Thực tiễn của việc HTKN đánh giá nhân vật cho HS trong DHLS

Một phần của tài liệu Hình thành kĩ năng đánh giá nhân vật lịch sử lớp 11 (Trang 25 - 29)

6. Cấu trúc của đề tài

1.4 Thực tiễn của việc HTKN đánh giá nhân vật cho HS trong DHLS

Để tìm hiểu thực tiễn việc HTKN đánh giá nhân vật trong DHLS ở nhà trường phổ thông, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra ở 3 trường: THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) THPT Tứ Kỳ (Hải Dương) và THPT Lộc Bình (Lạng Sơn) với số phiếu phát ra là 90 (đối với HS) và 15 (đối với GV). Qua điều tra thực tiễn, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

1.4.1 Về phía giáo viên

Về cơ bản GV đã quan niệm đúng về việc HTKN đánh giá nhân vật (93%), và khẳng định việc HTKN đánh giá nhân vật đóng vai trị quan trọng (60%). Đồng thời, các biện pháp nhằm HTKN đánh giá nhân vật cũng được các GV bước đầu thực hiện ở các mức độ khác nhau.

Trong thực tiễn DHLS ở trường phổ thông, nhiều GV vẫn nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của việc HTKN đánh giá cho HS trong học tập Lịch sử, thậm chí nhiều thầy, cơ chưa có ý thức trong việc HTKN quan trọng này cho các em. Điều này được thể hiện ở việc có 27% GV cho rằng

việc HTKN đánh giá nhân vật là không quan trọng, 67% GV thực hiện việc đánh giá nhân vật ở mức độ thỉnh thoảng. Điều đó được GV giải thích bằng nhiều khó khăn khác nhau: Do trình độ HS cịn hạn chế(47%), do khơng có thời gian trên lớp(33%), do HS không hứng thú học tập (60%), do cơng việc địi hỏi phải chuẩn bị cơng phu (40%).

Một số GV đã biến việc dạy học các nhân vật thành giờ kể chuyện các NVLS. Nhiều GV đều mắc bệnh giai thoại, dật sử, thần thánh hóa, hiện đại hóa các nhân vật, sa đà vào các chi tiết li kì, vụn vặt chủ yếu là về đời tư của nhân vật(27%), Việc HTKN đánh giá nhân vật chỉ được 20% GV thực hiện. Do đó nhận thức lịch sử thường sai lệch, ảnh hưởng đến chất lượng, mục tiêu của bộ môn.

1.4.2 Về phía học sinh

Phần đơng việc học lịch sử của HS có nhận thức đúng về đánh giá nhân vật cũng như tác dụng của việc làm này. Điều này thể hiện ở 89% HS cho rằng việc HTKN đánh giá nhân vật có ý nghĩa trên cả ba mặt.

Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc nắm các sự kiện liên quan đến hoạt động của nhân vật trong sách giáo khoa mà GV cung cấp (21%).

Nhiều HS còn nhầm lẫn về các sự kiện trong cuộc đời nhân vật, gắn hoạt động của nhân vật này với nhân vật khác. Điều mà HS quan tâm chủ yếu là những chi tiết thú vị về đời tư của nhân vật (54%): ví dụ như, vua Minh Mạng có bao nhiêu con? Bao nhiêu cung tần mĩ nữ… mà không chú ý tới việc đánh giá nhân vật này, đặc biệt là về cuộc cải cách của Minh Mạng trong lịch sử, hay về lịng hiếu thảo của ơng. Việc đánh giá nhân vật bị HS coi là khô khan, giáo điều, cơng thức, khơng quan trọng (chỉ có 9% quan tâm tới việc đánh giá nhân vật).

Một số HS cũng đã có ý thức đánh giá các nhân vật, nhưng việc đánh giá của các em còn nhiều hạn chế. Đa số các em đều mắc sai lầm trong việc “hiện đại hóa lịch sử” gắn cho người xưa những việc mà họ khơng có, việc đánh giá cịn mang tính hình thức, giáo điều, áp đặt chủ quan mà không dựa trên những sự kiện lịch sử cụ thể.

Những hạn chế trên là khá phổ biến trong q trình DHLS. Chính vì vậy, hình thành kĩ năng đánh giá nhân vật cho HS là việc làm cần thiết, mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử ở trường phổ thông.

1.4.3 Nguyên nhân của thực trạng trên

Nguyên nhân của thực trạng trên, xuất phát từ nhận thức khơng đầy đủ của GV và HS trong q trình DHLS. Nhiều GV cho rằng việc DHLS chỉ cần cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, việc HTKN đánh giá nhân vật là không cần thiết đối với HS, khơng phù hợp với trình độ nhận thức của các em, thậm chí là quá tải. Bên cạnh đó, nhiều GV đã nhận thức được tầm quan trọng của việc HTKN đánh giá nhân vật trong DHLS, tuy nhiên do ngại khó, ngại phải đầu tư thời gian nên việc HTKN này vẫn mang tính hình thức mà chưa thực sự hiệu quả.

Thứ hai, là do GV chưa nắm vững các vấn đề thuộc về phương pháp luận có liên quan đến đánh giá NVLS, đánh giá các nhân vật là công việc tương đối khó, địi hỏi GV phải có vốn kiến thức sâu rộng, thường xuyên cập nhật những thành tựu mới nhất của khoa học lịch sử. Nhưng trên thực tế do nhiều yếu tố khác nhau mà khả năng đánh giá các vấn đề lịch sử nói chung, đánh giá nhân vật nói riêng của GV cịn hạn chế. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc HTKN đánh giá nhân vật cho các em.

Thứ ba, việc kiểm tra đánh giá của GV chưa thực sự gắn với việc hình thành kĩ năng đánh giá nhân vật. Việc kiểm tra, đánh giá HS chủ yếu dựa trên các câu hỏi nhằm tái hiện lại kiến thức về nhân vật được ghi trong bài giảng, hoặc trong sách giáo khoa, khơng địi hỏi HS có sự tư duy, đào sâu suy nghĩ, đi vào những vấn đề bản chất. Việc đưa nội dung đánh giá nhân vật vào kiểm tra đánh giá chủ yếu mới được tiến hành với các lớp chuyên, với các em HS giỏi.

Thứ tư, những hạn chế trong việc HTKN đánh giá NVLS còn xuất phát từ phía HS. Trong quan niệm của các em, mơn lịch sử chỉ là môn phụ, việc học tập lịch sử của HS chủ yếu phục vụ cho các kì thi. Vì thế, việc học tập lịch sử của các em cịn mang tính thụ động, đối phó, chưa

chủ động tích cực, chưa phát huy được năng lực tự học, độc lập chiếm lĩnh kiến thức lịch sử. Công việc học tập của các em đa số chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ các sự kiện lịch sử, chưa đi sâu tìm tịi khám phá để thấy được bản chất của các nhân vật, các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

CHƯƠNG 2:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ NHÂN VẬT CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

Một phần của tài liệu Hình thành kĩ năng đánh giá nhân vật lịch sử lớp 11 (Trang 25 - 29)

w