- Quy trình tín dụng:
Biểu đồ 3.6: Quy trình tíndụng tại ACB-chi nhánh Hưng Yên
* Quy trình thẩm định:
+ Tiếp nhận nhu cầu và hướng dẫn hồ sơ tín dụng: Nhân viên tín dụng (NVTD) tìm hiểu nhu cầu khách hàng, xác định nhu cầu của khách hàng một cách chính xác sẽ giúp cho NVTD hướng dẫn, tư vấn chính xác cho khách hàng sản phẩm vay phù hợp, thời hạn cũng như phương thức vay, đồng thời hướng dẫn các hồ sơ cần thiết cho việc cấp tín dụng.
+ Thẩm định hồ sơ vay: Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ tín dụng do khách hàng cung cấp, nhân viên tín dụng (NVTD) sẽ tiến hành phân tích hồ sơ và đưa ra các đề xuất cấp tín dụng. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình xét cấp tín dụng. Việc phân tích hồ sơ vay được xem xét trên nhiều phương diện nhưng hai yếu tố quan trọng nhất thường được xem xét đến là kinh nghiệm của người vay trong lĩnh vực
kinh doanh và tính khả thi, hiệu quả của phương án kinh doanh (liên quan đến khả năng trả nợ của khoản vay).
+ Phê duyệt khoản vay: Trên cơ sở đề xuất cấp tín dụng của NVTD, các cấp xét duyệt sẽ tiến hành xem xét và đưa ra quyết định cho vay. Việt xem xét cấp tín dụng tại ACB được thực hiện theo 02 cơ chế: cơ chế chuyên viên và cơ chế tập thể.
Chuyên viên phê duyệt tín dụng là các cá nhân được phân quyền phê duyệt
một số sản phẩm vay nhất định, theo những điều kiện nhất định. Thẩm quyền phê duyệt của chuyên viên được phân công tăng dần theo cấp chuyên viên từ bậc 1 đến bậc 7.
Cơ chế phê duyệt tập thể của ACB được thực hiện thơng qua Ủy Ban tín
dụng, Trung Tâm Phê Duyệt tín dụng, các Ban tín dụng. Ủy Ban Tín Dụng là cơ quan quyết định cao nhất trong hoạt động tín dụng tại ACB. Ban tín dụng các cấp được thành lập và phân quyền cụ thể tuỳ theo quy mơ hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng cũng như kinh nghiệm của các thành viên Ban tín dụng tại từng khu vực.
* Quy trình giải ngân
+ Ký kết hợp đồng tín dụng: Sau khi có phê duyệt đồng ý cấp tín dụng của các cấp tín dụng, ACB và khách hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản đảm bảo và các hợp đồng khác có liên quan.
+ Hướng dẫn hồ sơ và giải ngân: Sau khi hoàn thiện các thủ tục ký kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản, các nhân viên nghiệp vụ của ACB sẽ hướng dẫn khách hàng chi tiết các hồ sơ để nhận nợ bao gồm khế ước nhận nợ, các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay…và tiến hành giải ngân cho khách hàng.
* Quy trình kiểm tra giám sát trong khi cho vay
+ Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng: Việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng được thực hiện thông qua việc kiểm tra chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn (hợp đồng, hố đơn, các giấy tờ khác) theo quy định cụ thể của ACB đối với từng sản phẩm vay cụ thể. Đồng thời còn bao gồm cả việc
kiểm tra thực tế xem đối tượng được ACB tài trợ (hàng hoá, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và các tài sản khác) đã được hình thành và đưa vào sử dụng đúng mục đích mà khách hàng đề ra chưa.
+ Kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: Việc kiểm tra này nhằm
mục đích giúp ngân hàng theo dõi sát được hoạt động kinh doanh của khách hàng, kịp thời nắm được những khó khăn trong kinh doanh, từ đó đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng. Việc kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng được quy định cụ thể đối với từng loại hình vay. Hiện tại, theo quy định của ACB thì thời hạn kiểm tra tối thiểu đối với các khoản vay ngắn hạn là 03 tháng/lần, còn đối với các khoản vay trung dài hạn thì tối thiểu 06 tháng/lần.
Việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng đều được lập thành văn bản và được lưu trữ đầy đủ trong hồ sơ của khách hàng.
* Quy trình thu hồi và xử lý nợ
+ Thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi khi đến hạn: Ngồi đội ngũ nhân viên tín dụng và các nhân viên nghiệp vụ phụ trách quản lý hồ sơ vay là những người có trách nhiệm chính trong việc nhắc nhở, đốc thúc khách hàng trả nợ gốc và nợ lãi khi đến hạn, thì hiện tại, cịn có sự tham gia hỗ trợ của Trung tâm thu nợ thuộc hai khối Khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Ngoài ra, ACB cũng đã nghiên cứu và triển khai thành công đối với khách hàng cá nhân dịch vụ gửi thông báo các khoản vay đến hạn để nhắc nhở khách hàng.
+ Thực hiện thu nợ: việc này sẽ được thực hiện khi khoản vay đến hạn thanh tốn hoặc khi khách hàng có nhu cầu trả nợ trước hạn.
+ Chuyển nợ quá hạn: Trong trường hợp khách hàng khơng có khả năng trả đủ gốc và/hoặc lãi khi đến hạn thanh toán thì ACB sẽ thực hiện chuyển nợ nhóm đối với khách hàng theo đúng các quy định có liên quan của NHNN.
+ Xử lý các khoản nợ quá hạn: Trong trường hợp các khoản vay khơng có khả năng
trả nợ. Khi đó, ACB sẽ căn cứ vào hợp đồng cầm cố, thế chấp giữa hai bên để tiến hành xử lý tài sản thế chấp và thu hồi nợ vay cho ngân hàng.
Mọi chi nhánh, phòng giao dịch đều phải có nghĩa vụ phải tuân thủ đầy đủ, đúng theo quy trình cấp tín dụng được ban chính sách Hội Sở đề ra. Thực tế ACB- CN Hưng Yên là kênh phân phối cấp 1 thuộc hệ thống Ngân hàng ACB, vì vậy quy trình, thủ tục cấp tín dụng cũng phải tuân theo định hướng, chính sách đã được Hội Sở đề ra.
c. Quản lý rủi ro
Chi nhánh ngân hàng ACB Hưng Yên tuân thủ theo quy định về Quản lý rủi
ro tín dụng của Hội sở Ngân hàng Á Châu – ACB. Quy định của hội sở về trích lập
dự phòng tuân theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN - quyết định về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong họat động ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn đối với chi nhánh Hưng Yên và các kênh phân phối không được vượt quá 2% trên tổng dư nợ, kiểm soát sát xao hoạt động kinh doanh sau giải ngân, đề xuất phương án tín dụng nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường trong hoạt động.
Việc phân loại nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 và trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện trong thời hạn 10 ngày làm việc đầu tiên của thán tiếp theo, chi nhánh Hưng Yên thực hiện phân loại nợ gốc đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng trước. Riêng với tháng 12, thời hạn chỉ trong vòng 5 ngày làm việc đầu tiên của tháng 1.
* Theo đó, dự phịng rủi ro gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể:
- Dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
- Dự phịng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại nợ để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng nhóm nợ. Việc phân nhóm được tuân theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể tại ACB-CN Hưng Yên như sau:
Nợ nhóm 1: 0% Nợ nhóm 2: 5%
Nợ nhóm 3: 20% Nợ nhóm 4: 50% Nợ nhóm 5: 100%
* Ngun tắc tính số tiền dự phịng được tính theo cơng thức như sau:
R = max {0, (A - C)} x r
Trong đó: