Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát một số hoạt tính sinh học của loài Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm. và Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Sm. ở Việt Nam. (Trang 31)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.2. Tổng quan về lồi Thơng đất (Lycopodiella cernua (L.) Pic Serm.)

1.2.2.2. Các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam vào năm 2015, nhóm của Trần Mạnh Hùng và cộng sư đã công bố sư xuất hiện các flavonoid là rhamnazin (42), quercetin 3,3′-dimethyl ether (43), apigenin (44), isoschaftoside (45) và schaftoside (46) [14].

Năm 2015, nhóm của Van Thu Nguyen đã phân lập được 3 triterpene khung serratane mới gồm: 3β,21β,29-trihydroxyserrat-14-en-24-oic acid-3β-yl-(7ʹ- hydroxycinnamate) (72), 21β-hydroxyserrat-14-en-3,16-dione (73), 3β,14α,15α,21β-tetrahydroxyserratan-24-oic acid-3β-yl-(4ʹ-methoxy-5ʹ- hydroxybenzoate) (74) [18].

Năm 2018, nhóm nghiên cứu của Phạm Hữu Điển và cộng sư đã phân lập được 3 serratane triterpenoid từ loài Thông đất thu hái tại Hà Giang, Việt Nam bao gồm: serrat-14-en-3β,21β-diol (77), serrat-14-en-3β,21α-diol (78), 3β,21β-

dihydroxyserrat-14-en-21-yl acetate (79) [19].

Cũng trong nghiên cứu của Trần Mạnh Hùng năm 2015, có các hợp chất phenolic như 4-hydroxy-3-methoxyphenyl-1-O-β-D-glucopyranoside (80), guaiacylglycerol (81), 4-hydroxy-3-methoxyphenyl-β-D-glucopyranoside-(1→6)-β-D- glucopyranoside (82), dihydrodehydrodiconiferyl alcohol-4-O-β-D-glucopyranoside (83) , bombasin-4-O-β-D-glucopyranoside (84), lycocernuaside A (85) [14].

1.2.3. Hoạt tính sinh học của lồi Thơng đất

1.2.3.1. Hoạt tính gây độc tế bào

Các serratane triterpenoid 56-62 được thử hoạt tính gây đợc tế bào trên 3 dòng tế bào ung thư ở người (K562, SMMC-7221 và SGC7901) theo phương pháp MTT. Kết quả cho thấy hợp chất 61 có khả năng gây đợc trên cả 3 dòng tế bào ung thư với IC50 lần lượt là 20,3; 34,0 và 22,5 µg/mL khi so sánh với chất chuẩn mitomycin C với IC50 dao động từ 13,0 - 22,1 µg/mL. Hợp chất 52 thể hiện hoạt tính trên dịng tế bào K562 với IC50 56,1 µg/mL [18].

1.2.3.2. Hoạt tính chống oxi hóa

Hoạt tính chớng oxi hóa của dịch chiết methanol của cây Thơng đất được đánh giá bằng phương pháp qt gớc tư do DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl) cho thấy sư có mặt của các phân tử chớng oxi hóa có khả năng cho điện tử để khử phân tử DPPH. Kết quả cho thấy dịch chiết methanol của phần trên mặt đất và dưới mặt đất của loài thưc vật này có hoạt tính qt gớc tư do lần lượt là 19,13± 0,88% và 12,21 ± 0,9%. Tuy nhiên hoạt tính này tương đới thấp khi so sánh với một số loại thưc vật như Ipomoea batatas (89,53 ± 0,2 %) và Corchorus olitorius (63,76 ± 4,1 %) sử dụng 1 mg/mL ascorbic acid làm chất chuẩn [20].

