch sang tiếng Việt được vì sẽ giải thích khơng hết ý nghĩa của nó. Các tác giả cho rằng có những cảm xúc đặc trưng điển hình và có những cảm xúc mang tính ảnh hưởng. Theo đó, có hai vịng tròn cảm xúc.

Vịng trịn bên ngồi chỉ ra một số trường hợp cảm xúc điển hình như:

Hình 2. 4-Circumplex model of Emotion – Russell and Feldman Barrett (1998).

Vòng tròn bên trong cho thấy một bản sơ đồ các cảm xúc được cho là lõi (core) ảnh hưởng.

 Góc phần tư phía trên bên trái của hình cho thấy có cảm xúc: Căng thẳng (Tense), lo lắng (Nervous), căng thẳng – Stressed (khác với tense), buồn – upset (khác với

sadness).

 Góc phần tư phía trên bên phải của hình cho thấy có cảm xúc vui (Happy), tự hào (Elated), hào hứng (Excited), tỉnh táo (Alert).

 Góc phần tư phía dưới bên trái có cảm xúc mệt mỏi (Fatigued), thờ ơ (Lethargic), chán nản (Depressed), buồn rầu (Sad).

 Góc phần tư phía dưới bên phải của hình có cảm xúc mãn nguyện (Contented), thanh thản (Serene), thư thái (Relaxed), bình tĩnh (Calm).

Những cảm xúc điển hình có thể có bóng dáng của các cảm xúc lõi ảnh hưởng tùy theo từng tác nhân kích thích.

Carrol.E. Izard (1992) cho rằng cảm xúc có cấu trúc tầng bậc bao gồm nhữngcảm xúc nền tảng và những cảm xúc phức hợp. Có 10 cảm xúc nền tảng và 4 cảm xúc phức hợp [6]. Xuất phát từ tính chất và tác dụng của cảm xúc đối với hoạt động của con người, có thể chia cảm xúc con người thành những loại sau: Cảm xúc dương tính và cảm xúc âm tính; cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. Cảm xúc dương tính là cảm xúc biểu hiện sự thỏa mãn nhu cầu, có tác dụng làm tăng nghị lực, thúc đẩy hoạt động như cảm xúc vui sướng, hân hoan, phấn khởi… Cảm xúc âm tính là cảm xúc biểu hiện sự khơng thỏa mãn nhu cầu, có tác dụng hạn chế hay giảm nghị lực và cản trở hoạt động như lo âu, buồn chán… Cảm xúc tích cực là những cảm xúc có tác dụng thơi thúc con người hoạt động, mang đến cho con người sự tự tin, lạc quan, củng cố ý chí và làm tăng sức sáng tạo. Cảm xúc tiêu cực là những cảm xúc kìm hãm hoạt động của con người, làm cho con người trở nên yếu đuối, tự ti, bi quan, chán nản, tức giận… Phần lớn những cảm xúc tiêu cực dễ dẫn đến khơng kiểm sốt bản thân, dễ có hành động bột phát.

Thực tế cho thấy những cách phân chia này chỉ mang tính tương đối. Có những cảm xúc thường được cho là tiêu cực như giận dữ hay xấu hổ, nhưng chưa hẳn đúng vì trong nhiều trường hợp đây là những cảm xúc tích cực. Theo đó, đánh giá tích cực hay tiêu cực tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tương tác giữa chủ thể và mơi trường, tình huống, hồn cảnh cụ thể, đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán… Trong luận án, nghiên cứu sinh tiếp cận nghiên cứu cảm xúc theo hướng cảm xúc dương tính – âm tính, trong đó cảm xúc âm

tính được hiểu là những cảm xúc biểu hiện sự không thoả mãn nhu cầu, làm mất hứng thú, giảm nghị lực như tức giận, buồn chán, lo âu… và những cảm xúc này ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập và rèn luyện tại trường của sinh viên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chỉ số eq đến kết quả học tập của sinh viên các trường đại học tại tp hcm (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)