Phân bố về tuổi và giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các yếu tố tiên lượng và một số phương pháp xử trí đặt nội khí quản khó trên bệnh nhân có bệnh đường thở trong phẫu thuật tai mũi họng (Trang 88 - 89)

- Hệ số tương quan tuyến tính “r”

Hình 2.9 Biểu đồ ROC

4.1.1. Phân bố về tuổi và giớ

Tuổi trung bình chung của bệnh nhân phẫu thuật trong nghiên cứu là 53,0±12,4 tuổi, trên biểu đồ 3.1 cho thấy số bệnh nhân có độ tuổi từ 45-65 tuổi chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ

Nam/Nữ = 3,12/1. Điều này cho thấy đa số bệnh nhân thuộc tuổi trung niên và có tỷ lệ nam cao hơn nữ. Tác giả Osman và cộng sự [102] nghiên cứu trên bệnh nhân phẫu thuật bệnh lý tai mũi họng thấy tuổi của bệnh nhân đa số tập trung ở 45-65 tuổi và cũng giống kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ Nam/Nữ = 6,82/1 và cao hơn của chúng tơi.

Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân bị liệt cơ mở thanh quản 2 bên là 55,4±11,7 tuổi, tỷ lệ giới Nam/Nữ = 1,05/5. Trong nhóm bệnh nhân này phần lớn là sau phẫu thuật cắt tuyến giáp chiếm tỷ lệ 53/64 =82,8%, do phẫu thuật tuyến giáp thường liên quan đến tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược chi phối cho hoạt động cơ mở thanh quản, do đó gây liệt dây thanh ở tư thế khép (do chỉ có cơ khép thanh quản hoạt động) vì vậy gây hẹp thanh quản và gây khó thở [6]. Tác giả José và cộng sự [103], tỷ lệ Nam/Nữ = 1,43/5, tuổi trung bình 43 tuổi, sau phẫu thuật tuyến giáp chiếm 88,9%. Tác giả Jaya và cộng sự [104], tỷ lệ liệt dây thanh 2 bên của Nam/Nữ = 1,5/5, tuổi trung bình là 51±5,8 tuổi, sau phẫu thuật tuyến giáp chiếm 78,57%. Như vậy kết quả này của các nghiên cứu trên thế giới cũng gần giống kết quả nghiên cứu của chúng tơi và đều có tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới và liệt dây thanh phần lớn liên quan đến phẫu thuật tuyến giáp.

Tuổi của nhóm bệnh có khối U vùng họng, thanh quản trong nghiên cứu là 52,9±12,4 tuổi, tỷ lệ Nam/Nữ =3,89/1. Theo tác giả John Andrew và cộng sự [105], tuổi mắc ung thư đầu cổ là trên 50 tuổi, hầu hết nằm trong khoảng từ 50-70 tuổi, tỷ lệ Nam/Nữ = 3/1 đối với ung thư họng, thanh quản. Tác giả Larissa và cộng sự [106], tuổi trung bình 61,77 ± 11,44 tuổi và tỷ lệ Nam/Nữ = 6,12/1. Như vậy tuổi trung bình mắc ung thư họng thanh quản trong nghiên cứu này thấp hơn trong các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, có lẽ liên quan quan đến thói quen ăn uống sinh hoạt và sự ô nhiễm môi trường của nước ta gây ra ung thư họng, thanh quản sớm hơn các nước khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các yếu tố tiên lượng và một số phương pháp xử trí đặt nội khí quản khó trên bệnh nhân có bệnh đường thở trong phẫu thuật tai mũi họng (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)