Hoàn thiện khung pháp lý về chi NSNN chogiáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục tại thành phố hải dương (Trang 97 - 104)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Kiến nghị với các cấp

4.3.6. Hoàn thiện khung pháp lý về chi NSNN chogiáo dục

Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý để xác định cơ chế và chỉ tiêu phân

bổ ngân sách cho giáo dục. Trước tiên cần cải thiện hệ thống thống kê tài chính giáo dục nhằm cung cấp đầy đủ thơng tin và bằng chứng cho phép các

89

cơ quan có thẩm quyền và xã hội giám sát việc huy động, sử dụng ngân sách cho giáo dục, đặc biệt là ở cấp địa phương. Đồng thời, về lâu dài, cơ sở phân bổ ngân sách cho giáo dục cần được đổi mới căn bản bằng cách phát triển và sử dụng chi phí đơn vị. Có thể phân chia thành giai đoạn: trước năm 2025, ưu tiên xác định chi phí đơn vị cho các cấp học cần thiết nhất như: mầm non, tiểu học, THCS và trung học phổ thông; những năm tiếp theo làm với các trường cao đẳng và đại học. Các giải pháp trên đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của nhiều cơ quan như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần hồn thành khung pháp lý xác định cơ chế, chỉ tiêu phân bổ, đảm bảo tính minh bạch và cơng bằng cho tất cả các tổ chức giáo dục trong việc tiếp cận nguồn vốn cơng. Bên cạnh đó, tài trợ cơng nên được mở rộng cho các tổ chức ngồi cơng lập dựa trên những cân nhắc công khai và phi lợi nhuận. Đồng thời, để đảm bảo một hệ thống tài chính hiệu quả cho các hoạt động giáo dục cần chuyển mơ hình phân bổ NSNN dựa trên đầu vào thành các chỉ số đầu ra nhằm phản ánh hiệu suất của các cơ sở giáo dục. Theo đó, các cơ quan quản lý cần nghiên cứu và xây dựng một bộ tiêu chí hồn chỉnh để đảm bảo cơ sở khoa học cho việc phân bổ NSNN song song với các giải pháp chính sách khác để huy động nguồn lực tài chính ngồi ngân sách.

Thứ hai, Trung ương cần bổ sung sửa đổi các quy định trong quản lý tài

chính- ngân sách từ Luật NSNN đến các văn bản dưới luật đảm bảo phát huytối đa tính chủ động sáng tạo của địa phương trong quản lý tài chính, ngân sách. Trong đó cần thiết phải quy định rõ và đơn giản hơn quy trình lập dự tốn ngân sách, cải tiến quy trình chi ngân sách; quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan kho bạc trong lĩnh vực NSNN, bổ sung các quy định trách nhiệm của cơ quan phê chuẩn, cơ quan thẩm định quyết toán đồng thời quy định rõ về phân công, phân cấp cho địa phương trong việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và ngân sách cấp dưới.

90

Thứ ba, thiết lập các tiêu chí cơ bảnđể làm căn cứ đánh giá kết quả thực

hiện nhiệm vụ của các đơn vị dựa trên các tiêu chí về khối lượng, chất lượng công việc thực hiện, thời gian giải quyết cơng việc, tình hình chấp hành chính sách, chế độ và các quy định về tài chính.

Thứ tư, tăng cường năng lực của hệ thống kiểm sốt nội bộ. Xây dựng mơi trường hệ thống kiểm sốt nội bộ lành mạnh, minh bạch, cơng khai trong các cơ sở giáo dục. Kiểm sốt nội bộ là cơng cụ quản lý hữu hiệu nhằm đạt các mục tiêu tăng cường kỷ luật, tiết kiệm, hiệu quả và kinh tế của các hoạt động để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng. Có cơ chế giám sát chặt chẽ đảm bảo quyền hạn được sử dụng đúng quy định, không để lạm quyền, lộng quyền làm thất thoát tài sản của Nhà nước.