1.2.3.3. Hoạt tính kháng viêm

Hoạt tính kháng viêm của hoạt chất thể hiện bằng khả năng ức chế enzyme cyclooxygenase 2 (COX-2) và cyclooxygenase 1 (COX-1). Nồng độ của dịch chiết là 100 ppm, mỗi cặn chiết được thử nghiệm 2 lần (4 vịng lặp lại/lần), sử dụng chất đới chứng là celecoxib (Celebrex). Kết quả cho thấy cặn chiết methanol của loài Thông đất thể hiện hoạt tính kháng viêm khá cao trên enzyme COX-2 với % ức chế COX-2 là 74,78 ± 18,61% và COX-1 là 57,8 ± 3,46%, chỉ số chọn lọc là 1,29. Khi so sánh với các thuốc kháng viêm đang dùng trên thị trường thì chỉ sớ chọn lọc của nó nhỏ hơn Aspirin (2) nhưng lớn hơn Ibuprofen (0,67). COX-1 được sản sinh ra từ nhiều mô quan trọng trong các chức năng sinh sinh lý như bảo vệ hệ thống tiêu hóa

và cân bằng thành mạch. Trong khi đó, COX-2 lại được tạo ra khi có các kích thích tiền viêm, được cho là có liên quan đến quá trình gây viêm. Như vậy, việc chọn lọc ức chế COX-2 là hữu ích hơn trong việc điều trị viêm [20].

1.2.3.4. Hoạt tính ức chế enzyme xanthine oxidase (XO)

Xanthine oxidase (XO) là một enzyme quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hóa purin, việc ức chế XO có thể làm giảm nồng đợ uric acid trong huyết thanh. Vì vậy, chất ức chế XO có thể sử dụng để điều trị sư tăng uric acid trong máu và các bệnh lý liên quan, bao gồm bệnh gout.

Các hợp chất 68-70 và 86-92 được thử nghiệm khả năng ức chế XO với chất chuẩn là allopurinol (IC50: 25,12 ± 0,32 µM). Kết quả cho thấy các hợp chất 86 cho hoạt tính mạnh nhất với IC50 là 30,36 ± 0,53 µM, tiếp đến là hợp chất 92 có IC50 35,33 ± 0,68 µM và ći cùng là hợp chất 87 có IC50 42,65 ± 1,12 µM [17].

1.2.3.5. Hoạt tính kháng nấm Candida

Các aspartic proteases (SAP) được tiết ra của nấm Candida albicans được cho là ́u tớ gây đợc chính trong việc nhiễm nấm Candida. Để kiểm soát tình trạng bệnh này, việc ức chế SAP được cho là cách tiếp cận mới. Các hợp chất 37, 56-61 đã được thử hoạt tính ức chế SAP, kết quả cho thấy hợp chất 37 và 56 cho hoạt tính mạnh nhất với IC50 lần lượt là 20 và 8,5 µg/mL với chất chuẩn pepstatin A có IC50 là 0,0015 µg/mL [16].

1.2.3.6. Hoạt tính ức chế acetycholinesterase

Các chất ức chế acetylchlolinesterase (AChE) giúp làm tăng sản sinh acetylcholine trong hệ thần kinh trung ương, hứa hẹn là những loại thuốc tốt để điều trị bệnh Alzheimer.

Năm 2014, nhóm nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Chương và cợng sư đã tiến hành phân lập, thu được phân đoạn alkaloid của loài Thơng đất và thử hoạt tính ức chế enzyme AChE. Kết quả cho thấy, trên nghiên cứu in vitro, phân đoạn này cho hoạt tính ức chế enzyme AChE rất mạnh; trên nghiên cứu in vivo, tác dụng tăng nhận thức trên cḥt bị mất trí nhớ gây ra bởi scopolamine được chứng minh bằng thử nghiệm né tránh thụ động và mê cung nước Merris. Tác dụng ức chế AChE trên vỏ não phía trước của cḥt, vùng dưới đồi và hệ thống striatum (tân thể vân) thể hiện qua giá trị IC50 lần lượt là 26,7; 32,2 và 25,7 µg/mL. Điều này cho thấy, loại dược liệu này rất có tiềm năng trong việc điều trị suy giảm nhận thức [21].

Trong công bố của Trần Mạnh Hùng và cộng sư năm 2015, hợp chất isoschaftoside (45) cho hoạt tính ức chế AchE cao nhất với IC50 0,23 µM. Hợp chất schaftoside (46) có khả năng ức chế tốt nhất với butyrylcholinesterase và β- secretase 1 với IC50 lần lượt là 0,62 và 2,16 µM. Hợp chất guaiacylglycerol (81) có IC50 với AChE là 1,56 µM [14].

