CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với học sinh,
4.2.3. Giải pháp kiểm tra, kiểm soát vốn vay
NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh cần chú trọng kiểm tra, kiểm toán nội bộ thường xuyên và công khai hoạt động của Chi nhánh. Kiểm tra thường xuyên, liên tục, kiểm tra từ hộ vay cho đến Hội, Đoàn thể, đến huyện. Đối với bản thân Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh phải “mở rộng cửa” đón các cơ quan có trách nhiệm đến kiểm tra, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia kiểm tra hoạt động của Chi nhánh.
Xây dựng chế độ báo cáo tín dụng đến từng huyện gắn với quản lý của từng cán bộ tín dụng. Qua giám sát báo cáo, Giám đốc Chi nhánh Hà Tĩnh có thể nắm bắt được chất lượng tín dụng của từng huyện, khả năng kiểm sốt tín dụng đối với từng cán bộ chuyên quản, cũng như thực trạng tín dụng được ủy thác qua từng tổ chức Hội, từ đó phối hợp với Hội, Đồn thể các cấp có giải pháp chỉ đạo kịp thời.
Chú trọng công tác giám sát chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cho cay HSSV ở các Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nợ vay và đôn đốc thu hồi nợ quá hạn. Cho vay đối tượng chính sách nói chung và HSSV nói riêng đều cho vay bằng tín chấp, thơng qua sự xác nhận, bảo lãnh của UBND các cấp bảo lãnh, xác nhận dựa trên cơ sở biên bản họp và danh sách được phê duyệt của các tổ chức chính trị, xã hội nhận ủy thác với chi nhánh đưa lên. Trình độ của cán bộ Ngân hàng và trình độ trách nhiệm của các tổ trưởng tổ TK&VV chưa cao, chính vì vậy việc kiểm tra thường xun hồ sơ lưu trữ tại ngân hàng để phát hiện sai sót cần bổ sung kịp thời, tránh tình trạng những món nợ khơng thu hồi được nhưng cho vay lại không đầy đủ, hợp lệ đúng nguyên tắc, khi đó việc thu hồi và xử lý món nợ trên càng khó khăn. Ngồi ra, tăng cường giám sát kiểm tra sau cho vay để kịp thời thu hồi lại vốn
87
những trường hợp cho vay sai đối tượng sử dụng vốn vay sai mục đích xin vay cho con đi học.
Đồng thời rà soát lại các khoản nợ vay, phân loại và đánh giá tình trạng khoản vay, khả năng thu hồi nợ… qua đó đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp. Cần xây dựng một cách chi tiết quy trình tín dụng trong đó phân chia rõ nhiệm vụ, quyền hạn trong từng công đoạn cho vay, gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các Tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các Tổ trưởng Tổ TK&VV, chính quyền địa phương, quy định rõ trách nhiệm bồi hoàn vật chất khi thực hiện vượt quyền hoặc để xảy ra chiếm dụng vốn cho vay HSSV.