3.2.1.1. Giải pháp về vốn
Để đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất làng nghề Nhà nước cần có các cơ chế chinh sách tài chính- tín dụng cho phát triển nghề và làng nghề. Các chính sách này cần ưu tiên làm tăng tích lũy đầu tư phát triển sản xuất, khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính hay bán chính thức cũng như cải thiện môi trường đầu tư cho sản xuất làng nghề, đáp ứng yêu cầu thị trường.
Các cơ quan chức năng giúp các cơ sở có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh trong các làng nghề lập hồ sơ, thủ tục, tư vấn lập dự án khả thi, đảm bảo cho việc vay vốn nhanh chóng, có hiệu quả, kể cả hình thức vay vốn thế chấp và tín chấp. Điều chỉnh về định mức cho vay và thời gian cho vay phù hợp với đối tượng và chu kỳ sản xuất ra sản phẩm. Thực hiện điều này đòi hỏi phải có chủ trương của tỉnh hướng dẫn các cấp chính quyền huyện, xã…Việc vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, hiện đại hóa trang thiết bị, máy móc, đầu tư sử lý môi trường phải được ưu tiên hàng đầu trong chính sách vay vốn.
Ưu tiên vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước để hỗ trợ và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho làng nghề. Tỉnh có kế hoạch hình thành và hợp thức hóa cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển làng nghề theo sự phân hóa quy mô cơ sở sản xuất, ưu tiên vốn cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu nhằm mở đường cho việc mở rộng thị trường của thôn.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, các chủ cơ sở sản xuất( doanh nghiệp và hộ gia đình) cần được nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý, sản
xuất kinh doanh, nâng cao năng lực xây dựng, thực hiện và điều chỉnh được dự án phát triển của mình. Nguồn kinh phí đào tạo này do tỉnh hỗ trợ , điều này khá quan trọng với làng nghề, bởi sự hạn chế về năng lực quản lí kinh doanh vốn là điểm yếu của nguồn nhân lực.
3.2.1.2. Giải pháp về thị trường và quản lý kinh doanh
Ngoài việc dùng uy tín lâu đời của làng nghề hay những cơ sở sản xuất trong làng các chủ hộ cần chủ động hơn trong việc tự tìm kiếm và mở rộng thị trường. Ngoài kênh quảng bá truyền thống, cần tận dụng các kênh thông tin khác có thể giúp các sản phẩm làng mộc tiếp cận với khách hàng như mạng xã hội, xây dựng website quảng bá... Điều này không quá khó khăn với các chủ cơ sở sản xuất trẻ trong làng.
Xây dựng thương hiệu riêng cho từng cơ sở sản xuất gắn với uy tín lâu đời của làng nghề có thể hỗ trợ đáng kể cho việc củng cố khả năng mở rộng thị trường của các sản phẩm mộc theo cách truyền thống.
Chính quyền xã, huyện, tỉnh để cần hỗ trợ , tạo điều kiện để có thể đưa sản phẩm làng nghề đến nhiều hội chợ thương mại hơn. Ngoài việc quảng bá sản phẩm, các chủ cơ sở sản xuất cũng có thể tham khảo kinh nghiệm tổ chức kinh doanh, xuất và xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường.
Với sự hạn chế về trình độ quản lý kinh doanh của lối sản xuất tiểu chủ, sẽ rất khó khăn để người dân mở rộng thị trường xuất khẩu. Thay vì để chủ các cơ sở sản xuất chưa thực sự đủ mạnh về nguồn vốn tự loay hoay thử nghiệm xuất khẩu các sản phẩm của mình thì thật sự cần sự hộ trợ của chính quyền các cấp trong việc tìm kiếm, chọn lọc và cung cấp thông tin về thị trường nước ngoài của đồ mộc. Một sự mở đường là thật sự cần thiết cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu của làng nghề.
Về lâu dài thị trường truyền thống và cách khai thác mở rộng thị trường dựa trên các mối quan hệ bắc cầu trong làm ăn vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. Do vậy, đây vẫn là đối tượng cần ưu tiên của sản xuất làng nghề. Song song với việc mở rộng và khai
thác thị trường mới vẫn cần đảm bảo uy tín đã xây dựng từ lâu với hệ thống khách hàng truyền thống.