Từ việc nghiên cứu những kinh nghiệm quản lý chi NSNN cho giáo dục và hiệu quả giáo dục ở một số địa phương như đã trình bày ở trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương như sau:
Một là, liên quan đến công tác lập kế hoạch chi NSNN cho giáo dục, mức
độ chi NSNN cho giáo dục tăng/giảm phụ thuộc vào điều kiện của từng giai đoạn, từng năm khác nhau. Những địa phương đặt mục tiêu tăng hiệu quả và chất lượng giáo dục, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển KT - XH thường sẽ tăng cường chi NSNN cho giáo dục. Những địa phương đang gặp khó khăn về nguồn lực cơng, hoặc việc chi NSNN cho giáo dục ở mức quá cao mà hiệu quả lại không tương xứng thì thường có xu hướng giảm chi
25
ngân sách cho giáo dục hoặc tìm các biện pháp khả thi khác nhằm tăng hiệu quả giáo dục. Do đó, cần căn cứ vào tình hình thực ti n hàng năm hoặc theo từng giai đoạn để phân bổ định mức chi cho giáo dục.
Hai là, chi NSNN cho giáo dục và hiệu quả của quá trình dạy học, chất
lượng học tập của học sinh có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tại các địa phương thể hiện ở các chỉ tiêu như tỷ lệ nhập học, điểm số, khả năng đáp ứng nguồn lực cho thị trường lao động…, đồng thời còn phụ thuộc vào nhiều các yếu tố khác như bối cảnh KT-XH; nền tảng gia đình, tâm lý của học sinh, giáo viên, yếu tố văn hóa, trình độ phát triển, yếu tố dinh dưỡng và các động lực thúc đẩy khác. Do đó, để xác định được mức độ chi hợp lý, phần nào sẽ giá được hiệu quả chi NSNN cho giáo dục.
Ba là, kinh nghiệm các địa phương cho thấy, mức chi giáo dụccho các cấp
học từ mầm non, tiểu học, trung học được đảm bảo thì mức độ phổ cập giáo dục là khả quan (thể hiện ở tỷ lệ nhập học ở các cấp tăng qua các năm). Tuy nhiên, mức chi cho từng cấp học phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng học sinh, quy mô trường học, số lượng giáo viên... và mục tiêu chính sách. Việc ưu tiên chi ngân sách cho cấp giáo dụcnào cao hơn cũng cho thấy sự khác biệt về hiệu quả giáo dục ở các địa phương.
Bốn là, tỷ trọng chi đầu tư cho giáo dục trong tổng chi NSNN cho giáo
dục cần được đánh giá và điều chỉnh hợp lý nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất về đầu ra của giáo dục, không nên tập trung phần lớn chi thường xuyên (chủ yếu là chi lương) cho giáo viên, trong khi chi đầu tư tăng cường chất lượng giáo dục và tài liệu giáo dục lại chiếm tỷ lệ khá thấp, dẫn tới sự thiếu hiệu quả tiềm năng trong tất cả các cấp giáo dục.
Năm là, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra trong mọi giai đoạn, mọi
khâu của q trình quản lý NSNN cho giáo dụcnhằm phịng ngừa các rủi ro, kịp thời xử lý các phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch chi NSNN. Bên cạnh việc tăng cường thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất thì khâu kiểm tra kết quả xử lý, khắc phục các sai sót cũng rất quan trọng để công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo tính hiệu lực và thực sự phát huy hiệu quả.
26