Nội dung đánh giá các nhân vật trong DHLS Việt Nam giai đoạn

Một phần của tài liệu Hình thành kĩ năng đánh giá nhân vật lịch sử lớp 11 (Trang 31 - 35)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2 Nội dung đánh giá các nhân vật trong DHLS Việt Nam giai đoạn

đoạn 1858 - 1918

2.2.1 Mức độ của việc HTKN đánh giá nhân vật

Việc xác định kiến thức cần lĩnh hội về nhân vật nói chung, mức độ HTKN đánh giá nói riêng trong q trình DHLS đóng vai trị rất quan trọng. Nó đảm bảo sự phù hợp với đối tượng nhận thức của HS. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả của các biện pháp sư phạm.

Về mức độ đánh giá các nhân vật, HS ở THPT lứa tuổi từ 16 đến 18 khả năng tư duy lí luận của HS đã phát triển vì thế GV hồn tồn có thể giúp các em HTKN đánh giá về nhân vật. Tuy nhiên, cũng khơng địi hỏi q cao việc các em phải có những phát hiện mới, mà chủ yếu là nhận thức, đánh giá một cách thông minh sáng tạo về nhân vật.

Với nội dung khóa trình lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 – 1918, các NVLS cần hướng dẫn cho HS tìm hiểu, đánh giá khá đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Tùy theo vai trò của họ với lịch sử mà xác định những kiến thức cơ bản, phù hợp với nội dung, phương pháp dạy học, với những biện pháp và mức độ khác nhau. Có nhân vật ta phải đi sâu, tạo biểu tượng sâu sắc toàn diện, đánh giá kĩ, nhưng có nhân vật việc đánh giá chỉ lướt qua ở những nét cơ bản. Việc lựa chọn các nhân vật, để rèn luyện kĩ năng đánh giá cho HS phải là những nhân vật tiêu biểu, những nhân vật đó phải đáp ứng những tiêu chí sau: thứ nhất, nhân vật đó phải có vai trị quan trọng, gắn với một giai đoạn lịch sử nhất định trong chương trình. Thứ hai, nhân vật được chọn để đánh giá phải có ý nghĩa giáo dục đối với HS. Thứ ba, nhân vật được GV lựa chọn phải có khả năng rèn luyện kĩ năng đánh giá cho HS. Nó phải góp phần hình thành ở các em một thế giới quan, một phương pháp luận đúng đắn, phải bồi dưỡng ở các em năng lực thực hành, khả năng tư duy biện chứng. Từ đó, giúp các em có những nhận định, đánh giá khách quan, khoa học, cơng bằng đối với các nhân vật.

2.1.2 Nội dung lịch sử cần hình thành cho học sinh khi đánh giá các nhân vật trong DHLS Việt Nam giai đoạn 1858 - 1918

STT Nhân vật Nội dung đánh giá

1 Tự Đức

(1829 – 1883)

- Là người thơng minh, nổi tiếng học rộng, văn hay, có tấm lịng hiếu thảo.

- Đã nhận thấy u cầu phải đổi mới canh tân đất nước, tuy nhiên là người thiếu quyết đốn, tầm nhìn hạn chế.

- Tự Đức là người phải chịu trách niệm chính trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.

2 Nguyễn Trường Tộ (1828 – 1871)

- Là người có tấm lịng u nước, ln mong muốn đổi mới canh tân đất nước.

- Là người học rộng, hiểu nhiều, có tư duy vượt hơn hẳn những người cùng thời.

3 Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873)

- Là danh tướng, một nhà quân sự nổi tiếng, có lịng trung qn, ái quốc, anh hùng, dũng cảm, quyết hi sinh để giữ trịn khí tiết

- Ơng cịn là người am hiểu về kinh tế, có năng lực tổ chức, thực hiện, biết quan tâm đến đời sống của nhân dân.

4 Trương Định (1820 - 1864)

- Là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh miền Đơng Nam kì

- Là người có có lịng u nước nồng nàn, anh hùng, dũng cảm, người thông minh, cương nghị,…

5 Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)

- Nguyễn Đình Chiểu là một một nhân cách cao đẹp. là người hết lịng vì dân vì nước.

- Những sáng tác thơ văn của ơng bày tỏ sự căm ghét quân địch, bọn bán nước, đầu hàng cổ vũ phong trào kháng chiến của nhân dân.

6

Phan Thanh Giản (1796 – 1867)

- Ưu điểm: Là người học rộng, văn hay, có lịng u nước, mong muốn canh tân, đổi mới đất nước, tính cách cương trực, khẳng khái, hiếu nghĩa, thanh liêm

- Hạn chế: thực hiện đường lối sai lầm: cầu hòa, chuộc đất, không nhận thức được bộ mặt xâm lược của Pháp.

7

Hoàng Diệu (1829 - 1882)

- Nổi tiếng là người cương trực, là người có lịng u nước, quyết tâm tiến hành kháng chiến đến cùng.

- Bi kịch của Hoàng Diệu, cũng là bi kịch chung của cả triều đình phong kiến ở giai đoạn suy tàn.

8

Đờ Cuôcxy - Là kẻ thâm độc nham hiểm, thủ đoạn hèn hạ, thái độ kiêu căng ngạo mạn, xấc láo, xâm phạm trắng trợn chủ quyền của quốc gia dân tộc.

9

Hàm Nghi (1871 – 1943)

- Là ông vua yêu nước, thương dân, có thái độ chống Pháp kiên quyết.

- Là linh hồn của phong trào Cần vương, là ngọn cờ tập hợp, là trung tâm đoàn kết nhân dân và văn thân sĩ phu và nhân dân cả nước.

