Bàn luận về khả năng quan sát thanh môn của các phương pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các yếu tố tiên lượng và một số phương pháp xử trí đặt nội khí quản khó trên bệnh nhân có bệnh đường thở trong phẫu thuật tai mũi họng (Trang 109)

- Hệ số tương quan tuyến tính “r”

Biểu đồ 4.2 So sánh giá trị của các thang điểm

4.5.2. Bàn luận về khả năng quan sát thanh môn của các phương pháp

Theo biểu đồ 3.4 và biểu đồ 3.5, khi sử dụng nội soi ở cả nhóm S và nhóm F đều có sự cải thiện rõ ràng sự quan sát thanh môn. Cụ thể khi sử dụng đèn soi thanh quản Macintosh thì mức độ quan sát thanh quản theo Cormack-Lehane phân bố từ độ 1 đến độ 4 ở các nhóm, nhưng khi sử dụng nội soi để đặt ống NKQ và quan sát thanh quản thì cả nhóm S và nhóm F đều thấy Cormack-Lehane tập trung ở độ 1 và độ 2 là chính. Nhóm S chỉ cịn 1 trường hợp có Cormack-Lehane độ 3 và khơng có trường hợp nào có Cormack- Lehane độ 4, tương tự nhóm F cũng có 9 trường hợp quan sát thấy Cormack-Lehane độ 3 và cũng khơng có trường hợp nào có Cormack-Lehane độ 4. Theo Couture [91], khi đặt ống NKQ bằng nội soi mềm có sự trợ giúp của đèn soi thanh quản Macintosh thì rất hữu ích cho việc cải thiện trường quan sát do đó nhìn thấy thanh quản dễ dàng. Theo Khaled [185], sử dụng nội soi mềm có gắn video làm tăng khả năng quan sát thanh quản. Như vậy, khi đặt ống NKQ dưới sự hỗ trợ của các thiết bị nội soi có gắn video thì cải thiện rất tốt sự quan sát thanh quản, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để đặt được ống NKQ dễ dàng hơn. Theo Biro [187], tỷ lệ điểm Cormack-Lehane độ 3 và độ 4 chiếm khoảng 15% khi đánh giá trực tiếp bằng đèn soi thanh quản, nhưng khi sử dụng SensaScope thì các trường hợp này đều có thể quan sát được tồn bộ thanh quản. Các nghiên cứu khác của Biro (12) (188) khi đánh giá Cormack-Lehane bằng nội soi SensaScope đều có kết quả tập trung ở mức độ 1, độ 2 và rất ít trường hợp có Cormack-Lehane độ 3. Các tác giả kết luận khi sử dụng nội soi SensaScope hoặc nội soi mềm để đặt ống nội khí quản thì có sự cải thiện rất rõ sự quan sát thanh mơn và từ đó đặt được ống nội khí quản dễ dàng hơn. Các kết quả và kết luận của các tác giả cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, sự thay đổi trường quan sát thanh quản trong các trường hợp là có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các yếu tố tiên lượng và một số phương pháp xử trí đặt nội khí quản khó trên bệnh nhân có bệnh đường thở trong phẫu thuật tai mũi họng (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)