6. Cấu trúc của đề tài
2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam lớp
2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần Lịch sử Việt Namlớp 11 THPT (chương trình chuẩn) lớp 11 THPT (chương trình chuẩn)
2.1.1 Vị trí
Chương trình lịch sử lớp 11 THPT(chương trình chuẩn) gồm ba phần: - Phần lịch sử thế giới Cận đại (phần tiếp theo)
- Lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945) - Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
Nội dung sách giáo khoa lớp 11 THPT (chương trình chuẩn) phần Lịch sử Việt Nam gồm có hai chương:
Chương 1: Việt Nam từ đầu năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX
Chương 2: Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất Nội dung hai chương giúp HS nhận thức tồn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918 trải qua các thời kì: Thời kì đấu tranh để bảo vệ nền độc lập của dân tộc 1858 - 1884; thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc dưới ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến 1885 – 1896; Cuộc khai thác, bóc lột thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam. Đây cũng là thời kì diễn ra cuộc vận động yêu nước và cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX và phong trào yêu nước trong chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918… Nội dung chương trình lịch sử Việt Nam giai đoạn này cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển khả năng tư duy độc lập sáng tạo, đặc biệt là kĩ năng nhận xét, phân tích, đánh giá các sự kiện, NVLS.
2.1.2 Mục tiêu
* Về kiến thức: Qua phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 – 1918 giúp HS nắm vững những kiến thức cơ bản sau:
- Biết được sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn, ý đồ và âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
- Trình bày được tóm tắt q trình xâm lược của thực dân Pháp và các giai đoạn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, hiểu được nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của các cuộc đấu tranh đó.
- Biết được những nội dung cơ bản của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, và tác động của nó đến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Nắm được nguyên nhân và diễn biến của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX và các phong trào đấu tranh trong chiến tranh thế giới I. Đặc biệt là, sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới thông qua buổi đầu hoạt động của Nguyễn Tất Thành.
* Về thái độ: Giáo dục HS niềm tự hào về truyền thống đấu tranh
bảo vệ độc lập dân tộc, lòng biết ơn với các anh hùng dân tộc, sự kính trọng đối với những tấm gương hi sinh anh dũng. Từ đó hình thành ở HS ý thức trách nhiệm của bản thân với đất nước. Đồng thời, hình thành ở các em lịng u nước, tinh thần đấu tranh vì độc lập của tổ quốc, căm thù bọn thực dân xâm lược, những tên Việt gian, bán nước.
* Về kĩ năng: Rèn luyện ở HS năng lực vận dụng các kiến thức tổng
hợp để hiểu kiến thức mới và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó, phát triển các năng lực tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá các sự kiện, NVLS, rèn luyện năng lực thực hành bộ môn như (vẽ bản đồ, sơ đồ, lập niên biểu, bảng biểu, làm sa bàn…).
2.1.3 Nội dung
Nội dung của chương trình Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 – 1918 gồm những kiến thức cơ bản sau:
Từ giữa thế kỉ XIX xã hội Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Điều đó tạo điều kiện cho thực dân Pháp có điều kiện xâm lược Việt Nam. Trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam triều đình nhà Nguyễn đi hết từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tạo
điều kiện cho Pháp lấn dần, mở rộng phạm vi chiếm đóng. Đồng thời thực dân Pháp cũng vấp phải một phong trào kháng chiến mạnh mẽ sôi nổi của nhân dân ta. Nhiều trung tâm kháng chiến được hình thành đấu tranh với hình thức phong phú, quyêt liệt.
Sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa trên quy mơ lớn. Cuộc khai thác bóc lột thuộc địa làm cho tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam có sự biến đổi sâu sắc.
Vào đầu thế kỉ XX, trước những biến đổi của tình hình, các sĩ phu yêu nước, tiến bộ đã mạnh dạn tiếp thu tư tưởng mới, dẫn tới sự bùng nổ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX tiêu biểu như Đông Du, Duy Tân, Đông kinh nghĩa thục... Mặc dù thất bại song phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đã mở ra một thời kì và một hướng đi mới cho phong trào yêu nước trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nội dung lịch sử Việt Nam giai đoạn này giúp HS nhận thức được đúng đắn quy luật phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử của dân tộc nói riêng. Từ đó, có thể giúp HS HTKN đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử nói chung, kĩ năng đánh giá nhân vật nói riêng.