Đa hoá trị liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm, phân loại và kết quả điều trị tấn công lơxêmi cấp chuyển từ lơxêmi kinh dòng hạt (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.9.1. Đa hoá trị liệu

Trong giai đoạn chuyển LXM cấp, đa hoá trị liệu là phương pháp điều

trị chủ yếu giúp đạt được tình trạng lui bệnh. Đa hố trị liệu được sử dụng đơn

độc, hoặc phối hợp với thuốc điều trị nhắm đích phân tử, hoặc phối hợp với

ghép tuỷ.

1.9.1.1. Đa hoá trị liệu

Điều trị LXM cấp chuyển từ LXMKDH tương tự như điều trị BN LXM

cấp ngun phát. Mục đích là tạo ra và duy trì tình trạng lui bệnh hồn tồn. Quy trình điều trị lơ xê mi cấp thường được phân chia thành hai giai

đoạn lớn: giai đoạn điều trị tấn công (để có lui bệnh hồn tồn) và giai đoạn điều trị sau lui bệnh hoàn toàn (để kéo dài đến mức tối đa thời gian

lui bệnh hoàn toàn). Giai đoạn thứ hai bao gồm điều trị duy trì, củng cố và tái tấn cơng.

Điều trị tấn công:

Điều trị tấn công dựa trên nguyên tắc phối hợp các thuốc mà có tác

chuẩn hay phác đồ kinh điển hiện nay đang được áp dụng rộng rãi là sử dụng

phác đồ tấn công ‘3+7’ bao gồm 3 ngày daunorubicin và 7 ngày cytarabin,

củng cố bằng phác đồ hidac. Phác đồ này có thể đưa lại sự lui bệnh khoảng 50%, tuy nhiên khơng kéo dài. Hai nhóm thuốc đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay trên thế giới là arabinosylcytosine (ara-c) và anthracycline. ARA-C,

khi được dùng với liều 200mg/m2 da/ngày trong 5 ngày, có thể cho kết quả lui bệnh hoàn toàn khoảng 40% bệnh nhân. Daunorubicine (một thành viên của nhóm anthracycline) với liều trung bình 60mg/m2/ngày trong 3-7 ngày cho kết quả lui bệnh hoàn toàn tương tự như ara-c. Các thuốc trên thường gây các tác dụng phụ như suy tủy, rụng tóc, rối loạn tiêu hố, nơn, chán ăn và bệnh cơ tim

đối với anthracycline. Phác đồ chuẩn phối hợp hai thuốc trên là 3+7:

daunorubicine 40-60mg/m2/ngày trong 3 ngày(13) và ara-C 100-200mg/m2/ ngày trong 7 ngày (l7). Khoảng một nửa số bệnh nhân khơng đạt được lui bệnh hồn toàn chết trong giai đoạn suy tủy sau điều trị vì các biến chứng nhiễm trùng và xuất huyết. Một số phác đồ khác cũng đã được sử dụng, tuy nhiên tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn cũng như thời gian sống thêm của các bệnh nhân chuyển cấp dịng tủy khơng khác nhau nhiều giữa các phác đồ. Đối với BN chuyển cấp dịng lympho, sử dụng thuốc điều trị tấn cơng và củng cố bao gồm daunorubicin, prednisolon, vincristin…Nhìn chung các BN chuyển cấp dịng lympho thường có tiên lượng tốt hơn so với chuyển cấp dịng tuỷ. Hiện

nay ngồi phác đồ điều trị kinh điển, BN LXM cấp chuyển từ LXMKDH cịn

có thêm một số lựa chọn điều trị khác.

Điều trị sau lui bệnh hoàn toàn:

Qui trình điều trị tiến hành đều đặn hàng tháng bằng các thuốc hoá

trị củng cố hoặc tái tấn công là phương pháp điều trị sử dụng phác đồ đã sử dụng trong điều trị tấn công hoặc phác đồ khác mà cũng có độ mạnh tương tự

để củng cố lui bệnh hoàn toàn, giảm đến mức tối đa nguy cơ tái phát, kéo dài

thời gian lui bệnh hoàn toàn. Các thuốc thường được sử dụng là 6- mercaptopurine, thioguanine, etoposide hoặc ara-C.

1.9.1.2. Đa hoá trị liệu kết hợp với thuốc điều trị nhắm đích phân tử

Sử dụng Imatinib giúp BN đạt được lui bệnh về mặt tế bào di truyền nên tỷ lệ LBHT về huyết học rất cao có thể đến trên 96%. Giai đoạn mạn tính,

BN thường chỉ cần duy trì liều thuốc từ 400 mg/ngày. Tuy nhiên khi bệnh

chuyển sang giai đoạn cấp tính, liều imatinib sử dụng có thể tăng lên gấp đôi,

đồng thời tác dụng phụ cũng tăng theo, mức độ đề kháng thuốc cũng tăng lên.

Gần đây đã có những thơng báo về tình trạng kháng thuốc của imatinib. Do vậy, các nghiên cứu phối hợp thuốc cũng đang được tiến hành để nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn. Tiếp theo thành công của imatinib là thuốc ức chế TKI thế hệ đầu tiên, một loạt các thuốc ức chế TKI thế hệ hai ra đời như nilotinib,

dasatinib, ponatinib, bosutinib...đã mang lại những hy vọng lớn cho các bệnh nhân LXMKDH giai đoạn chuyển lơ xê mi cấp [23], [24], [25], [26], [27].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm, phân loại và kết quả điều trị tấn công lơxêmi cấp chuyển từ lơxêmi kinh dòng hạt (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)