Tác giả LXM cấp dòng tủy LXM cấp dòng lympho Số BN Tuổi TB Số BN Tuổi TB Wadhwa J [72] 57 44 19 36 Cortes J [61] 109 55 48 49,5 Sacchi S [25] 162 47 - - Strati P [74] - - 42 48 Nguyễn Ngọc Dũng 168 44,8 ± 13,9 42 37,8 ± 13,4
Bệnh nhân LXM cấp dòng tủy chuyển từ LXMKDH có tuổi trung bình
theo nghiên cứu của Wadhwa J, Cortes J, Sacchi S lần lượt là 44, 55, 47 tuổi. Bệnh nhân LXM cấp dòng lympho chuyển từ LXMKDH có tuổi trung bình là 36, 49,5 và 48 tuổi theo các nghiên cứu của Wadhwa J, Cortes J và Strati P.
Nghiên cứu của chúng tôi trên 168 bệnh nhân LXM cấp dịng tủy có tuổi trung bình là 44,8 ± 13,9 và 42 bệnh nhân LXM cấp dịng lympho có tuổi TB là 37,8 ± 13,4. Kết quả của chúng tôi cũng tương đương của các tác giả khác.
Như vậy, các nghiên cứu đều nhận thấy rằng bệnh nhân LXM cấp chuyển từ LXMKDH gặp tỷ lệ cao ở lứa tuổi trung niên.
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC VÀ XẾP
LOẠI THỂ BỆNH
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng khi vào viện
Đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân khi vào viện gồm các hội chứng
thiếu máu, hội chứng nhiễm trùng, hội chứng xuất huyết và hội chứng thâm nhiễm được trình bày ở biểu đồ 3.3, bảng 3.1 và bảng 3.2.
4.2.1.1. Thiếu máu, nhiễm trùng, xuất huyết
Biểu đồ 3.3 cho thấy hai triệu chứng hay gặp nhất ở các BN khi vào viện là thiếu máu và lách to. Thiếu máu gặp ở hầu hết các BN chiếm tỷ lệ 99,0%. Nhiễm trùng, xuất huyết gặp lần lượt với tỷ lệ 24,6%; 26,5%.
Marks nghiên cứu 50 bệnh nhân LXM cấp chuyển từ LXMKDH thấy tỷ lệ thiếu máu là 71 % [68]. Derdrian PM theo dõi cho 296 BN thấy có 126 BN thiếu máu chiếm tỷ lệ 43% [49]. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả hội chứng thiếu máu gặp ở hầu hết các BN (99,0%). So sánh với các giả này thì hội chứng thiếu máu theo nghiên cứu của chúng tôi cao hơn hẳn và có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Như vậy, có thể thấy rằng thiếu máu là một trong những nguyên nhân chính khiến BN phải đến nhập viện. Điều này có lẽ do các BN của chúng tôi được theo dõi điều trị bệnh trong giai đoạn mạn tính khơng được thường xuyên. Một số BN chỉ đến bệnh viện khi bệnh đã tiến
triển nặng, chuyển sang giai đoạn lơ xê mi cấp thực sự. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ gặp 1 BN không thiếu máu, là do BN được phát hiện từ sớm khi tỷ lệ tế bào ác tính trong tủy cịn thấp.
Khi ở giai đoạn mạn tính, các BN thường ổn định, khơng có biểu hiện nhiễm trùng. Các BN chuyển sang giai đoạn LXM cấp theo nghiên cứu của chúng tơi có 24,6% BN nhiễm trùng. Rosenthal S thấy có 6/73 BN nhiễm trùng chiếm tỷ lệ 8% [76]. Marks nghiên cứu 45 BN có 11 BN nhiễm trùng khi bệnh chuyển sang giai đoạn cấp tính (24,4%) [68]. Điều này có thể do khi chuyển sang giai đoạn cấp, sự tăng sinh của tế bào ác tính đã lấn át sự phát
triển của các dịng tế bào bạch cầu trung tính bình thường nên sức đề kháng của BN giảm đi và BN dễ bị nhiễm trùng hơn.
Tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng, xuất huyết ở các BN này là hậu quả của việc tăng sinh các tế bào non ác tính trong tủy xương và máu ngoại vi gây lấn át sự phát triên của các dịng tế bào bình thường.
4.2.1.2. Hội chứng thâm nhiễm
Hội chứng thâm nhiễm rất thường gặp ở các bệnh nhân LXMKDH. Theo nghiên cứu của chúng tôi thể hiện ở biểu đồ 3.3, tất cả 215 BN đều có lách to (100%). Gan to và hạch to gặp lần lượt với tỷ lệ là 33,0% và 14,9%. Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy: lách to đơn thuần gặp ở 123 BN (57,2%), lách to và gan to có 60 BN (27,9%), lách to và hạch to có 21 BN (9,8%), cả lách to, gan to và hạch to có 11BN (5,1%). Trong đó, lách to độ IV chiếm tỷ lệ cao nhất là 46,1%.