Thứ năm, phải đảm bảo cân đối được nguồn ngân sách đầu tư cho giáo

dục. Trong điều kiện nguồn ngân sách hạn hẹp, ngồi việc tích cực tranh thủ sự quan tâm của các Bộ, ngành ở Trung ương, phải sốt xét các chính sách đặc thù của địa phương đã ban hành trên cơ sở dự kiến nguồn ngân sách có thể đáp ứng được, khắc phục tình trạng một số chính sách địa phương ban hành khơng có nguồn bố trí.

91

KẾT LUẬN

Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dụcvà sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. Thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về nguồn nhân lực và về khoa học và công nghệ. Xu thế chung của thế giới khi bước vào thế kỉ XXI là tiến hành đổi mới mạnh mẽ hay cải cách giáo dục. Trước thực tế trên, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định "Đổi mới căn bản, toàn diện nềngiáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại

hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế" và "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân". Đổi mới căn bản, tồn

diện giáo dụclà một cơng việc hết sức trọng đại. Trung ương ban hành Nghị quyết để thống nhất nhận thức và hành động; phát huy trí tuệ của tồn Đảng, toàn dân, huy động các nguồn lực với sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành và các tổ chức xã hội cho sự nghiệp giáo dục. Do vậy, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường và quản lý hiệu quả chi NSNN cho giáo dục là hết sức cần thiết có liên quan trực tiếp đến việc phát triển lý luận về QLNN và quản lý tài chính cơng hiện nay.

Cơ sở lý luận nền tảng của luận văn này là dựa trên lý thuyết về quản lý chi NSNN cho hoạt động giáo dục. Luận văn đã nghiên cứu các vấn đề về quản lý chi NSNN cho hoạt động giáo dục như: khái niệm, đặc điểm và nội dung quản lý chi NSNN cho hoạt động giáo dục. Dựa trên lý thuyết về quản lý chi NSNN nói chung, Luận văn tiếp cận quản lý chi NSNN cho hoạt động giáo dục như một cách thức quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục.

92

Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về quản lý chi NSNN cho giáo dục trên nền lý thuyết chung về quản lý chi NSNN. Trong phần cơ sở lý thuyết, luận văn đã làm rõ các nội dung: (1) Khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò của chi NSNN; (2) Nội dung quản lý chi NSNN cho giáo dục; (3) Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cho giáo dục.

Để làm phong phú hơn những nhận định về quản lý chi NSNN cho giáo dục tại thành phố Hải Dương, Luận văn nghiên cứu về quản lý chi NSNN cho giáo dục tại một số địa phương (cấp huyện/thành phố trực thuộc tỉnh) ở trong nước từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho quá trình quản lý chi NSNN cho giáo dục của địa bàn nghiên cứu.

Căn cứ vào tình hình quản lý chi NSNN cho giáo dục tại thành phố Hải Dương, Luận văn tập trung đi sâu phân tích thực trạng cơng tác quản lý chi NSNN cho giáo dụcvới nhóm nội dung cơ bản:

- Thực trạng lập kế hoạch chi NSNNN cho giáo dục tại thành phố Hải Dương.

- Thực trạng thực hiện kế hoạch chi NSNNN cho giáo dục tại thành phố Hải Dương.

- Thực trạng quyết kiểm tra, toán chi NSNNN cho giáo dục tại thành phố Hải Dương.

Khi phân tích thực trạng quản lý chi NSNN cho giáo dục trên từng nội dung, tác giả đã đưa ra những đánh giá về những ưu điểm, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục tại thành phố Hải Dương.

Dựa trên cơ sở lý thuyết về quản lý chi NSNN, quản lý chi NSNN cho giáo dục, bài học kinh nghiệm về công tác quản lý chi NSNN của một số địa phương và những đánh giá về thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục của thành phố Hải Dương, tác giả đã đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN cho giáo dục trong thời gian tới. Tác giả đề xuất giải các giải

93

pháp cơ bảnnhằm giải quyết được những tồn tại và hạn chế trong thực ti n công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục tại thành phố Hải Dương như đã phân tích ở phân trên.

