Kiến nghị đối với NHNN

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - LƯU TIẾN THÀNH - 10917036 (Trang 84 - 86)

C: giá trị của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

4.2.2. Kiến nghị đối với NHNN

* Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tín dụng

NHNN cần cần tiếp tục rà sốt lại tồn bộ các quy định hiện nay về chế độ và thể lệ tín dụng hiện hành. Ngân hàng nhà nước nên ban hành một hệ thống văn bản mang tính chất khung pháp lý chung tổng hợp tất cả các quy định về tình hình hoạt động tín dụng. Khơng nên quy định một cách quá chi tiết thuộc nghiệp vụ kinh doanh của các tổ chức tín dụng để hạn chế việc can thiệp sâu không phù hợp với cơ chế thị trường, tạo chủ động cho các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh tín dụng

* Tăng cường cơng tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM NHNN cần phát huy vai trị giám sát của mình thơng qua tăng cường công tác thanh tra, kiểm sốt hoạt động tín dụng tại các NHTM, để đảm bảo an tồn cho tồn bộ hệ thống ngân hàng. Cơng tác thanh tra hoạt động tín dụng cần được thực hiện thường xuyên hơn thông qua việc giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ và tiếp xúc đều đặn với ban điều hành ngân hàng. Đồng thời cần nâng cao trình độ của đội ngũ thanh tra để có khả năng phát hiện kịp thời các sai sót, xu hướng lệch lạc trong phân tích tín dụng... để chỉ đạo phịng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để. Quá trình thanh tra, giám sát cần phòng ngừa xu hướng cạnh tranh khơng lành mạnh, bng lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng trong mỗi ngân hàng cũng như trong cả hệ thống ngân hàng.

* Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng

Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thông tin giúp cho ngân hàng đối phó với vấn đề thơng tin khơng cân xứng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thơng tin về doanh nghiệp như tình hình dư nợ, số dư tiền gửi, quan hệ tín dụng, tình hình tài chính hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản thế chấp... cũng như các thơng tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan hữu quan, các cơ quan thơng tin trong và ngoài nước, các văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó cung cấp các thơng tin đáp ứng nhu cầu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, tình hình thơng tin tín dụng hiện nay cịn nhiều hạn chế, lượng thơng tin vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho hoạt động tín dụng cả về số lượng và chất lượng: thơng tin thiếu tính cập nhật, tính đầy đủ và đa dạng của thơng tin bị hạn chế… Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các NHTM ở Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, NHNN cần nâng cao hơn nữa chất lượng thơng tin tín dụng tại Trung tâm thơng tin tín dụng nhằm đáp ứng yêu cầu thơng tin cập nhật, chính xác và khách quan cho các NHTM. Để làm được điều này thì NHNN cần phải thực hiện các biện pháp sau: - Nâng cao trách nhiệm của các NHTM trong việc cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, số liệu cho trung tâm thông tin NHNN đồng thời NHNN cũng cung cấp thông

tin cần thiết và có định hướng khi các NHTM yêu cầu. Mối quan hệ này cần phải cụ thể hoá bằng hệ thống các văn bản pháp lý và cơ chế hoạt động đồng bộ.

- NHNN cần phải định hướng và tạo điều kiện để Trung tâm thơng tin tín dụng có thể thu thập được thơng tin đầy đủ, chính xác số liệu và tình hình ở các doanh nghiệp thông qua việc kết hợp giám sát doanh nghiệp của các các cơ quan Chính phủ như: Ủy ban kế hoạch nhà nước, Tổng cục Thống kê, Tòa án kinh tế, Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, Bộ Thương mại,… Tích cực đẩy mạnh hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng tín dụng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước.

- NHNN cũng cần có những biện pháp tun truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc tiếp nhận và sử dụng nguồn thông tin này. - Nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng cơng nghệ mới, hiện đại hóa và tự động hóa các cơng đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thơng tin đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá xếp loại rủi ro tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh bảo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - LƯU TIẾN THÀNH - 10917036 (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w