2.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU VÀ LUẬN ĐIỂM VỀ HỌC THUYẾT EQ
2.4.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu của Phạm Thanh Bình (2005) về biểu hiện căng thẳng trong học tập môn
tốn của học sinh trung học phổ thơng n Mỗ Ninh Bình được thực hiện bằng cách sử dụng trắc nghiệm để đánh giá mức độ căng thẳng, chỉ ra nguyên nhân và thực nghiệm một số biện pháp tác động giảm căng thẳng cho học sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về giới tính và học lực khi phân tích mức độ căng thẳng và xu hướng mức độ căng thẳng tăng dần theo khối lớp. Học sinh nữ có mức độ căng thẳng cao hơn học sinh nam và học sinh có học lực khá có mức độ căng thẳng cao hơn học sinh có học lực trung
bình.
Nghiên cứu của Lâm Thanh Bình về tính tự tin và cảm xúc lo lắng của học sinh trung học cơ sở Hà Nội với khách thể là 532 học sinh cho thấy cảm xúc lo lắng ở mức độ trung bình và điều mang lại cho các em những lo lắng chính là trong lĩnh vực học tập. Chính thành tích cao, sự mong chờ và niềm tin của cha mẹ là những áp lực làm nảy sinh những lo lắng cho các em.
Với mẫu nghiên cứu 2071 học sinh, nghiên cứu của Đào Thị Oanh về một số khía cạnh trong biểu hiện xúc cảm của học sinh thiếu niên nhằm phát hiện thực trạng biểu hiện xúc cảm của học sinh ở lứa tuổi thiếu niên, trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp tâm lý -
giáo dục nhằm củng cố, phát triển cho các em những biểu hiện xúc cảm tích cực, hạn chế những biểu hiện xúc cảm tiêu cực, hình thành và củng cố kỹ năng đương đầu hiệu quả với xúc cảm tiêu cực. Đề tài sử dụng cách phân loại xúc cảm thành hai nhóm chủ yếu là xúc cảm tích cực và xúc cảm tiêu cực. Kết quả nghiên cứu cho thấy biểu hiện xúc cảm của những học sinh được nghiên cứu chủ yếu là tích cực với điểm cao nhất thuộc về nhóm “tâm trạng” và thấp nhất thuộc về nhóm “tính tích cực”.
Năm 2009, Nguyễn Hữu Thụ công bố đề tài về nguyên nhân stress trong học tập của sinh viên Đại học quốc gia Hà Nội. Kết quả cho thấy hầu hết sinh viên gặp căng thẳng
trong học tập, một số sinh viên có mức độ căng thẳng tương đối cao. Nguyên nhân gây ra stress gồm 3 nhóm thuộc về mơi trường học tập, ngun nhân tâm lý và khả năng ứng phó của sinh viên.
Kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Lệ Hằng đã chỉ ra tính đa dạng của các sự kiện gây căng thẳng của học sinh trung học phổ thông với mẫu khảo sát gồm 639 học sinh thuộc 5 trường tại Hà Nội. Nghiên cứu chỉ ra 6 nhóm sự kiện gây ra căng thẳng: sự kiện liên quan đến học tập, sự kiện liên quan đến bạn bè, sự kiện liên quan đến gia đình, sự liên quan đến bản thân, sự kiện liên quan đến vi phạm nội quy của nhà trường, vi phạm pháp luật và sự kiện khác. Trong đó, sự kiện liên quan đến học tập được học sinh nhắc đến nhiều nhất. Tuy nhiên, sự kiện liên quan đến bạn bè là sự kiện mang đến mức độ căng thẳng cao hơn so với các sự kiện khác.