10

Tôn Thất Thuyết (1839 – 1913)

Tơn Thất Thuyết là một người có tài, thơng minh, mưu lược, đứng đầu phe chủ chiến. Đối với đất nước, ơng tiêu biểu cho ý chí chiến đấu ngoan cường.

Cùng với vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết là người khởi xướng và lãnh đạo phong trào Cần Vương trong giai đoạn đầu.

11 Phan Đình Phùng (1847 - 1895)

Học rộng, tài cao, giữ chức vụ quan trọng trong triều, cương trực thẳng thắn, ln vì dân, biết dựa vào dân, luôn kiên quyết chiến đấu chống Pháp đến cùng.

người đã đưa cuộc khởi nghĩa phát triển thành một phong trào có quy mơ rộng lớn, đấu tranh kiên trì bền bỉ, gây cho Pháp nhiều thiệt hại.

12 Cao Thắng (1864-1893)

- Cao Thắng không những là một nhà chỉ huy quân sự đầy mưu lược, nhà chỉ đạo tổ chức thực tiễn tài giỏi mà còn là một kĩ sư tài năng. Là trợ thủ số một của Phan Đình Phùng, người có vai trị đưa cuộc khởi nghĩa phát triển lên một giai đoạn mới.

13 Nguyễn Thiện Thuật

(1844-1926)

Là người thơng minh, mưu lược, có lịng u nước, thương dân, là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, với lối đánh linh hoạt, cơ động gây cho Pháp nhiều thiệt hại. 14 Phạm Bành

(1827-1887)

Đinh Cơng Tráng (1842 - 1887)

Đều là những người có lịng u nước sâu sắc, thiết tha với vận mệnh của dân tộc không tham vinh hoa phú quý, quyết tâm kháng chiến chống Pháp đến cùng. Là lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Ba Đình.

15 Hồng Cao Khải (1850–1933)

Hồng Cao Khải là tay sai, cộng tác đắc lực của thực dân Pháp, đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân ta. Tuy nhiên Hồng Cao Khải là người có tài năng trên nhiều lĩnh vực như văn học, sử học...

16 Nguyễn Thân (1840 – 1914)

Nguyễn Thân là một võ quan nhà Nguyễn, là kẻ hung ác, hiểm độc là một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp đàn áp hèn hạ, dã man các cuộc cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân.

17 Trương Quang Ngọc (? - 1893)

Kẻ phản bội, đầu hàng thực dân Pháp, đã hèn mạt đã dẫn đường cho Pháp đến bắt vua Hàm Nghi.

18 Hoàng Hoa Thám (1858 – 1913)

Là lãnh tụ xuất sắc, linh hồn của của phong trào nơng dân n Thế. Ơng đã khiến cho bọn thực dân Pháp ở Bắc Kì sợ đến “Bạc cả đầu”

Là người có lịng u nước, thơng minh, dũng cảm, lắm mưu lược, được mệnh danh là Hùm thiêng Yên Thế.

19 Phan Bội Châu (1867 – 1940)

Ơng là một nhà nho u nước có nhiều quan điểm tiến bộ. Có thể xem ơng là một trong những người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ 20. Ông là người khởi xướng phong trào Duy Tân, và hoạt động của phong trào Đơng Du. Ơng là một trong số những nhà văn lớn của

văn học Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 20

Tư tưởng cứu nước của ơng có những hạn chế: ơng chưa nhận thức rõ bản chất của kẻ thù.

20 Phan Châu Trinh (1872 – 1926)

Phan Châu Trinh là một con người hoạt động, một chí sĩ yêu nước nồng nhiệt, dũng cảm, bất khuất, có đầu óc tổ chức và đầy sáng kiến, có những chủ trương dứt khốt và mạnh bạo. Có thể xem ơng là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ 20.

Hạn chế: ảo tưởng vào kẻ thù 21 Lương Văn Can

(1854-1927)

Là người yêu nước, học rộng, tài cao, tính khí cương trực khẳng khái, khơng tham vinh hoa phú q.

Giữ vị trí quan trọng trong hoạt động của trường Đông Kinh nghĩa thục, là người cổ vũ cho phong trào duy tân. Thái Phiên

(1882 - 1916) Trần Cao Vân (1866 - 1916)

Hai ông là những nhà hoạt động cách mạng tiêu biểu, có lịng u nước, quyết tâm chống Pháp. Cả hai người đều giữ vai trò lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại Trung kỳ.

22 Vua Duy Tân (1900 – 1945)

Sớm có lịng u nước, sớm bộc lộ ý chí quyết tâm cứu nước, giải phong dân tộc.

Là con người có trí thơng minh, lịng dũng cảm, có một ý chí và nghị lực phi thường.

23 Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn) (1881 – 1918)

Đội Cấn là một thủ lĩnh trong khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên chống Thực dân Pháp năm 1917. Đội Cấn là hình ảnh tiêu biểu cho lịng u nước của binh lính Việt Nam trong qn đội Pháp. Ông là người gan dạ, dũng cảm, quyết hi sinh để giữ trịn khí tiết.

24 Nguyễn Tất Thành (1890 – 1969)

Sớm có lịng u nước, sớm bộc lộ ý chí quyết tâm cứu nước, giải phóng dân tộc.

Là con người có trí thơng minh, lịng dũng cảm, có ý chí và nghị lực phi thường.

Một phần của tài liệu Hình thành kĩ năng đánh giá nhân vật lịch sử lớp 11 (Trang 31 - 35)

w