6. Cấu trúc của đề tài
2.4.2 Đối chiếu hoạt động của nhân vật với yêu cầu của lịch sử
Muốn đánh giá một nhân vật ta phải so sánh, đối chiếu những hoạt động của nhân vật với yêu cầu của lịch sử, xem nhân vật đáp ứng yêu cầu của thời đại đến mức độ nào. Việc đáp ứng yêu cầu của lịch sử của nhân vật là tiêu chí quan trọng để đánh giá những mặt tích cực cũng như hạn chế của nhân vật. Khi đối chiếu hoạt động của nhân vật với yêu cầu của lịch sử GV và HS cần tiến hành một số công việc cụ thể như:
Một là, GV trình bày hồn cảnh lịch sử, nhấn mạnh tới những yêu cầu của lịch sử đặt ra, cần phải giải quyết. Trong quá trình trình bày những yêu cầu của lịch sử giáo nhấn mạnh để HS hiểu rõ sự xuất hiện của nhân vật để giải quyết yêu cầu của lịch sử là điều tất yếu.
Sau khi trình bày nội dung hoàn cảnh lịch sử và những yêu cầu của thời đại, GV yêu cầu HS trình bày nội dung hoạt động của nhân vật nhằm giải quyết yêu cầu đó.
Cuối cùng, GV tổ chức cho HS tiến hành đối chiếu hoạt động của nhân vật với những yêu cầu của lịch sử, để thấy nhân vật đáp ứng đến mức độ nào yêu cầu lịch sử.
Ví dụ như, Khi đánh giá nhân vật vua Tự Đức, GV nhắc lại bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ: Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, chúng thực hiện quá trình xâm lược bằng cách kết hợp giữa các hoạt động quân sự và ngoại giao nhằm từng bước chiếm toàn bộ lãnh thổ nước ta.
GV nhấn mạnh yêu cầu của lịch sử, của đất nước đặt ra lúc này là phải đoàn kết toàn dân, kiên quyết tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm bằng con đương đấu tranh vũ trang truyền thống.
Sau đó GV hướng dẫn HS dựa vào sách giáo khoa, trình bày những việc làm cụ thể của Tự Đức:
- Tự Đức đã thực hiện chính sách đối ngoại sai lầm “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây, gây ra sự rạn nứt trong khối đoàn kết dân tộc.
- Khi thực dân Pháp nổ sung tấn công Đà Nẵng, ra chiếu kêu gọi nhân dân chống Pháp, sai Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam. - Năm 1860 cử Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy mặt trận Gia Định - Năm 1862 Phái phái Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Nam giảng hoà với Pháp ngày 9 tháng 5 năm Nhâm Tuất. Vua Tự Đức nhường ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp và phái Phan Thanh Giản vào trấn giữ ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ còn lại.
- Tự Đức, yêu cầu Lưu Vĩnh Phúc rút qn để khơng làm mất lịng người Pháp, tạo thuận lợi cho việc đàm phán, sau đó ký hồ ước năm Giáp Tuất 1874.
- Năm 1882, khi Pháp tấn công thành Hà Nội,Tự Đức vẫn yêu cầu quan qn hịa hồn, đàm phán với Pháp.
Từ đó GV cho HS đối chiếu những việc làm của Tự Đức với yêu cầu của lịch sử, để HS đánh giá đúng về nhân vật: với tư cách là người đứng đầu quốc gia,người chịu trách nhiệm chính đối với sự sinh tử tồn vong của quốc gia dân tộc,Tự Đức lại vì quyền lợi của giai cấp của dịng họ qn đi lợi ích dân tộc, mặc dù ban đầu có tiến hành kháng chiến nhưng đường lối thủ hiểm sai lầm, sau đó dần đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn, và
cuối cùng để thực dân Pháp chiếm toàn bộ nước ta.Tự Đức phải chịu trách nhiệm chính trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.
Với việc sử dụng biện pháp đối chiếu hoạt động của nhân vật với yêu cầu của lịch sử, GV vừa rèn luyện được kĩ năng đánh giá nhân vật của HS, vừa đảm bảo được những nội dung cơ bản của chương trình.