CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với học sinh, sinh viên tạ
3.2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay đối với học sinh, sinh viên tạ
hàng Chính sách Xã hội - Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh
3.2.2.1. Hiệu quả xã hội cho vay học sinh, sinh viên
Tác giả đã tiến hành khảo sát 60 HSSV sau khi tốt nghiệp đã vay vốn chương trình cho vay HSSV của NHCSXH Hà Tĩnh giai đoạn 2015 - 2019 . Kết quả thống kê như sau:
2994 3131 3269 3401 3806 1333 1237 979 714 513 0 1000 2000 3000 4000 2015 2016 2017 2018 2019
54
Bảng 3.3. Kết quả điều tra tình hình việc làm của HSSV sau khi tốt nghiệp đã vay vốn chương trình cho vay HSSV của NHCSXH Hà Tĩnh giai đoạn 2015 - 2019
Số lượng HSSV trả lời
Tỷ lệ
Câu hỏi Trình độ học vấn của Anh/chị? Trả lời
Trung cấp, đào tạo nghề 15 25%
Cao đẳng 10 16,7%
Đại học 33 55%
Khác 2 3,3%
Câu hỏi Chƣơng trình cho vay HSSV thúc đẩy Anh/chị có ý thức học tập tốt hơn ?
Trả lời
Có 40 66,7%
Bình thường 17 28,3%
Không 3 5%
Câu hỏi Tính đến thời điểm một tháng kể từ khi cuộc phỏng vấn này diễn ra, tình hình việc làm của Anh/chị nhƣ thế nào?
Trả lời
Chưa có việc làm 4 6,7%
Đã từng đi làm nhưng đang nghỉ tạm thời 3 5% Đã đi xin việc nhưng chưa thể tìm được 0 0
Lí do khác 1 1,7%
Đã có việc làm 56 93,3%
Câu hỏi Công việc của Anh/chị có phù hợp với ngành nghề Anh/chị đƣợc đào tạo khơng?
Trả lời Có 38 63,3%
Không 18 30%
Câu hỏi Anh/chị có đang làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh khơng?
Có 35 58,3%
Không 21 35%
Câu hỏi Mức thu nhập trung bình/tháng của Anh/chị là bao nhiêu? Trả lời Dưới 2 triệu 0 0% Từ 2 - 4 triệu 3 7% Từ 4 - 6 triệu 38 63,3% Trên 6 triệu 15 34,9%
55
Theo đó, 55% HSSV được khảo sát vay vốn chương trình cho vay HSSV để học tại các trường Đại học, 25% học tại các cơ sở Trung cấp nghề chuyên nghiệp, 16,7% học Cao đẳng và 3,3% theo học tại các cơ sở đào tạo khác.
Chương trình cho vay HSSV của NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh là một chương trình cho chính sách với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, điều kiện vay vốn nhưng vẫn tơn trọng ngun tắc hồn trả vốn gốc và lãi đúng hạn. Điều này có nghĩa là nguồn vốn của chương trình cho vay HSSV là nguồn vốn tín dụng, người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích, phải hồn trả cả gốc và lãi cho NHCSXH sau một thời gian nhất định, nguồn trả nợ cho ngân hàng chủ yếu từ thu nhập hàng tháng của HSSV sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới nên thị trường lao động ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, địi hỏi người lao động phải có trình độ, tay nghề và kỹ thuật làm việc tốt mới có cơ hội tìm được việc làm ổn định, thu nhập cao. Ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi vay vốn từ chương trình cho vay HSSV của NHCSXH, cũng như nhận thức được sự cạnh tranh và cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi ra trường đã trở thành một trong những động lực giúp những HSSV vay vốn quyết tâm hơn, ý thức hơn trong q trình học tập vì họ biết chỉ có những người có trình độ, kiến thức, tay nghề và kỹ năng làm việc tốt mới có nhiều cơ hội tìm được việc làm phù hợp, ổn định và có thu nhập cao sau khi tốt nghiệp. Điều này thể hiện rõ ở kết quả khảo sát, phần lớn các HSSV (66,7%) tham gia khảo sát thừa nhận việc vay vốn từ chương trình cho vay HSSV đã tác động tích cực tới ý thức học tập của họ.
Về hiệu quả xã hội, có thể thấy rõ ở tình hình việc làm sau khi tốt nghiệp của các HSSV, có 93,3% HSSV đã tìm được việc làm. Tiếp tục phỏng vấn các HSSV đã tìm được việc làm có 63,3% HSSV tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề đã được đào tạo; 58,3% HSSV đang làm việc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Điều này cho thấy được tác động tích cực của chương trình cho vay HSSV tới việc cung cấp nguồn lao động đã qua đào tạo cho địa phương. Thu nhập của HSSV vay vốn chủ yếu là từ 4-6 triệu đồng/tháng, đáng nói có 34,9% HSSV được phỏng vấn có thu nhập trên 6 triệu/một tháng; với mức thu nhập là đáng ghi nhận và đảm bảo giúp HSSV thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh.
56
Bảng 3.4. Đối sánh một số chỉ tiêu về việc làm HSSV vay vốn của NHCSXH Hà Tĩnh giai đoạn 2015 - 2019 đã tốt nghiệp với của cả nước (năm 2019)
Chỉ tiêu HSSV vay vốn NHCSXH Hà Tĩnh giai đoạn 2015 - 2020 đã tốt nghiêp Cả nước Tỷ lệ thất nghiệp (%) 6,7%. Trong đó: - Đã từng đi làm nhưng đang nghỉ tạm thời: 5% - Đã xin việc nhưng chưa thể tìm được: 0% - Lí do khác: 1% 6,51% Thu nhập bình quân (triệu/tháng) ~ 4,8 tr 4,3 tr
Chú thích: Tỷ lệ lao động thất nghiệp dùng để đối sánh là tỷ lệ lao động thất nghiệp trong độ tuổi từ 15 - 24 của cả nước năm 2019
(Nguồn: Tổng cục thống kê và tính tốn của tác giả)
Tác giả tiến hành đối sánh một số chỉ tiêu về tỷ lệ thất nghiệp và thu nhập bình quân của HSSV vay vốn sau khi tốt nghiệp với cả nước kết quả thu được như bảng 3.4.
Nếu nhìn vào bảng 3.4, có thể thấy tuy tỉ lệ thất nghiệp của nhóm HSSV vay vốn đã tốt nghiệp cao hơn mặt bằng chung của cả nước nhưng mức chênh lệch là khơng nhiều (0,18 %), điều này có thể lí giải ở việc chu kỳ đánh giá của đề tài là 2015 - 2019 như vậy đối tượng khảo sát cũng là các HSSV chỉ mới tốt nghiệp trong vịng vài tháng đến 3 năm trong đó có 5% HSSV trả lời chỉ đang trong tình trạng thất nghiệp tạm thời. Mức thu nhập bình quân hàng tháng của HSSV vay vốn đã tốt nghiệp, theo tính tốn của tác giả cao hơn so với thu nhập bình quân đầu người 4,3 triệu đồng/tháng của cả nước.
Nhìn chung, từ kết quả khảo sát 60 HSSV sau khi tốt nghiệp đã vay vốn chương trình cho vay HSSV của NHCSXH Hà Tĩnh giai đoạn 2015 - 2019 có thể thấy được hiệu quả tích cực mà chương trình cho vay HSSV của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh mang lại; đó là việc: nâng cao ý thức học tập của HSSV, ý thức tìm kiếm việc làm, đảm bảo nguồn thu nhập sau khi tốt nghiệp cho HSSV, cung cấp được nguồn lao động đã qua đào tạo cho địa phương,…
57
3.2.2.2. Hiệu quả kinh tế của chương trình cho vay học sinh, sinh viên
(1) Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng tiết kiệm chi phí hoạt động của NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng tiết kiệm chi phí hoạt động của NHCSXH - Chi nhánh Tỉnh Hà Tĩnh
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019
Số HSSV/CBTD (HSSV) 102 60 33 21 15
Dư nợ HSSV/CBTD (triệu đồng) 14.032 12.755 9.787 6.999 4.889 Tỷ lệ nợ quá hạn HSSV (%) 0,13 % 0,05 % 0,04 % 0,07 % 0,1 %
(Nguồn: Báo cáo tín dụng NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 - 2019)
Số liệu bảng 3.5 cho thấy:
- Số HSSV vay vốn và dư nợ HSSV bình quân/CBTD giảm nhanh trong thời gian qua. Trong đó, số HSSV/CBTD đã giảm từ mức 102 HSSV/CBTD năm 2015 xuống còn 15 HSSV/CBTD vào năm 2019. Dư nợ HSSV/CBTD cũng đã giảm từ mức 14.032 triệu đồng/CBTD năm 2015 xuống còn 4.889 triệu đồng/CTD năm 2019. Nếu chỉ xét đơn thuần về năng suất lao động/CBTD, kết quả trên đã làm cho NHCSXH Hà Tĩnh khơng tiết kiệm được chi phí nhân cơng, chi phí quản lý trong triển khai chương trình cho vay HSSV. Tuy nhiên khi xem xét kết quả trên trong mối quan hệ với cơ cấu tổ chức, quy trình cho vay HSSV của NHCSXH Hà Tĩnh sẽ thấy hiệu quả kinh tế chương trình cho vay HSSV nhìn trên góc độ tiết kiệm chi phí nhân cơng, chi phí quản lý là cao. Do đặc thù về cơ cấu tổ chức, quy trình cho vay học sinh, sinh viên hàng năm ngoài các khoản chi cho hệ thống quản trị, điều hành nội bộ, NHCSXH Hà Tĩnh phải chi thêm tiền hoa hồng cho Tổ TK&VV, phí ủy thác cho các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, thù lao cho Ban giảm nghèo cấp xã.
