CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm chính
2.1.3 Khái niệm niềm tin
Trong nghiên cứu này niềm tin được định nghĩa theo quan điểm của những người tham gia vào các hoạt động kinh tế và được xem xét trong mơi trường thương mại, do đó sẽ được định nghĩa theo Rousseau và cộng sự (Thảo & Minh, 2016): “Niềm tin là một trạng thái tâm lý bao gồm các ý định chấp nhận tổn thương dựa trên những kỳ vọng tích cực đối với những ý định hay hành vi của người khác”. Niềm tin lấy tri thức, cảm xúc làm cơ sở, nó ln tác động mạnh mẽ vào hoạt động của con người. Niềm tin có tính tương quan giữa các chủ thể từ đó chọn lựa, quyết định có cơ sở về việc đặt niềm tin vào đối tượng khác. Sự lựa chọn tin cậy hay không tin cậy phụ thuộc rất lớn vào nhận thức về rủi ro của chủ thể. Niềm tin có tác động trực tiếp đến ý đồ và hành vi của chủ thể, khi chủ thể đã quyết định đặt niềm tin thì họ đã chấp nhận những rủi ro có thể xảy đến và họ sẽ hành động theo những gì mình tin tưởng. Niềm tin là sự tính tốn xác suất hay dự báo các khả năng xảy ra hành vi của đối tượng. Việc xây dựng niềm tin dựa trên sự tính tốn được-mất nhằm tối đa hóa lợi ích của chủ thể. Việc tính tốn khả năng được-mất có tác động trực tiếp đến sự trông đợi, kỳ vọng của chủ thể vì khi khả năng một đối tượng có thể giữ đúng cam kết của mình là rất cao thì chủ thể kỳ vọng vào một kết quả tích cực và ngược lại. Trong kinh tế chia sẻ, mọi người phải tin tưởng vào những người lạ lái xe của họ hoặc ở chung nhà với họ, điều này phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của cả hai bên khi mà họ giao dịch thông qua Internet và chưa hề gặp nhau, chỉ dựa trên những hình ảnh và thơng tin trên hồ sơ cá nhân mà họ
cung cấp. Sự tin tưởng là một yếu tố quan trọng của xã hội và là nền tảng của hành vi của mọi người là cơ sở của sự tương hỗ và gắn kết xã hội.