2.9.1 Tự nhận thức (Self-Awareness) – Tự tin
Tự tin là việc bản thân có khả năng tin tưởng vào khả năng của chính mình; tin tường vào việc có thể thực hiện tốt một việc nào đó. Sự tự tin được biểu hiện qua rất nhiều yếu tố. Thông thường tự tin gắn liền với khả năng phán đoán, suy xét đánh giá, nhận định vấn đề. Người tự tin là người dám nghĩ dám làm, dám tự mình đưa ra quyết định, và
dám chịu trách nhiệm với những việc mình làm.
Biểu hiện của sự tự tin:
Là người có kiến thức, và hiểu biết.
Người tự tin là người có kiến thức, và hiểu biết về những điều anh ta chuẩn bị thực hiện. Đây là yếu tố kiên quyết, bởi vẽ nếu bạn khơng có kiến thức bạn khơng thể có cơ sở và căn cứ để tự tin vào việc mình sắp làm.
Nhận biết tầm quan trọng của bản thân.
Yếu tố thứ 2 của tự tin là nhận biết một cách chính xác giá trị và tầm quan trọng của bản thân đối với công việc anh ta chuẩn bị thực hiện. Nếu bạn không thể đánh giá được mình là ai mình đang ở đâu và mình làm gì thì sao có thể coi đó là tự tin. Con người chỉ tự tin khi xác định được vị trí và vai trị của chính mình.
EQ KẾT QUẢ HỌC TẬP TỰ TIN HY VỌNG LẠC QUAN THÍCH HÀI LÒNG ẢNH HƯỞNG
Tin tưởng vào kết quảđạt được
Người tự tin là người tràn đầy năng lượng, lạc quan vào kết quả cuối cùng mà anh ta nhận được. Có thể kế quản khơng thực sự tốt như anh ta nghĩ. Nhưng thực sự anh ta đã định hình và có cách nhìn về kết quả anh ta sẽ nhận được sau khi thực hiện hành động.
Được công nhận
Yếu tố quan trọng nhất và được cho là quyết định, là điều kiện đủ, chính là được cơng nhận. Nghe có vẻ phi lý, nhưng nếu bạn rất tự tin vào việc mình định làm. Nhưng khi hành động kết quả đi ngược với những gì bạn nghĩ, và mọi người cho đó là không đúng không tốt. Lúc này bạn sẽ bị coi là tự ảo tưởng, chứ không phải sự tự tin.
Lợi ích của tự tin:
Sự tự tin giúp sinh viên nắm bắt cơ hội nhanh chóng, như cơ hội xung phong làm
nhóm trưởng, cơ hội phát biểu hay cơ hội việc làm. Người không tự tin sẽ luôn cảm thấy
e sợ, dè chừng với tất cả cơ hội đến với mình mà khơng ý thức được phải nắm bắt cơ hội này. Thứ hai, sự tự tin giúp sinh viên tin vào bản thân và tạo động lực vượt qua các
khó khăn trong học tập.
2.9.2 Hy vọng
Hy vọng là một trạng thái tinh thần lạc quan dựa trên sự kỳ vọng về kết quả tích cực
đối với các sự kiện và hồn cảnh trong cuộc sống của một người hoặc thế giới nói chung,
là những mong muốn cải thiện chất lượng cuộc sống theo cách tích cực dựa trên một số những tiềm năng sẵn có cộng với sự nỗ lực, lịng quyết tâm của con người trong tự nhiên và xã hội. “Hy vọng” đem lại cảm giác phấn chấn trong giai đoạn đầu, sự nỗ lực liên tiếp trong giai đoạn tiếp theo và cuối cùng có thể là niềm vui khi gặt hái thành quả hay sự chấp nhận thất bại khi kết quả không được như ý muốn. Khác với ảo tưởng, Ảo tưởng là sự tưởng tưởng mơ hồ được tạo nên từ những mơ ước, lý tưởng xuất phát từ
những đồn đoán, suy diễn, áp lực về con người, sự vật hiện tượng trong cuộc sống. Ảo
tưởng đem lại cho chúng ta cảm giác phấn chấn lúc khởi đầu, hoang mang ở giai đoạn
Giáo sư tâm lý học Barbara Fredrickson lập luận rằng hy vọng sẽ xuất hiện
khi khủng hoảng xảy ra, mở ra cho chúng ta những khả năng sáng tạo mới. Nhà tâm lý
học Charles R. Snyder liên kết hy vọng với sự tồn tại của một mục tiêu, kết hợp với một kế hoạch xác định để đạt được mục tiêu đó. Có thể thấy được sự liên kết chặt chẽ giữa hi vọng và ý chí. Một chuyên gia về tâm lý học tích cực, Snyder đã nghiên cứu cách hy vọng và tha thứ có thể tác động đến một số khía cạnh của cuộc sống như sức khỏe, công việc, giáo dục và ý nghĩa cá nhân. Ơng nói rằng có ba điều chính tạo nên suy nghĩ đầy hy vọng:
Mục tiêu - Tiếp cận cuộc sống theo cách hướng đến mục tiêu.