1.3. Tổng quan về chi Kadsura Juss.

1.3.1. Tổng quan chung về thành phần hóa học chi Kadsura Juss.

Chi Na rừng còn gọi là Nắm cơm (Kadsura Juss.) thuộc họ Ngũ vị (Schisandraceae Blume.) có khoảng 16 loài, phân bớ chủ ́u ở khu vưc châu Á. Tại Việt Nam, theo Phạm Hoàng Hợ thì chi này có 4 loài [22], theo Nguyễn Tiến Bân có 5 loài và 1 thứ là: Nắm cơm lá hẹp (K. angustifolia A.C. Smith), Na rừng (K.

nam (K. longipedunculata Fin & Gagnep.), Nắm cơm lá thuôn (K. oblongifolia Merr.), Xưn xe trung bộ (K. coccinea var. annamensis (Gagnep.) Ban) [3].

Thành phần hóa học chính của các thưc vật thuộc chi này là các terpenoid, flavonoid và lignan.

1.3.2. Các terpenoid

Ở chi này, các terpenoid đặc trưng nhất là các triterpenoid và tập trung vào 4 bợ khung chính là: lanostane (3,4-seco-lanostane; 14(13→12)-abeolanostane; 18 (13→12)-abeolanostane, norlanostane và các nhóm lanostane triterpenoid khác);

kadlongilactone; cycloartane (cycloartane; 3,4-secocycloartane; 14(13→12)-abeo-

cycloartane; 3,4:9,10-disecocycloartane); schinortriterpenoid và các triterpenoid khác [23].

Hình 1.2. Cấu trúc khung terpenoid từ chi Kadsura Juss.

1.3.3. Flavonoid

Có rất ít cơng bớ về flavonoid từ các loài thuộc chi Kadsura Juss. Các flavonoid phần lớn thuộc dẫn xuất của catechin [24] và anthocyanin [25].

1.3.4. Lignan

Đây là nhóm chất chính được phân lập từ các loài tḥc chi Kadsura Juss. Trong thời gian từ 2014-2021 đã có 81 lignan được cơng bớ [26] và tập trung vào 5 bộ khung chính là: dibenzocyclooctadiene, spirobenzofuranoid, alryltetralin, diarylbutane và tetrahydrofuran.

Hình 1.3. Cấu trúc khung lignan từ chi Kadsura Juss.

1.4. Tổng quan về loài Na rừng (Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Sm.)

1.4.1. Đặc điểm thực vật cây Na rừng

1.4.1.1. Phân loại khoa học

- Tên Việt Nam: Na rừng, tên khác: Nắm cơm, (dây) Xưn xe, Ngũ vị nam… - Tên khoa học: Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Sm.

- Giới: Thực vật

- Ngành: Ngọc lan - Magnoliophyta - Lớp: Ngọc lan - Magnoliopsida - Phân lớp: Ngọc lan - Magnoliidae

- Bộ: Hồi - Illiciales

- Họ: Ngũ vị - Schisandraceae - Chi: Kadsura Juss.

- Loài: Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Sm.

1.4.1.2. Mơ tả cây

Hình 1.4. Hình ảnh cây Na rừng (Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Sm.)

Hình ảnh được lấy từ trang web http://www.plantsoftheworldonline.org và https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1674638420300538

Tḥc loại dây leo to có nhánh mọc trườn, mảnh, phủ lớp long tuyến màu sậm, rồi về sau lại có lỡ bì hình dải. Lá bầu dục hay thn, dạng góc ở gớc, thon hẹp, tù, dài 6-10 cm, rộng 3-4 cm, nhạt màu ở dưới, rất nhẵn. Hoa đơn tính ở nách lá dài 15 mm, rợng 10 mm, màu tía. Quả giớng như mợt quả na to. Cây na rừng phân bố rải rác trong rừng, ở độ cao 400-800 m. Ra hoa vào tháng 5-6, có quả tháng 8-9 [1].

