Hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách nhà nước chogiáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục tại thành phố hải dương (Trang 87 - 90)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Kiến nghị với các cấp

4.3.1. Hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách nhà nước chogiáo dục

Để đảm bảo thực hiện hiệu quả những định hướng và mục tiêu phát triển giáo dục trên địa bàn thành phố Hải Dương trong những năm tiếp theo. Với vai trò chủ đạo, chi NSNN cho giáo dục của thành phố cũng từng bước phải hoàn thiện việc sắp xếp lại cơ cấu cho từng lĩnh vực, từng phân ngành cho phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ từng thời kỳ, đảm bảo gắn liền việc đầu tư, quản lý cấp phát kinh phí với việc nâng cao chất lượng giáo dục và việc chuẩn hóa, hiện đại hố các cơ sở giáo dục.

Cơ cấu chi ngân sách cho giáo dục một mặt phải đảm bảo cân đối nguồn tài chính phù hợp với cơ cấu giáo dục hiện có. Mặt khác, thơng qua cơ cấu chi NSNN có tác dụng to lớn trong việc điều chỉnh cơ cấu giáo dục phát triển theo định hướng của Nhà nước. Chỉ có trên cơ sở một cơ cấu chi hợp lý thì mới phát huy được vai trị nguồn vốn đầu tư của NSNN cho giáo dục hiệu quả. Trong thời gian tới, việc hoàn thiện cơ cấu chi cần tập trung vào các nội dung cơ bản như sau:

79

Một là, về chi thường xuyên, cần:

- Tăng dần tỷ trọng chi ngân sách cho giáo dục dạy nghề mỗi năm tăng từ 1,5% – 2% trong tổng mức ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo, đảm bảo đến năm 2020 ngân sách đầu tư cho dạy nghề đạt 8% tổng mức đầu tư cho giáo dục. Để đạt được yêu cầu trên thì tỷ trọng chi ngân sách chogiáo dụcdạy nghề trong tổng chi ngân sách cho giáo dụcvà đào tạo cũng phải tăng lên tương ứng và phấn đấu đến năm 2020 đạt mức 12% tổng chi ngân sách cho giáo dục. Bên cạnh đó, cần thực hiện các chính sách như khuyến khích xã hội hóa; chuyển dần từ học phí sang giá dịch vụ để kết cấu đầy đủ các chi phí vào giá thành. Ngồi ra, cơ chế cấp kinh phí từ ngân sách cũng thay đổi để tăng hiệu quả như NSNN chỉ cấp cho những ngành Nhà nước có nhu cầu nhưng khó xã hội hóa. Ngân sách chuyển từ cấp phát theo đầu vào sang giao nhiệm vụ đặt hàng hoặc đấu thầu theo kết quả đầu ra đối với giáo dục dạy nghề.

- Điều chỉnh lại cơ cấu chi ngân sách cho các phân ngành trong khối giáo dục một cách hợp lý hơn: quan tâm hơn đến việc đầu tư ngân sách cho giáo dục mầm non, nâng dần tỷ trọng chi cho khối THCS và THPT trong khối giáo dục một cách hợp lý, phù hợp với xu hướng tăng học sinh ở các cấp học này.

- Hồn thiện cơ cấu nhóm mục chi trong chi thường xuyên:

Cơ cấu nhóm mục chi trong chi thường xun hợp lý hay khơng có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các hoạt động thường xuyên di n ra ở các cơ sở giáo dục, trong đó có những tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng và quy mô giáo dục như hoạt động chuyêm môn, mua sắm trang thiết bị, củng cố cơ sở vật chất trường học.

Những năm vừa qua, do kinh phí ngân sách cấp cịn hạn hẹp nên phần chi cho các hoạt động cần thiết tức thì như con người chiếm tỷ trọng phần lớn, phần chi cho hoạt động giảng dạy, học tập và chi cho mua sắm, sữa chữa chưa được chú ý thích đáng.

80

Đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng quy mô giáo dục, cần thiết phải hồn thiện cơ cấu các nhóm mục chi trong chi thường xuyên cho giáo dục. Việc hồn thiện cơ cấu nhóm mục chi phải trên cơ sở xác định thứ tự ưu tiên của các nhóm mục chi một cách chuẩn xác để làm cơ sở cho việc lập, duyệt và chấp hành ngân sách, tạo điều kiện cho công tác thanh tra, kiểm tra chi tiêu và kiểm tra quyết tốn được chính xác và phải đạt được các yêu cầu sau: đáp ứng đủ mức chi thường xuyên cho con người; chi hoạt động giảng dạy phải đảm bảo ở mức hợp lý; giảm dần tỷ trọng chi quản lý ở mức vừa phải, hạn chế và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi hội nghị, tiếp khách trong chi quản lý…

Trong điều kiện nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp như hiện nay, trong những năm tới tốt nhất chi thường xuyên cho giáo dục phải đảm bảo được cơ cấu giữa chi lương/ngoài lương ở mức tối thiểu, trong đó chi cho hoạt động giảng dạy đảm bảo ở mức tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hai là, về chi đầu tư XDCD, cần:

Tăng tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng chi ngân sáchgiáo dục: Cơ sở hạ tầng của ngành giáo dục có tác động to lớn đến chất lượng giáo dục và ảnh hưởng có tính chất quyết định dến quy mô giáo dục. Hiện nay, hiện trạng cơ sở vật chất trường học trên địa bàn thành phố Hải Dương nhìn chung chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển giáo dục, số chi ngân sách cho công tác XDCB cơ sở vật chất trường học trên địa bàn thành phố thời gian qua còn quá thấp (dưới 7% tổng chi cho giáo dục). Vì vậy, ngồi việc phân cấp chăm lo xây dựng cơ sở vật chất cho trường học theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì việc nâng dần tỷ trọng chi ngân sách tỉnh cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học trong thời gian tới là cần thiết với phương châm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục như: ban hành các chính sách ưu đãi về mi n, giảm tiền thuê đất; hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng; hỗ trợ chi phí giải phóng mặt

81

bằng; hỗ trợ lãi suất vay thương mại... Những chính sách này đã góp phần tăng thêm nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho toàn ngành giáo dục; phát triển các cơ sở giáo dục ngồi cơng lập khơng chỉ đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập ngàycàng tăng với chất lượng cao của những người có thu nhập cao trong xã hội mà cịn góp phần tăng khả năng tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ giáo dục cho người dân có hồn cảnh khó khăn.

4.3.2. Hồn thiện mơ hình, cơ chế quản lý và hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước cho giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục tại thành phố hải dương (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)