Lê Mỹ Dung (2013) đã công bố kết quả nghiên cứu về những biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học. Đề tài xác định 3 thành tố trong cấu trúc tâm lý của xúc cảm tiêu cực là tiếp nhận kích thích, đánh giá kích thích và hành vi biểu cảm; đưa ra danh mục 18 biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập gồm 5 biểu hiện qua hành vi ngôn ngữ, 13 biểu hiện qua hành vi phi ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn học sinh có biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập ở giờ học trên lớp khá rõ qua hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, song mức độ thường xuyên thuộc về hành vi phi ngôn ngữ. Các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học bao gồm: yếu tố thuộc về bản thân học sinh (tính cách, khí chất, ngơn ngữ, kinh nghiệm ứng xử…) và các yếu tố bên ngoài như giáo viên (ứng xử, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy…), gia đình (ứng xử, kinh tế, mơ hình), nội dung và thời lượng học tập. Trong đó, cách ứng xử của giáo viên đối với học sinh có tác động mạnh mẽ nhất đến những biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong học tập của học sinh.
Năm 2014, Đinh Thị Hồng Vân thực hiện đề tài nghiên cứu có liên quan đến cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên thành phố Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy các cảm xúc âm tính tức giận, buồn bã và lo âu đều diễn ra ở trẻ vị thành niên thành phố Huế; trong đó buồn bã là cảm xúc xuất hiện nhiều nhất, lo âu là ít nhất. Cường độ cảm xúc âm tính xảy ra trong các sự kiện là khá cao. Tác nhân quan hệ xã hội chủ yếu gây
ra cảm xúc âm tính cho trẻ là những vấn đề có liên quan đến quan hệ, ứng xử với bố mẹ
và người thân trong gia đình.
Trần Thành Nam (2015) đã cơng bố nghiên cứu được tiến hành trên 235 học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội về sự rối loạn lo âu, các dạng lo âu và mối liên hệ giữa các dạng lo âu ở học sinh và lịng tự trọng, động cơ và thành tích học tập của học sinh. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng tỷ lệ học sinh bị rối loạn lo âu trong nghiên cứu là 25,1%. Những lo lắng thường gặp nhất ở học sinh là lo lắng về mối quan hệ với giáo viên, về các tình huống kiểm tra và lo lắng không thỏa mãn mong đợi của người khác. Học sinh có điểm lo âu ở các lĩnh vực càng cao thì lịng tự trọng, động cơ và thành tích
học tập càng thấp.
Năm 2016, Nguyễn Bá Phú đã chỉ ra mức độ lo âu trong học tập của sinh viên khá cao trong một công bố kết quả nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên Đại học Huế. Đề tài cũng chỉ ra nhiều yếu tố từ môi trường học tập tác động gây ra cảm xúc lo âu của sinh viên; trong đó, kiểm tra, thi cử có tác động mạnh mẽ nhất và ít chịu tác động nhất bởi tác nhân liên quan đến các mối quan hệ.
Như vậy, qua những cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về cảm xúc, có thể thấy hướng tiếp cận dưới góc độ cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực, trong đó nghiên
cứu các cảm xúc tiêu cực có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động học tập được đề cập nhiều. Các nghiên cứu cũng phân tích nguồn gốc phát sinh cảm xúc và ảnh hưởng của cảm xúc đến hoạt động học tập. Điều đó cho thấy, khi cảm xúc nảy sinh thì thái độ và hành vi của con người cũng bị tác động. Cụ thể hơn, là tập trung nghiên cứu nhiều những cảm xúc tiêu cực có ảnh hưởng đến hoạt động đặc thù của lứa tuổi học sinh - sinh viên (trong hoạt động học tập và quan hệ bạn bè); tác động, ảnh hưởng của cảm xúc đến hoạt động học tập.
Đặc biệt, lồng ghép nghiên cứu cảm xúc trong những cơng trình nghiên cứu về khó khăn học tập, kỹ năng học tập, hứng thú học tập hay động cơ học tập của học sinh - sinh
viên. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để người nghiên cứu định hướng vấn đề nghiên cứu có liên quan đến trường học, đặc biệt là xác định những cảm xúc cần kiểm sốt trong q trình học tập và rèn luyện tại trường học.