1.4.1.3. Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố ở vùng Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên (Đại Từ, Linh Thông), Lạng Sơn (Văn Quan), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Nội (Ba Vì), Quảng Trị (Đông Trị), Kon Tum, Lâm Đồng (Di Linh, Braian, Bảo Lợc). Cịn có ở Trung Q́c, Lào, Thái Lan, Myanmar.

1.4.1.4. Tính vị, tác dụng, cơng dụng

- Tính vị, tác dụng: Rễ có vị cay ấm, hơi đắng, có hương thơm; có tác dụng hành khí chỉ thớng, hoạt hút tán ứ, khư phong tiêu thũng. Quả cũng có tác dụng hành khí chỉ thớng, hoạt hút, tán ứ. Thân, lá có vị chua, ngọt, tính hơi ấm; có tác dụng nỗn vị, tán ứ, tiêu thũng, giải đợc, hành khí, chỉ thớng.

- Công dụng: Quả ăn được, quả Na rừng rang lên làm th́c an thần, gây ngủ. Rễ có tác dụng viêm ṛt mạn tính, viêm dạ dày ṛt cấp tính, viêm loét dạ dày, hành tá tràng, phong thấp đau xương, đòn ngã ứ đau, đau bụng trước khi hành kinh, sản hậu ứ đau, sưng vú.

Trong dân gian thường dùng vỏ thân, vỏ rễ làm th́c bổ, kích thích thích tiêu hóa, giảm đau [1].

1.4.2. Thành phần hóa học cây Na rừng

Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã phân lập và xác định thành phần hóa học của Na rừng. Trong đó tìm thấy các thành phần hóa học gồm: terpenoid, flavonoid, lignan và steroid.

1.4.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước

a. Các terpenoid

Theo một báo cáo vào năm 2020, các terpenoid được phân lập từ Na rừng chủ yếu là sesquiterpenoid và triterpenoid [27].

Trong các triterpenoid, phần lớn tập trung vào khung lanostane, seco-lanostane,

kadlongilactone, cycloartane và seco-cycloartane, nortriterpenoid. Thuộc bộ khung lanostane phải kể đến coccinilactone A-B (93-94) [28], kadcoccinone D-F (95-97) [29]; bộ khung seco-lanostane là seco-coccinic acid A-B (98-99) [30]; bộ khung kadlongilactone là kadcoccilactone K-M (100-102) [31]; các cycloartane triterpenoid có kadcoccilactone Q (103) [31]; seco-cycloartane có coccinetane A-B (104-105) [32] và nortriterpenoid như kadcoccilactone A-E (106-110) [33].

Năm 2008, Gao và cộng sư đã phân lập được từ dịch chiết acetone của thân cây Na rừng các triterpenoid là kadcoccilactone A-J (106-115); 2 triterpenoid đã biết là kadsuphilactone A và micrandilactone B [33].

Trong một công bố của Wang và cộng sư vào năm 2008, 7 hợp chất triterpenoid khung lanostane đã được phân lập từ rễ của loài này. Đó là các seco-coccinic acid A-B (98-99), seco-coccinic acid C-F (116-119) và coccinilactone A (93) [28].

Đến năm 2009, nhóm này tiếp tục phân lập được 5 triterpenoid khung lanostane mới từ dịch chiết ethanol của rễ cây Na rừng bao gồm: Coccinone A-D (120-123) và coccinilactone B (94) [34].

Theo Li và cộng sư vào năm 2012, các triterpenoid từ cây Na rừng có thể kể đến neokadsuranic acid B (124), kadsuracoccin acid A (125) và anwuweizonic acid (126) [35].

Năm 2010, một triterpenoid mới thuộc bộ khung lanost-9(11)-3-one được các nhà khoa học Trung Quốc phân lập từ rễ cây Na rừng là hợp chất 3-hydroxy-12- acetoxycoccinic acid (127) [36].

Huang và cộng sư đã phân lập được thêm 2 triterpenoid mới từ thân cây trong mợt cơng bớ năm 2019. Đó là kadsuricoccin A-B (128-129) [37].

