Những yêu cầu của các biện pháp hình thành kĩ năng đánh giá

Một phần của tài liệu Hình thành kĩ năng đánh giá nhân vật lịch sử lớp 11 (Trang 35 - 37)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3 Những yêu cầu của các biện pháp hình thành kĩ năng đánh giá

Việc xác định các biện pháp HTKN đánh giá nhân vật cho HS trong DHLS ở trường THPT cần đảm bảo những yêu cầu sau:

* Đảm bảo tính chính xác, khoa học của việc đánh giá nhân vật

Đây là nguyên tắc quan trọng cần phải tuân thủ trong việc HTKN đánh giá nhân vật cho HS. Bởi lẽ mục tiêu của quá trình dạy học là giúp HS hiểu biết đúng đắn khách quan quá khứ lịch sử, nhằm khơi phục lại nó một cách chân thực, khách quan, khoa học nhất.

Tính khoa học trong đánh giá các NVLS xoay quanh các vấn đề về ý nghĩa tiến bộ hay phản động của các NVLS của các thời đại, ý nghĩa đóng góp của học với sự phát triển của xã hội…phải đảm bảo quan điểm lịch sử, đánh giá dựa trên những chứng cứ khoa học, sự kiện chân xác, tránh xuyên tạc, bóp méo hay hiện đại hóa lịch sử.

* Thể hiện tính tư tưởng trong đánh giá các nhân vật lịch sử

Việc HTKN đánh giá NVLS cho HS phải quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử.

Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, cịn cá nhân cũng có vai trị quan trọng trong lịch sử (có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội). Việc đánh giá nhân vật cần có những biện pháp giúp HS tránh được những quan điểm sai lầm, sùng bái cá nhân, thần thánh hóa nhân vật, coi NVLS là người quyết định sự phát triển đi lên của lịch sử, quên đi vai trò của quần chúng nhân dân.

Đồng thời, mỗi NVLS sống trong một thời đại nhất định, nên không thể tránh khỏi hạn chế của giai cấp, của thời đại mình. Vì vậy khi đánh giá một NVLS GV cần hướng dẫn HS đặt nhân vật trong mối quan hệ với giai cấp và với thời đại nhân vật sống, để lí giải động cơ, hành động, tính chất tiến bộ hay phản động của nhân vật.

Phải đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính đảng trong đánh giá về NVLS. Sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học là biểu hiện cao nhất của tính tư tưởng trong dạy học lịch sử.

* Đảm bảo tính giáo dục và phát triển kĩ năng, phù hợp với nhận thức của học sinh

Việc dạy HTKN đánh giá các NVLS không phải chỉ nhằm cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về nhân vật mà còn phải thực hiện chức năng giáo dục. Chức năng này phải được tiến hành tự nhiên, không gượng ép, không công thức, áp đặt khô khan giáo điều.

Việc HTKN đánh giá NVLS phải phù hợp với yêu cầu và khả năng nhận thức của HS mỗi lớp, mỗi cấp học. Đây là nguyên tắc quan trọng trong q trình DHLS. Nó khắc phục được sự q tải cũng như việc hạ thấp trong các biện pháp. Tính vừa sức ở đây khơng có nghĩa là GV đề ra các biện pháp mà HS có thể dễ dàng thực hiện, mà thể hiện ở những yêu cầu cao hơn một cách vừa sức với khả năng của các em, qua đó địi hỏi các em phải tích cực độc lập, chủ động, sáng tạo khi đánh giá các NVLS.

* Biện pháp HTKN đánh giá nhân vật phải nhằm mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn

Việc học tập bộ môn lịch sử ở nhà trường phổ thông yêu cầu phải đạt hiệu quả cao cả về ba mặt: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, phù hợp với nhận thức và lứa tuổi của HS. Cùng với việc cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức cơ bản về lịch sử loài người và lịch sử dân tộc, việc HTKN đánh giá nhân vật giúp các em phát huy được tính tích cực, độc lập chủ động sáng tạo trong nhận thức, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, niềm tin, đem lại niềm vui, sự hứng thú cho HS, góp phần vào việc đổi mới nội dung và phương pháp học tập lịch sử.

2.4 Một số biện pháp HTKN đánh giá nhân vật cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam, lớp 11 THPT (chương trình chuẩn)

Một phần của tài liệu Hình thành kĩ năng đánh giá nhân vật lịch sử lớp 11 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w