Tái hiện hoàn cảnh lịch sử và những yêu cầu của thời đại

Một phần của tài liệu Hình thành kĩ năng đánh giá nhân vật lịch sử lớp 11 (Trang 37 - 39)

6. Cấu trúc của đề tài

2.4.1 Tái hiện hoàn cảnh lịch sử và những yêu cầu của thời đại

Việc tái hiện lại kiến thức lịch sử nói chung, tái hiện bối cảnh lịch sử nói riêng được biểu hiện dưới ba hình thức: nhận lại, nhớ lại và hình dung tưởng tượng lại. Nó có ý nghĩa quan trọng trong DHLS, đặc biệt trong HTKN đánh giá các nhân vật. Bởi lẽ, hồn cảnh lịch sử bao gồm thời gian, khơng gian và các sự kiện có liên quan đến nhân vật. Thời đại nhân vật sống có ảnh hưởng to lớn tới hoạt động của nhân vật. Khi hình thành mối liên hệ giữa nhân vật với thời gian sẽ giúp HS có biểu tượng tồn diện hơn về nhân vật, từ đó có thể đánh giá đúng đắn về nhân vật. Việc tạo xác lập mối liên hệ giữa nhân

vật và không gian sẽ giúp HS hiểu rõ hơn ảnh hưởng của địa hình, truyền thống dân cư, đặc điểm kinh tế xã hội tới hoạt động của nhân vật, từ đó HS có thể đánh giá được nhân vật. Vì vậy “Khi xem xét, đánh giá một nhân vật

cần đặt trong bối cảnh lịch sử nhất định” [19; 228]. Việc tái hiện lại bối cảnh lịch sử giúp HS có biểu tượng cụ thể về nhân vật tránh được những sai lầm như giai thoại, dật sử, hiện đại hóa lịch sử, làm cơ sở cho việc đánh giá đúng vai trò của nhân vật với thời đại họ đang sống và với lịch sử. Biện pháp này chính là sự vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lơgic vào q trình DHLS ở nhà trường phổ thơng.

Để HTKN đánh giá nhân vật thông qua tái hiện bối cảnh lịch sử và yêu cầu của thời đại, theo chúng tơi GV có thể hướng dẫn HS tiến hành các bước sau: Bước thứ nhất, GV sử dụng phương pháp miêu tả, tường thuật kết hợp với giải thích, nêu đặc điểm để giúp HS tái hiện mối liên hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh lịch sử và những yêu cầu của thời đại.

Để tái hiện lại bối cảnh lịch sử một cách cụ thể, sinh động, có hình ảnh, GV có thể sử dụng các loại tư liệu là các nội dung phần kênh chữ, kênh hình trong SGK, tranh ảnh, tài liệu lịch sử, các đoạn trích trong các tác phẩm văn học, các đoạn phim tư liệu… Đặc biệt lời nói sinh động, hấp dẫn giàu hình ảnh của GV khi tái hiện bối cảnh lịch sử có tác động rất lớn tới tình cảm của HS tạo cho các em một xúc cảm lịch sử là cơ sở để HTKN đánh giá nhân vật.

Bước thứ hai, GV tổ chức cho HS đánh giá nhân vật dựa trên hoàn cảnh lịch sử và những yêu cầu cả thời đại đã được tái hiện.

Ví dụ: Khi đánh giá về nhân vật Trương Định, Trước hết, GV sử

dụng biện pháp tường thuật kết hợp với khai thác kênh hình trong SGK, giúp HS tái hiện lại hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ:

Khi Pháp nổ súng đổ bộ lên Đà Nẵng, Trương Định đã tụ tập nghĩa dũng, phối hợp với quân triều đình ra nghênh chiến với giặc. Bọn Pháp phải thốt lên rằng: dọc sông Vàm Cỏ đâu đâu cũng thấy nghĩa quân của Trương Định. Vậy mà, đùng một cái lệnh vua ban ra Trương Định phải giải tán nghĩa quân và sang An Giang nhận chức lãnh binh.

Theo lệnh vua tức là phải từ bỏ kháng chiến, phải từ bỏ biết bao anh em đã cùng vào sinh ra tử ư? Phải chấp nhận để quê hương này bị giày xéo ư? Biết bao câu hỏi giày vị Trương Định. Một phút nao núng,

ơng đã đưa vợ con qua An Giang. Vào một đêm trăng, ông lặng lẽ lắp yên ngựa, âm thầm từ bỏ cuộc khởi nghĩa. Ai đó đã báo tin này cho nghĩa quân. Mọi người đổ ra, kẻ nắm cương, người quỳ bên chân ngựa. Cảm kích trước tấm lòng của nghĩa quân, Trương Định xuống ngựa trong tiếng reo hị của mọi người tơn ơng là Bình Tây đại ngun sối.

Bước tiếp theo, GV giúp HS tái hiện lại yêu cầu lịch sử lúc bấy giờ:

Yêu cầu lịch sử đặt ra đối với mỗi người dân Việt Nam yêu nước lúc này là phải cầm vũ khí, đứng lên chống lại thực dân Pháp xâm lược.

Thứ ba, thông qua bối cảnh lịch sử và những yêu cầu của thời đại, GV hướng dẫn HS đánh giá về Trương Định: Những việc làm của

Trương Định đáp ứng đúng yêu cầu của lịch sử lúc bấy giờ. Ơng là người có lịng u nước, thương dân, có trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước. Ơng là linh hồn của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Đơng Nam Kì.

Một phần của tài liệu Hình thành kĩ năng đánh giá nhân vật lịch sử lớp 11 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w