- Tỷ lệ nợ quá hạn HSSV từ năm 2015 đến 2019 tuy có xu hướng tăng nhưng vẫn đang nằm dưới mức 0,15 %/năm và tương đối ổn định. Tỷ lệ nợ quá hạn nhỏ làm giảm chi phí quản lý nợ, chi phí xử lý nợ bị rủi ro của NHCSXH Hà Tĩnh. Điều này sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế cho chương trình trong giai đoạn 2015 - 2019.
58
Bảng 3.6. Mức chênh lệch giữa lãi suất huy động vốn bình quân với lãi suất cho vay HSSV
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019
Lãi suất huy động bình quân/năm
5,25 5,75 5,11 5,25 5,5
Lãi suất cho vay HSSV/năm
7,2 6,6 6,6 6,6 6,6
Mức chênh lệch giữa LSCV và LSHĐ
1,95 0,85 1,49 1,35 1,1
(Nguồn: Ban kế tốn và Quản lý tài chính NHCSXH Việt Nam và tính tốn của tác giả)
Số liệu ở bảng 3.6 cho thấy, mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay HSSV và lãi suất huy động vốn đã giảm từ mức 1,95% năm 2015 xuống 1,1% năm 2019. Kể từ ngày 01/6/2015 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định giảm lãi suất cho vay HSSV từ 0,65% tháng xuống 0,55% tháng. Tuy nhiên có thể thấy, với mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn là 1,1 % thì chương trình cho vay HSSV vẫn đang cịn tạo ra nhiều áp lực tài chính lên NSNN, lên sự an tồn tài chính và tính bền vững trong hoạt động cho vay HSSV. Ngoài ra sự ưu đãi về lãi suất cho vay, việc áp dụng cơ chế lãi suất cho vay cố định trong suốt thời hạn vay đang tạo ra nhiều rủi ro cho cả NHCSXH Hà Tĩnh và học sinh vay vốn. Thời hạn cho vay dài nên nếu đến kỳ trả nợ, nếu lãi suất cho vay trên thị trường giảm thấp hơn lãi suất ưu đãi trong hợp đồng tín dụng thì HSSV sẽ bị thiệt, đồng thời làm mất tính ưu đãi của chương trình. Ngược lại, nếu lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay trên thị trường tăng cao sẽ có tác động tiêu cực đến an toàn về tài chính, tính bền vững của NHCSXH Hà Tĩnh nói riêng và NHCSXH Việt Nam nói chung.
(2) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả thu hồi các khoản nợ cho vay của HSSV bị rủi ro
59
Bảng 3.7. Nợ cho vay học sinh, sinh viên được xóa nợ qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019
Doanh số xóa nợ cho HSSV 0 0 0 0,0286 0,0495 Tổng dư nợ cho vay HSSV 1.333 1.237 979 714 513 Tỷ lệ nợ cho vay HSSV được xóa
nợ/Tổng dư nợ cho vay HSSV
0 0 0 0,004% 0,01%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 - 2019)
Từ bảng số liệu 3.7 cho thấy, tỷ lệ nợ cho vay HSSV được xóa nợ/tổng dư nợ cho vay HSSV chiếm tỷ lệ nhỏ, tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng tăng lên từ năm 2015 - 2019. Điều này đã làm giảm hiệu quả kinh tế chương trình cho vay HSSV. Như vậy, qua phân tích, đánh giá hiệu quả chương trình cho vay HSSV của NHCSXH Hà Tĩnh trong giai đoạn 2015 - 2019 ta thấy hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế của chương trình là khá cao.