Luận văn đã đề cập đến nhiều nội dung theo đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nhưng do hạn chế về thời gian thực hiện luận văn, một số nội dung chỉ nêu lên theo lơgíc hệ thống, cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu để đảm bảo tính đồng bộ nhằm nâng cao hơn nữa tính khả thi trong thực tế. Những kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng có thể đáp ứng yêu cầu thực tế trong cơng tác quản lý NSNN nói chung và cơng tác quản lý chi NSNN cho giáo dục nói riêng tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Tác giả của luận văn xin nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy, cô giáo và đồng nghiệp.

94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (2006), Các quy định mới về quản lý thu chi ngân sách mua sắm và sử dụng tài sản Nhà nước trong các đơn vị hành chính sự nghiệp,

Nxb Tài chính,Hà Nội.

2. Nguy n Thanh Bình(2008), Giáo dục Việt Nam trong thời k đổi mới. Sách tham khảo, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

3. Đặng Thị Thanh Bình(2018),Quản lý chi NSNN cho GD và ĐT tại Hà

Tĩnh,Luận văn thạc sỹ, Học viện Tài chính.

4. Bộ Tài chính (2017),Thơng tư hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự

nghiệp công lập theo Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

5. Chính phủ(2017),Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 21/12/2017 Quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.

6. Chính phủ(2017), Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm

2017 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

7. Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan (2007),Giáo trình Quản lý tài

chính cơng, Nxb Tài chính, Hà Nội.

8. Nguy n Thị Thu Hiền (2019),Hồn thiện cơng tác quản lý chi NSNN cho

sự nghiệp GD và ĐT tại phịng Tài chính - kế hoạch huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình,Luận văn thạc sỹ, Học viện Tài chính.

9. Dương Thị Bình Minh (2005),Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực

trạng và giải pháp, NXB Tài chính, Hà Nội.

10. Ông Văn Năm và Lý Hoàng Ánh (2013),Quyền lực tri thức trong tư

95

11. Hoàng Thúy Nguyệt (2009), Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra và

khả năng ứng dụng ở Việt Nam, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

12. Nhà xuất bản Giáo dục(1996), 50 năm phát triển giáo dục và đào tạo Việt

Nam, Sách tham khảo, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

13. Quốc hội(2015),Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật số:

77/2015/QH13.

14. Quốc hội (2020), Luật giáo dục năm 2013, luật số 43/2020/QH14.

15. Sử Đình Thành (2005),Vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả

đầu ra trong quản lý chi tiêu công của Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính,

Hà Nội.

16. Nguy n Hồng Thắng (2004),Chuyên đề lập Ngân sách Nhà nước theo

khuôn khổ chi tiêu trung hạn,Nxb Tài Chính, Hà Nội.

17. Nguy n Trọng Tuệ (2017),“Định hướng đổi mới cơ cấu chi NS nhà nước ở tỉnh Hải Dương”,Tạp chí Tài chính, số 2/2017.

18. UBND thành phố Hải Dương (2015-2020),Các báo cáo liên quan đến

công tác quản lý giáo dục và quản lý chi NSNN cho giáo dục.

19. UNDP và Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2010),Đánh giá năng lực chính quyền

địa phương. Ấn phẩm của “Dự án tăng cường năng lực địa phương trong

lập kế hoạch, ngân sách và quản lý các nguồn lực công” do UNDP Việt Nam tài trợ cho Bộ KH-ĐT và chính quyền 4 tỉnh (Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Quảng Nam và Trà Vinh) nhằm nâng cao năng lực của chính quyền địa phương trong quy trình lập kế hoạch và ngân sách ở địa phương;

20. Unesco(2006),Tuyên bố Salamanca và Cương lĩnh hành động về giáo dục

theo nhu cầu đặc biệt, Hội Nghị thế giới về giáo dục trẻ em có nhu cầu đặc biệt: khả năng tiếp cận và chất lượng, Salamanca, Tây Ban Nha, NXB

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục tại thành phố hải dương (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)