6. Cấu trúc của đề tài
2.4.4 Sử dụng những câu nói nổi tiếng của nhân vật
Việc sử dụng câu nói nổi tiếng của nhân vật cũng góp phần quan trọng vào việc rèn luyện kĩ năng đánh giá nhân vật. Bởi lẽ khi đánh giá một NVLS ta khơng chỉ căn cứ vào hồn cảnh lịch sử, thời đại mà nhân vật sống mà còn phải dựa vào những hành động, cử chỉ, đặc biệt là lời nói của nhân vật của nhân vật. Những câu nói nổi tiếng có tác động sâu sắc tới tư tưởng, tình cảm cũng như nhận thức của các em, khiến cho việc đánh giá của các em khơng đơn thuần là nhận thức lí tính mà bao hàm trong đó là cả lịng kính u, sự tơn trọng và thậm chí là cả sự căm thù, khinh bỉ.
Việc sử dụng những câu nói nổi tiếng để rèn luyện kĩ năng đánh giá nhân vật, cần thực hiện theo các bước sau:
Bước thứ nhất, GV cần lựa chọn những câu nói tiêu biểu, bộc lộ đầy đủ phẩm chất của nhân vật, có khả năng tác động sâu sắc tới tư tưởng tình cảm của HS, giúp HS qua đó có thể đánh giá được nhân vật.
Bước hai, khi dạy đến nhân vật cần đánh giá, GV kết hợp việc trình bày câu nói nổi tiếng đó với các biện pháp miêu tả,tường thuật, nêu đặc điểm, giải thích để HS có biểu tượng chân thực rõ ràng, hình thành được những khái niệm cơ bản về nhân vật.
Bước ba, GV tổ chức đánh giá nhân vật của HS thông qua việc giải thích ý nghĩa nội dung câu nói, hoặc u cầu HS tự giải thích nội dung câu nói đó. Thơng qua đó GV hướng dẫn HS đánh giá nhân vật.
Ví dụ: Khi đánh giá về nhân vật Nguyễn Trung Trực, GV có thể sử dụng câu nói nổi tiếng của ơng kết hợp với việc sử dụng biện pháp tường thuật:
Tháng 9, tầu Gơêlăng của địch và một đại đội lính Mã tà, do tên Đội Tấn chỉ huy ra Phú Quốc. Trực cùng với 300 nghĩa quân chiến đấu
hết sức anh dũng. Sau hai trận huyết chiến, Trực bị bắt đem về Sài Gòn. Đơ đốc Ơ-hi-ê ra sức dụ dỗ mua chuộc. Trực chỉ nhìn khinh bỉ. Lúc bị tra hỏi Trực vẫn giữ thái độ anh hùng.
- Giặc hỏi: Anh tên là gì?
- Trực cười đáp: Ta là quản Lịch, người đã đốt tàu “Hy vọng” của chúng bay - Trực quay sang nói với tên thơng ngơn (kẻ mà Trực đã cứu mạng):
Ta đã cứu mạng cho nhà ngươi thì nay nhà ngươi là thơng ngơn, chắc có ít nhiều thần thế, ngươi hãy xin cho ta bị bắn chết đi, càng sớm càng tốt
- Trả lời tên Pi-kê đang hạch hỏi, Trực nói:
“Phận ta đã xong, ta khơng cứu được nước ta, ta chỉ u cầu có một việc là chúng bay giết ta ngay đi”.
Dụ mãi khơng được chúng đem Ơng ra chém, câu nói cuối cùng của người anh hùng dân tộc đó là: “Bao giờ người Tây nhổ hết có ngước Nam
thì mới hết người Nam đánh Tây”
Bước tiếp theo, GV giải thích hoặc cho HS tự giải thích ý nghĩa của câu nói trên. Trên cơ sở đó GV giúp các em đánh giá về nhân vật Nguyễn Trung Trực.
Việc sử dụng câu nói nổi tiếng của nhân vật, có tác động sâu sắc đến nhận thức cũng như tình cảm của các em. Nó khơng chỉ hình thành ở các em biểu tượng chân thực, chính xác về nhân vật mà còn rèn luyện cho các em kĩ năng đánh giá về nhân vật một cách đúng đắn, khách quan, khoa học. Bên cạnh việc sử dụng câu nói nổi tiếng, GV cịn có thể sử dụng những câu nói, nhận xét, đánh giá về nhân vật để HTKN đánh giá nhân vật cho HS. Những nhận định, đánh giá ở đây có thể là của những người cùng thời hoặc của những người bên kia trận tuyến và của cả các nhà nghiên cứu lịch sử sau này. Thơng quan những đánh giá đó mà HS học tập được cách thức đánh giá một nhân vật từ đó tự xây dựng cho mình một thang tiêu chí đánh giá riêng phù hợp với trình độ nhận thức của bản thân.
Khi tiến hành cơng việc này GV có thể sử dụng biện pháp trao đổi đàm thoại, dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của HS:
Sau khi cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về bối cảnh lịch sử, về những việc làm của Phan Thanh Giản, GV có thể nêu ra các đánh giá của Vua Tự Đức “Kẻ tội đồ khơng chỉ của triều đình mà cịn của cả ngàn thu” hay những nhận định của các nhà sử học trước đây như “Làm quan đến cực phẩm triều đình, học rộng văn hay đến mức vua Tự Đức thường khen là cổ nhã, vì nước quên mình, vì nghĩa quên thân, nhân đức bủa đến kẻ thôn phu, thanh bạch cho đến chết, trừ cụ Phan chắc khơng có ai, cụ thực là bậc đại hiền”, Hay đánh giá của người Pháp: “Ông là người xuất chúng, trung thành với quân vương, và để tự trừng phạt điều mà sức ông đã không thể ngăn cản, đã không thể ngăn cản ông từ chối các đề nghị trọng hậu của kẻ thắng, và với một thái độ bình thản của một cổ nhân La Mã, uống thuốc độc tự tử” Đánh giá của các nhà sử học hiện nay: “Phan Thanh Giản là một phẩm giá, một nhân cách cao quý của một người nặng lòng trung quân ái quốc, nhưng do hạn chế của giai cấp và của thời cuộc cuối cùng ông đã lâm vào bế tắc. Đó cũng là sự bế tắc của cả triều đình phong kiến Việt Nam”
Sau đó GV đặt câu hỏi cho HS: Em có suy nghĩ gì về những đánh giá của vua Tự Đức và các sử gia? Em có đồng tình với cách đánh giá nào? Nếu em là một nhà sử học, em sẽ đánh giá nhân vật Phan Thanh Giản như thế nào?
Việc sử dụng các biện pháp như vậy vừa rèn luyện cho các em kĩ năng đánh giá NVLS, vừa phát huy được tính tích cực của HS tạo hứng thú học tập lịch sử cho HS, tránh việc áp đặt khơ khan, mang tính giáo điều.