Ngoài các triterpenoid đặc trưng, các nhà khoa học còn phân lập được các sesquiterpenoid. Năm 2016, Hu và cộng sư đã công bố sư xuất hiện của kadcoccinin A (131) và kadcoccinin B (132) – các sesquiterpenoid được phân lập từ thân cây Na rừng [38].

Bảng 1.5. Một số terpenoid phân lập từ loài Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Sm.

Tên chất Ký hiệu TLTK

Coccinilactone A 93 [27, 28]

Coccinilactone B 94 [27, 34]

Kadcoccinone D-F 95-97 [27]

Seco-coccinic acid A-B 98-99 [27, 28]

Kadcoccilactone K-M 100-102 [27]

Kadcoccilactone Q 103

Coccinetane A-B 104-105

Kadcoccilactone A-J 106-115 [27, 33]

Seco-coccinic acid C-E 116-118 [28]

Kadcoccilactone F 119 [28, 39] Coccinone A-D 120-123 [34] Neokadsuranic acid B 124 [35] Anwuweizonic acid 125 Kadsuracoccin acid A 126 3-Hydroxy-12-acetoxycoccinic acid 127 [36] Kadsuricoccin A 128 [37] Kadsuricoccin B 129 20(R),24(E)-3-Oxo-9β-lanosta-7,24-dien-26-oic acid 130 [39] Kadcoccinin A 131 [38] Kadcoccinin B 132 b. Các flavonoid

Mợt sớ lượng ít các flavonoid phân lập từ cây Na rừng được công bố. Theo nghiên cứu của Gao và cộng sư năm 2012, bên cạnh các lignan, 1 flavonoid được phân lập từ cây Na rừng là ascovertin [40].

Năm 2020, Mi Hee Woo và cộng sư đã công bố một số flavonoid phân lập từ rễ của loài thưc vật này là: (-)epi-catechin (133), (+)gallocatechin (134), catechin (135) [24].

c. Các lignan

Theo một tổng hợp của Yang và cợng sư vào năm 2020, các lignan có ở Na rừng tập trung vào 4 bợ khung chính [27]:

*Các dibenzocyclooctadiene lignan

Đã có 58 hợp chất khác nhau tḥc nhóm này được cơng bớ. Sư khác nhau về cấu trúc của các hợp chất do sư liên kết với các nhóm thế khác nhau của bợ khung dibenzocyclooctadiene lignan. Nhóm methoxy là nhóm thế xuất hiện nhiều nhất, bên cạnh đó là các nhóm thế như acetyl, angeloyl, tigloyl, propanoyl, benzoyl, cinnamoyl và butyryl. Mợt sớ trong đó bao gồm: schisantherin P-Q (136-137) [41],

kadsuralignan I (138) [42], kadsuralignan J (139), kadsuralignan F (140)[43], neokadsuranin (141) [44], kadsuralignan G (142) [45], isovaleroylbinankadsurin A (143) [39].

*Spirobenzofuranoid dibenzocyclooctadiene lignan

Fang và cộng sư đã phân lập được 5 spirobenzofuranoid dibenzocyclooctadiene lignan từ cặn ethyl acetate của rễ cây K.coccinea, gồm schiarisanrin B (144), heteroclitin D (145) kadsulignan H-I (146-147), và schiarisanrin A (148) [46].

Li và cộng sư cũng công bố sư xuất hiện của kadsulignan E (149) và F (150)

trong một nghiên cứu từ rễ của cây Na rừng [47].

*Arylnaphthalene lignan

Li và cộng sư đã phân lập được kadsuralignan C (151) từ dịch chiết chloroform của thân cây Na rừng, đây là hợp chất đầu tiên trong nhóm này được báo cáo [48].

Yeon và cộng sư thu được (7′S,8′S,8R)-(8β,8′α)-dimethyl-4,4′-dihydroxy-5,3′- dimethoxy-5′-cyclolignan glucoside (152) [49].

Năm 2007, nhóm nghiên cứu của Li đã phân lập được kadsuralignan H (153) từ cặn chiết ethyl acetate của rễ cây Na rừng [42].

