Sử dụng tài liệu về tiểu sử nhân vật

Một phần của tài liệu Hình thành kĩ năng đánh giá nhân vật lịch sử lớp 11 (Trang 45 - 47)

6. Cấu trúc của đề tài

2.4.5 Sử dụng tài liệu về tiểu sử nhân vật

Tiểu sử nhân vật đó là những nội dung về thân thế, sự nghiệp, các hoạt động của nhân vật được trình bày một cách ngắn gọn. Trong quá trình đánh giá nhân vật, tài liệu tiểu sử đóng vai trị rất quan trọng. Bởi lẽ, nó giúp HS có những sự kiện chính xác và biểu tượng cụ thể là chỗ dựa để HTKN đánh giá nhân vật trong DHLS.

Mặt khác, trong DHLS mọi nhận định đánh giá đều phải xuất phát từ sự kiện cụ thể. Khơng có sự kiện thì khơng có nhận thức lịch sử, khơng có

khái qt lí luận hay nói cách khác “khơng có tài liệu sự kiện thì khơng thể

hình thành kiến thức lịch sử cho HS” [19; 143]. Mỗi NVLS trong cuộc đời

hoạt động của mình thường gắn với một chuỗi các hoạt động. Khi đánh giá một NVLS ta phải dựa trên cơ sở các sự kiện lịch sử có liên quan đến nhân vật đó. Thơng qua tài liệu tiểu sử làm tốt lên hình ảnh, tính cách, phẩm chất của con người, là cơ sở cho những đánh giá khách quan khoa học.

Trong quá trình sử dụng tài liệu về tiểu sử nhân vật, để HTKN đánh giá nhân vật, GV có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước một, GV hướng dẫn HS tìm các tài liệu về tiểu sử nhân vật có thể là trên thư viện hay trên mạng Internet... Đồng thời, với những tài liệu q hiếm, khó tìm, GV cung cấp trực tiếp cho học. GV cần lựa chọn những tài liệu về tiểu sử có giá trị phục vụ cho việc đánh giá nhân vật của HS.

Bước hai, Trên cơ sở tài liệu về tiểu sử nhân vật, GV tổ chức cho HS tiến hành “khái quát lí luận” – đánh giá về nhân vật.

Ví dụ: Trong dạy học Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến

tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), Mục III: Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới khi đánh giá về nhân vật Nguyễn Tất Thành

Thứ nhất, GV hướng dẫn HS tìm các tư liệu về tiểu sử nhân vật, giúp HS có những hiểu hiết về cuộc đời Nguyễn Tất Thành từ khi sinh ra đến khi rời bến cảng Nhà Rồng tìm đường cứu nước ví dụ như tác phẩm Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng, hoặc cho HS xem các đoạn phim tư liệu về cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh...

Thứ hai, sau khi hướng dẫn HS khái thác các tài liệu về tiểu sử nhân vậy, GV tổ chức cho HS trình bày quá trình chuẩn bị, thu thập tài liệu của mình trước lớp.

Thứ ba, trên cơ sở nắm vững tài liệu về tiểu sử nhân vật, thông qua các thao tác như giải thích, phân tích, so sánh, đối chiếu… GV tổ chức cho HS đánh giá về nhân vật. Nguyễn Tất Thành: là người có lịng u nước nồng nàn, có trí thơng minh và óc sáng tạo, có một ý chí nghị lực phi thường.

Việc sử dụng tài liệu về tiểu sử để HTKN đánh giá nhân vật khơng chỉ giúp HS có nhận định đúng đắn, khách quan, khoa học mà còn rèn luyện cho

các em phương pháp nghiên cứu lịch sử nói chung. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng các tài liệu về tiểu sử nhân vật GV cần kết hợp với các biện pháp trình bày sinh động hấp dẫn, các câu hỏi gợi mở, phát huy tính tích cực của HS, tránh liệt kê tràn lan, chất đống các sự kiện khiến HS hoang mang.

Một phần của tài liệu Hình thành kĩ năng đánh giá nhân vật lịch sử lớp 11 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w