So sánh nhân vật này với nhân vật khác

Một phần của tài liệu Hình thành kĩ năng đánh giá nhân vật lịch sử lớp 11 (Trang 41 - 43)

6. Cấu trúc của đề tài

2.4.3 So sánh nhân vật này với nhân vật khác

Theo từ điển tiếng Việt: So sánh là nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém. Trong DHLS so sánh là xác định sự giống và khác nhau của các sự vật và hiện tượng của hiện thực. Trong học tập của HS, so sánh giữ một vị trí quan trọng là một việc làm có mục đích. Việc so sánh được sử dụng nhằm mục đích: Nghiên cứu các đặc trưng, các mối liên hệ, quan hệ chung và giống nhau giữa các sự vật khi các sự vật đó khác nhau về một mặt nào đó; So sánh các sự vật hiện tượng có một cái gì chung, một cái gì giống nhau; So sánh các sự vật hiện tượng theo một đặc trưng chung nhất định nào đó trong mối quan hệ nào đó.

“Nhờ so sánh, người ta có thể nghiên cứu những đặc trưng, những quan hệ giống nhau và khác nhau, bề ngồi và có thể trực tiếp quan sát được các sự vật hiện tượng, cũng như những dấu hiệu bên ngồi, bên trong, khơng trực tiếp nhận thức được chỉ hiện ra trong hoạt động tư duy của HS”[15;6]. Khi đánh giá NVLS ta có thể tiến hành so sánh nhân vật đó

với các nhân vật khác, có nghĩa là đặt nhân vật đó trong các mối tương quan, đối sánh lẫn nhau giúp HS thấy rõ sự khác biệt giữa các nhân vật, từ đó có những nhận định, đánh giá đúng đắn về nhân vật.

Để giúp HS có thể so sánh được các nhân vật, phục vụ cho việc HTKN đánh giá, GV có thể tiến hành theo các bước như sau:

Thứ nhất, GV lựa chọn nhân vật cần so sánh, đối chiếu. Đó có thể là những nhân vật có phẩm chất tương đồng hoặc trái ngược với nhân vật cần đánh giá, qua đó thấy rõ hơn bản chất của nhân vật cần đánh giá. Cần lưu ý các nhân vật phải ở trong cùng một thời kì lịch sử. Ví dụ như, so sánh một

chiến sĩ cách mạng với một tên thực dân tay sai hoặc giữa những người yêu nước với bọn thực dân bán nước.

Thứ hai, GV hướng dẫn HS trình bày các hoạt động, các sự kiện liên quan đến các nhân vật trên, việc trình bày phải có tính hình ảnh và hình thành được xúc cảm lịch sử ở HS.

Thứ ba, GV hướng dẫn HS so sánh, đối chiếu hoạt động của các nhân vật dựa trên một hệ thống những tiêu chí nhất định, từ đó hồn thành việc đánh giá về nhân vật.

Trong q trình so sánh, GV có thể kết hợp với việc hình thành cho HS những kiến thức cơ bản cho HS, đồng thời phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của các em, tránh việc so sánh một cách khô khan, máy móc, hoặc mang tính áp đặt, gị ép.

Ví dụ: Khi đánh giá về nhân vật Nguyễn Trường Tộ

GV có thể chọn các nhân vật để so sánh với Nguyễn Trường Tộ. Đó là vua Tự Đức, các quan lại cùng xu hướng cải cách như Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ, Phan Thanh Giản, hoặc đại bộ phận quan lại khác trong triều…

GV có thể yêu cầu HS đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị trước ở nhà, hoặc có thể cung cấp cho HS nội dung tư tưởng cải cách của từng nhân vật trên. Sau đó tổ chức cho HS so sánh các nhân vật để thấy cùng là quan lại trong triều, cùng chứng kiến những biến đổi của tình hình trong và ngồi nước nhưng cả triều đình Huế vẫn duy trì sự bảo thủ lạc hậu, chỉ riêng Nguyễn Trường Tộ là người có khả năng đề xướng tư tưởng đổi mới canh tân đất nước. Đồng thời những cải cách của Ơng mang tính tồn diện nhất, có giá trị nhất…

Từ đó, GV tổ chức cho HS đánh giá về nhân vật Nguyễn Trường Tộ. Để HS tự thấy đây là con người có tư tưởng canh tân tiến bộ, vượt trên so với những người cùng thời. Những tư tưởng đổi mới của ông thể hiện tấm lòng của một con người muốn đem tài năng, sức lực ra phục vụ đất nước. Tuy nhiên trong bối cảnh lịch sử nước ta cuối thế kỉ XIX, thì sự thất bại của Nguyễn Trường Tộ cũng là điều tất yếu.

Khi tiến hành so sánh hành động của các nhân vật cần chú ý những điểm sau: Không phải bất cứ NVLS nào GV cũng có thể đem ra so sánh; Muốn so sánh được GV phải nắm vững lập trường quan điểm, nắm vững những sự kiện liên quan đến nhân vật; Không nên so sánh các nhân vật ở thời đại trước với thời đại sau, những nhân vật ở các thời đại khác nhau.

Một phần của tài liệu Hình thành kĩ năng đánh giá nhân vật lịch sử lớp 11 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w