*Diarylbutane lignan

Kadsurindutin E (154), coccilignan A (155) và meso-dihydroguaiaretic acid (156) đã được nhóm nghiên cứu của Fang và cộng sư phân lập và xác định cấu trúc từ cặn chiết ethyl acetate của rễ cây Na rừng [46]. Bên cạnh đó cịn có hợp chất kadcoccilignan (157) cũng được công bố bởi Gao và cộng sư vào năm 2012 [40].

Bảng 1.6. Các lignan phân lập từ loài Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Sm.

Tên chất Ký hiệu TLTK Tên chất

hiệu TLTK Schisantherin P 136 [41] Kadsulignan H 147 [46] Schisantherin Q 137 Schiarisanrin A 148 Kadsuralignan I 138 [42] Kadsulignan E 149 [47] Kadsuralignan J 139 Kadsulignan F 150 Kadsuralignan F 140 [43] Kadsuralignan C 151 [49] Neokadsuranin 141 [44] (7′S,8′S,8R)- (8β,8′α)-dimethyl- 152

4,4′-dihydroxy- 5,3′-dimethoxy-5′- cyclolignan glucoside Kadsuralignan G 142 [45] Kadsuralignan H 153 [42] Isovaleroylbinankadsurin A 143 [39] Kadsurindutin E 154 [46] Schiarisanrin B 144 [46] Coccilignan A 155 Heteroclitin D 145 Meso- dihydroguaiaretic acid 156 Kadsulignan H 146 Kadcoccilignan 157 [40] d. Các hợp chất khác

Ngoài thành phần chính là terpeneoid, lignan, flavonoid, trong cây Na rừng cịn chứa mợt sớ hợp chất khác như β-sitosterol (158) và β-sitosteryl-3-O-β-D- glucopyranoside (159) [39].

.

1.4.2.2. Các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, năm 2009, nhóm nghiên cứu của Ninh Khắc Bản và cợng sư đã phân lập được một hợp chất 3,4-seco-lanostane triterpenoid là seco-coccinic acid F (119) và 1 hợp chất đã biết là 20(R),24(E)-3-oxo-9β-lanosta-7,24-dien-26-oic acid (130) từ cặn chiết methanol từ rễ cây Na rừng [39].

Trong một báo cáo tại Hội nghị khoa học ở Việt Nam vào năm 2009, từ rễ cây Na rừng ở Tràng Định, Lạng Sơn, các nhà khoa học đã tiến hành chiết tách tinh dầu và xác định thành phần hóa học của chúng. Kết quả cho thấy đã xác định được 36 hợp chất có trong tinh dầu rễ cây Na rừng, mợt sớ trong đó là α-pinene, camphene, α- terpeniol, β-caryophyllene, 1,2,3-trimethyl, β-himachalene…[50]

1.4.3. Hoạt tính sinh học

Các hợp chất và dịch chiết được phân lập từ cây Na rừng đã thể hiện nhiều hoạt tính sinh học bao gồm gây đợc tế bào, kháng HIV, chớng viêm gan, chớng oxi hóa và tác dụng bảo vệ thần kinh.

1.4.3.1. Hoạt tính gây độc tế bào

Hợp chất kasuracin A thể hiện tác dụng chống tăng sinh đáng kể với giá trị IC50 dao đợng từ 1,05 đến 11,31 µg/mL trên 4 dịng tế bào ung thư người là HCT116, A549, HL-60 và HepG2.

Hợp chất heilaohulignan C đã chứng minh hoạt tính gây đợc tế bào rất tớt trên dịng tế bào ung thư HepG-2 ở người với IC50 9,92 µg/mL được báo cáo bởi Liu và cộng sư [51]. Seco-coccinic acid F, G và K cho thấy tác dụng ức chế tăng sinh tế

bào trên dòng tế bào bạch cầu HL-60 ở người với GI50 lần lượt là 16,6; 15,2 và 28,4 µM.

Kadlongilactone A-B và longipedlactone A được báo cáo là thể hiện hoạt tính gây đợc tế bào trên dịng tế bào K562, Bel-7402 và A549 với IC50 lần lượt là 0,1; 0,1 và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát một số hoạt tính sinh học của loài Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm. và Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Sm. ở Việt Nam. (Trang 31)