Con đường - Tìm cách khác nhau để đạt được mục tiêu của bạn.
Trung gian - Tin tưởng rằng bạn có thể thúc đẩy thay đổi và đạt được những
mục tiêu này.
Nói cách khác, hy vọng được định nghĩa là khả năng nhận thức để rút ra con đường đến mục tiêu mong muốn và thúc đẩy bản thân thông qua suy nghĩ của cơ quan để sử dụng những con đường đó.
2.9.3 Lạc quan
Lạc quan là một thái độ tinh thần phản ánh niềm tin hoặc hy vọng rằng kết quả của
một số nỗ lực cụ thể, hoặc kết quả nói chung, sẽ là tích cực, thuận lợi và như mong muốn. Lạc quan còn được định nghĩa là mong đợi kết quả tốt nhất có thể từ bất kỳ tình huống nào. Điều này thường được gọi trong tâm lý học là sự lạc quan không phụ thuộc hoàn cảnh. Lạc quan phản ánh niềm tin rằng các điều kiện trong tương lai sẽ có kết quả
tốt nhất
Tinh thần lạc quan giúp sinh viên loại bỏ những căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình học tập. Đã có những nghiên cứu cho thấy rằng những người sống tích cực thể hiện bản thân tốt hơn những người sống tiêu cực trong cùng một môi trường làm việc hay học tập. Môi trường làm việc hay học tập tích cực thúc đẩy hiệu quả cơng việc tốt hơn, những nghiên cứu trong nhiều môi trường làm việc đều cho thấy kết quả này.
2.9.4 Thích nghi
Sự thay đổi có thể gây căng thẳng cho sinh viên khi họ khơng tìm được cách hịa nhập vào mơi trường mới, cách làm việc mới… hay bất cứ điều gì thay đổi so với trạng thái ban đầu. Điều này có thể lý giải vì khi người lớn đối mặt với sự thay đổi nào đó, họ là người có nhiều kinh nghiệm nên có thể nhớ lại cách họ từng giải quyết vấn đềtương
tự trước đây. Còn những người trẻ có ít kinh nghiệm hơn, và gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề. Tính thích nghi giúp chúng ta khơng rơi vào trạng thái khủng hoảng này hoặc có thể tìm cách thay đổi hay giải quyết nhanh chóng. Với mơi trường học tập theo hệ tín chỉ, sinh viên thay đổi mơi trường bạn bè thường xuyên, gặp gỡ nhiều giáo viên với cách giảng dạy, cách đánh giá khác nhau có thể khiến các bạn gặp khó
khăn trong học tập.
2.9.5 Hài lòng trong học tập
Sựhài lòng được định nghĩa là phản ứng của đối tượng về việc đánh giá bằng cảm nhận sự khác nhau giữa kỳ vọng ban đầu với cảm nhận thực tế sau khi trải nghiệm. Kỳ vọng của sinh viên về trường lớp và bạn bè có thể đến từ những thơng tin hứa hẹn từ trường, từ trải nghiệm trước đây của họ, hoặc từ những nhận xét đánh giá của người
khác. Sự hài lịng hoặc thất vọng về mơi trường, thầy cơ, bạn bè có thể làm tăng hoặc
giảm động lực học tập của các nhân đó. Riêng kỳ vọng của sinh viên về điểm số bản thân có thể tạo một nguồn động lực giúp sinh viên phấn đấu học tốt hơn trong học kỳ sau.
CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trình bày các phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo và bảng hỏi điều tra khảo sát, thu thập dữ liệu, số lượng mẫu khái quát về phân tích nhân tố và các bƣớc phân tích dữ liệu